John lennon như thế nào

Tuy nhiên, nếu bạn muốn học tập thần tượng của mình, dứt khoát không làm theo những thói hư, tật xấu mang tên John Lennon.

Thô bạo với phái đẹp

Lennon, thần tượng của hòa bình và tình yêu để lại nhiều vết nhơ trong mối quan hệ với phụ nữ. Giới nghiên cứu đã thu thập chứng cứ rõ ràng về hành vi bạo lực, nghệ sĩ lớn đã sử dụng tại góc khuất gia đình. Thần tượng nhiều lần đánh đập Cynthia, vợ đầu, cũng như Yoko Ono, vợ thứ hai. Gần cuối đời, chính Lennon thú nhận, ông khổ sở vì bản năng thô bạo và thường trút những cơn bực tức và rắc rối của bản thân lên thân thể phụ nữ.

Hành hạ tâm lý con trai

Julian, con trai Lennon bị hủy hoại tâm lý bởi chính người cha nổi tiếng. Ngay từ đầu Lennon đã căm thù cậu bé, nhân vật, mà sự xuất hiện trên đời đã buộc thủ lĩnh ban nhạc The Beatles phải đi đến hôn nhân. Lennon là kẻ ích kỷ cực đoan và dị ứng đặc biệt với chỉ riêng ý nghĩ về việc phải làm bố và thành viên gia đình với cả đống nghĩa vụ. Cả bà vợ Cynthia, cũng như con trai Julian sau này đều kể rằng, phần lớn thời gian Lennon sống vắng nhà, thờ ơ với vợ con, lạm dụng ma túy và thô bạo với con trai. Thường xuyên quát nạt, nhục mạ con. Ngay cả những khi Julian cười, Lennon cũng cấm đoán.

John lennon như thế nào

John Lennon - thần tượng đầy tì vết.

Nói dối trơ trẽn

Suốt đời Lennon bịa chuyện đánh bóng đời tư, dối trá, để thỏa mãn cái tôi của mình, để mọi người coi Lennon là nghệ sĩ hấp dẫn hơn, xuất sắc hơn. Tất nhiên nhiều người thường tâng bốc bản thân. Riêng Lennon không chỉ tự tâng bốc, mà thậm chí còn “sáng tác” tiểu sử bản thân. Thí dụ, người hùng bịa chi tiết, ông là đại diện của giai cấp cần lao và từ nhỏ đã phải đổ mồ hôi, để kiếm miếng ăn, trong khi Lennon là con nhà giàu có. Lennon phịa  chuyện, mình rời khỏi ban nhạc The Beatles, bởi ông muốn thể hiện là nghệ sĩ cấp tiến, trong khi các thành viên còn lại vẫn bảo thủ bám vào trường phái nhạc pop; sự thật Lennon buộc phải ra đi vì lý do nghiện ma túy quá nặng và hoàn toàn không còn năng lực lao động nghệ thuật.

Kẻ phá nát ban nhạc The Beatles

Đến cuối đời, Lennon vẫn lập luận, việc giải tán ban nhạc The Beatles là hệ quả một quyết định ngẫu hứng hoặc do lỗi của McCartney, kẻ đã phá bĩnh và tự rời bỏ đồng đội. Tuy nhiên sự thật The Beatles tan rã là lỗi của John Lennon. Cuối những năm 1960, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mất đoàn kết trong ban nhạc và chính Lennon trong một cuộc sinh hoạt thường nhật của ban nhạc, thủ lĩnh đã hùng hồn tuyên bố: “giải tán!”. Thủ lĩnh đầy uy tín ra đi kéo theo đám đông người hâm mộ và ai cũng biết, nỗ lực thay thế thủ lĩnh bằng thành viên khác không thể vực dậy ban nhạc.

Nghệ sĩ bất tài

Đây là điểm gây nhiều tranh cãi nhất trong danh mục các khiếm khuyết của Lennon. Chủ yếu vì đánh giá tài năng của ai đó thường mang tính chủ quan. Song thực tế không thể phủ nhận, Lennon chơi guitar rất xoàng, trình độ chơi đàn dương cầm cũng không khá hơn. Nếu nói về kỹ năng viết lời ca khúc, không thể phủ nhận, Lennon đã viết ca từ nhiều bài hát đẹp, gợi cảm, tuy nhiên, nếu bây giờ tĩnh tâm đọc lại lời ca khúc “Strawberry Fields Forever” hay “Come Togher”, chắc chắn bạn sẽ nhận ra, đó chỉ là những lời ca thán rẻ tiền trong trạng thái phiêu diêu phê ma túy, không mang đến nội dung gì sâu sắc. Sau khi ban nhạc tan rã, thực tế cho thấy, McCartney và Harrison sáng tác nhạc và lời ca khúc hay hơn nhiều và họ đã làm nên sự nghiệp cá nhân khá ấn tượng, còn Lennon... gần như hoàn toàn trắng tay!

Chỉ bắt chước, không sáng tạo

Người ta ca ngợi, âm nhạc The Beatles rất sáng tạo, nhưng sự thật, giống như nhiều ban nhạc trẻ cùng thời khác, phần lớn họ bắt chước giai điệu trong những tác phẩm của các bậc tiền bối thuộc các dòng nhạc rhytm & blues, các bản ballad của Orbison, sau đó copy phong cách của Bob Dylan. Về sau là trào lưu phiêu diêu ma túy của các ban nhạc California, Mỹ, rồi phỏng theo phong cách của John Cage. Tóm lại, trong âm nhạc Lennon không có cái gì thực sự mới, tất cả đều dựa vào những tác phẩm và phong cách của những nghệ sĩ lớp trước, tài năng hơn và độc đáo hơn.

Đạo đức giả

Mark Chapman, kẻ đã sát hại John Lennon ngày 12/8/1980 tại New York, sau đó nói rằng, nguyên nhân chính hắn giết nghệ sĩ, bởi lối sống đạo đức giả của Lennon. Theo Chapman, Lennon nói một đằng, làm một nẻo. Hát với cả tâm hồn ca khúc “Imagine no religions” trong khi sống xa hoa trong khách sạn 5 sao New York. Lúc nào cũng rêu rao, “All you need is love”, trong khi đời thường là con người thô bạo, cục cằn, hành hạ vợ con và xúc phạm bạn bè. Lennon từng giễu cợt người khuyết tật trong chương trình truyền hình “It Was Alright In The 1960s” và năm 1962 từng hành hung, đánh đập MC Bob Wooler đến dập gẫy xương sườn!

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1964, khi The Beatles đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, một nhà báo đã hỏi John Lennon rằng: anh tưởng tượng sau này mình sẽ chết như thế nào. John đã trả lời nửa đùa nửa thật rằng: “Tôi nghĩ mình sẽ bị một kẻ điên bắn chết!”. Câu nói định mệnh như sự báo trước kết cục u buồn của huyền thoại John Lennon.

Ngày 8/12/1980 là một ngày không bình thường ở thành phố New York. John Lennon thức dậy từ rất sớm, đến quán Cafe LaFortuna uống cà phê rồi đến tiệm cắt tóc trước khi trở về nhà. Ông có một cuộc phỏng vấn với đài BBC trước khi chụp ảnh với nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz cho tờ tạp chí Rolling Stone vào ngày hôm đó.

John lennon như thế nào
John Lennon

Sau một ngày làm việc vất vả tại trường quay và phòng thu cho album “Walking on Thin Ice”, Lennon quyết định đi ăn đêm. Tại đường số 72, Lennon bị Mark David Chapman bắn 5 phát đạn. Một phát súng bắn trượt qua đầu của Lennon vào cửa sổ của toà nhà Dakota. Hai phát súng bắn vào lưng bên trái và hai phát súng còn lại bắn vào vai.

Lennon cố gắng chạy vào khu vực an toàn và ngã xuống. Người gác cửa ở gần đó đã gọi cảnh sát và họ nhanh chóng chuyển ông vào trong bệnh viện trong khi kẻ sát nhân đứng yên lặng bên ngoài tiền sảnh, đọc sách và chờ cảnh sát đến. Lennon qua đời vì mất quá nhiều máu. Tin tức được lan truyền và rất nhiều người đã tụ tập trước bệnh viện Roosevelt, trước toà nhà Dakota để cầu nguyện, thắp nến và hát những bài hát của Lennon. Nước mắt rơi đầy ngày đưa tang John Lennon và cho đến ngày hôm nay, vụ ám sát kinh hoàng vẫn là nỗi đau của những người hâm mộ ông.

John Lennon và “The Silver Beatles”

John Ono Lennon (tên khai sinh là John Winston Lennon) sinh ngày 9/10/1940 tại Nhà Hộ sinh bệnh viện Liverpool, đường Oxford, Liverpool (Anh). Trong suốt tuổi thơ và thời niên thiếu, Lennon đã sống với dì Mimi và chồng là George Smith bởi những lục đục của bố mẹ Lennon. Dù không sống với mẹ nhưng ngày nào bà Julia cũng đến thăm con. Chính bà là người đã đưa Lennon đến với con đường âm nhạc khi dạy cậu tập chơi đàn banjo và đánh theo các đĩa nhạc của Elvis Presley, tập đánh bản "Ain't That a Shame" của Fats Domino.

Năm 1957, Lennon có chiếc đàn guitar đầu tiên của mình do mẹ mua tặng. Một cây đàn thùng hiệu Gallotone Champion rẻ tiền nhưng là nơi mà Lennon đặt ước mơ của mình. Ông tuyên bố, một ngày nào đó, ông sẽ nổi tiếng. Tháng 3/1957, ông tự thành lập một ban nhạc tên là The Quarrymen chơi dòng nhạc dân gian và gặp gỡ ông bầu Carroll Lewis, nổi tiếng với tên gọi “Mr. Star-Maker” (người tạo nên các ngôi sao). Cũng trong năm đó, Lennon và ban nhạc Quarrymen đã gặp gỡ tay guitar Paul McCartney.

John lennon như thế nào
John Lennon và Paul McCartney

Lennon và Paul có sự gắn bó đặc biệt và trở thành cặp bài trùng. Bài hát đầu tiên mà John hoàn thành có tên là “Hello Little Girl” khi ông được 18 tuổi. Sau này, ca khúc trở thành hit cho ban The Fourmost. Vào giữa năm 1958, ban nhạc Quarrymen đã cho ra đĩa đơn đầu tiên: một bản "That'll Be the Day" của Buddy Holly và bản của McCartney-Harrison gọi là "In Spite of all the Danger".

Năm 1960, ban nhạc đã thay đổi tên đến 5 lần và cuối cùng chốt lại là “The Silver Beatles” (Những con bọ bằng bạc). Lennon được cân nhắc trong vai trò lãnh đạo nhóm The Beatles, như một người thành lập ra nhóm. McCartney nói rằng "Tất cả chúng tôi đều trông đợi vào John. Anh ấy lớn tuổi hơn và anh ấy giỏi lãnh đạo hơn - anh ấy hài hước và nhanh nhẹn nhất nhóm và đó là tất cả những điều mà chúng tôi muốn nói về anh ấy".


Let it be - The Beatles

Ban nhạc “The Beatles” lần đầu tiên chơi nhạc trong một câu lạc bộ ở Indra - ăn, ngủ trong một căn phòng nhỏ dơ bẩn ở Bambi Kino. “The Beatles” tan rã vào năm 1960 do không có đủ điều kiện để chơi nhạc và cũng hợp nhất trong năm đó. Ngày 21/3/1961, ban nhạc chơi buổi hoà nhạc đầu tiên tại câu lạc bộ Cavern ở Liverpool. Ban nhạc đã trở về Hamburg vào tháng 6 năm 1961 và tiến hành thu đĩa "My Bonnie".

Họ ký hợp đồng thu âm lần cuối cùng vào ngày 9/5/1962 với đĩa đơn Parlophone, "Love me do" đã được phát hành vào ngày 5/10/1962. Ban nhạc “The Beatles” quyết định dừng các tour lưu diễn sau buổi hoà nhạc ở San Francisco vào năm 1966, và không bao giờ thực hiện lại một buổi hoà nhạc nào một lần nữa.

John Lennon và lời thơ cuối của “Chúa trời”

Được cả thế giới biết đến như là thành viên và là một trong những người sáng lập ban nhạc The Beatles. Lennon là linh hồn, là tác giả, cũng như là đồng tác giả cùng Paul McCartney, của nhiều bài hát nổi tiếng của nhóm. Thế nhưng, Lennon cũng rất nổi tiếng với vai trò hoạt động solo.

Sau khi nhóm chia tay năm 1970, John Lennon tiếp tục cuộc đời sáng tác có pha thêm ảnh hưởng của một số hoạt động chính trị. Album solo đầu tay đầy cảm xúc của Lennon, John Lennon/Plastic Ono Band (1970), đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Nhà phê bình Greil Marcus nhận xét, “John hát những lời thơ cuối của ‘Chúa trời’ (God) có thể là hình ảnh đẹp nhất trong thế giới rock”.


God - John Lennon

Với album tiếp theo của Lennon, Imagine (1971), các đánh giá đã có phần thận trọng và nhẹ nhàng hơn. Tháng 11/1973, John cho ra mắt album “The Plastic U.F.Ono Band” và nhận được nhiều phản hồi tích cực nhưng “chưa phải là sáng tác tồi nhất của Lennon”. Ca khúc chủ đề “Mind Games”, lọt vào top 20 ở Mỹ và đạt vị trí thứ 26 ở Anh. Trong cả năm 1974, ông sản xuất album Pussy Cats cho Harry Nilsson và cùng Mick Jagger viết bài hát “Too Many Cooks (Spoil the Soup)”.

Walls and Bridges (1974) là album có single duy nhất ở vị trí thứ 1 trong cả cuộc đời của Lennon “Whatever Gets You Thru the Night”, với Elton John hát bè và đệm Piano. Lennon cho ra Rock 'n' Roll, một album với các bài hát cover, vào tháng 2/1975. Không lâu sau đó, “Stand By Me” một bài hát từ album này và là một hit ở Anh và Mỹ, trở thành single cuối cùng của ông trong 5 năm. Ông xuất hiện lần cuối cùng trên sân khấu trong chương trình đặc biệt “A Salute to Lew Grade” của ATV, ghi hình vào ngày 18/4 và phát vào tháng 6.

John lennon như thế nào
Ngày 22/8/1969, John Lenon và The Beatles có buổi chụp hình cuối cùng ở Tittenhurst Park  - công viên nằm trong khu nhà của John Lenon và Yoko Ono ở Berkshire, đông nam nước Anh

Vào năm 1977 tại Tokyo, ông chính thức nói lời chia tay với âm nhạc. Trong suốt thời gian gián đoạn này, Lennon có vẽ một số bức tranh, viết một cuốn sách với nội dung là sự pha trộn những chất liệu tự truyện với những gì được ông gọi là “những thứ điên rồ”, tất cả đều được công bố sau khi ông chết.

Ông trở lại với âm nhạc vào tháng 10/1980 cùng single “(Just Like) Starting Over”, và sau đó là album có bài hát này. Trong số những ca khúc do John Lennon sáng tác thì bản Imagine được bầu là một trong những bản của thiên niên kỷ và đối với nhiều người thì bản này thậm chí có còn có tác động và ý nghĩa hơn cả quốc ca.


Imagine - John Lennon

Năm 2002, trong cuộc bầu chọn 100 người Anh vĩ đại nhất, Lennon được đứng vị trí số 8. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp ông thứ 38 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại và xếp ban nhạc The Beatles ở vị trí số 1. Rolling Stone cũng xếp John Lennon ở vị trí số 5 trong danh sách 100 Ca sĩ của mọi thời đại./.