Kể tên một số phương pháp phố biến biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ atlat

BÀI 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ 2. Kĩ năng - Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và atlat, xác định được đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế và atlat. 3.Về thái độ: - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. - Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. 4. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, tìm kiếm xử lí thông tin. III. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀC HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tập Atlat Việt Nam. - Các bản đồ hình 2.2, hình 2.3, hình 2. 4, hình 2.5 - Phiếu học tập. Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Kí hiệu đường chuyển động Phương pháp bản đồ-biểu đồ Phương pháp chấm điểm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách, vở, đồ dùng học tập - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên với nội dung sau: Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ DẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho học sinh quan sát một số bản đồ trong Alat Địa Lí Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ với các nội dung khác nhau. Dựa vào những bản đồ được quan sát hãy kể tên các hình ảnh thấy được trên bản đồ? Những hình ảnh đó tương ứng với đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Phương pháp kí hiệu 1. Mục tiêu: Biết được đối tượng biểu hiện, các dạng và khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 2.1, 2.2. 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 và dựa vào SGK cho biết: - Đối tượng biêu hiện của PP kí hiệu là gì? - Có những dạng kí hiệu nào? [Đọc tên các kí hiệu hình 2.1] - Khả năng biểu hiện của các kí hiệu? Lấy ví dụ ở hình 2.2 để chứng minh? - HS dựa vào kiến thức SGK và quan sát hình 2.1, 2.2 để trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 1. Phương pháp kí hiệu. a. Đối tượng biểu hiện. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những đối kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đôi tượng trên bản đồ. b. Các dạng kí hiệu. + kí hiệu hình học + Kí hiệu chữ + Kí hiệu tượng hình c. Khả năng biểu hiện + Vị trí phân bố của đối tượng + Số lượng, quy mô của đối tượng. + Chất lượng và động lực phát triển của đối tượng. Hoạt động 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ-biểu đồ. 1. Mục tiêu Biết và phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, 2.3, 2.4, 2.5 và phiếu học tập, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 2, 3, 4 kết hợp sử dụng hình 2.3, 2.4, 2.5 và phiếu học tập cùng với sự hiểu biết của bản thân, SGK để trả lời các câu hỏi: - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. + Phương pháp kí hiệu đường chuyển động có đối tượng biểu hiện là gì? Khả năng biểu hiện ra sao? + Dựa vào hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ? - Phương pháp chấm điểm. + Phương pháp chấm điểm có đối tượng biểu hiện là gì? Khả năng biểu hiện ra sao? + Dựa vào hình 2.4, hãy cho biết: Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người? - Phương pháp bản đồ-biểu đồ. + Phương pháp bản đồ-biểu đồ có đối tượng biểu hiện là gì? Khả năng biểu hiện ra sao? + Dựa vào hình 2.4, hãy cho biết sản lượng lúa tỉnh An Giang năm 2000? - HS lắng nghe chuẩn bị các học liệu cần thiết. - HS: Nghiên cứu SGK hình 2.3, 2.4, 2.5 và phiếu học tập cùng với sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành tất cả các câu hỏi. - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: báo cáo mục phương pháp kí hiệu đường chuyển động. + Nhóm 2: báo cáo mục phương pháp bản đồ-biểu đồ. + Nhóm 3: báo cáo mục phương pháp chấm điểm. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. + GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung . - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. - GV giới thiệu và lấy ví dụ cụ thể về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: kí hiệu theo đường, đường đẳng trị, khoanh vùng, nền chất lượng.... - HS: Quan sát nhận biết thêm về về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động a]. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. b]. Khả năng biểu hiện + Hướng di chuyển của đối tượng. + Khối lượng của đối tượng di chuyển. + Tốc độ di chuyển của đối tượng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm. a] Đối tượng biểu hiện. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b] Khả năng biểu hiện. + Sự phân bố của đối tượng. + Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp bản đồ-biểu đồ. a]. Đối tượng biểu hiện. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. b].Khả năng biểu hiện. + Số lượng của đối tượng + Chất lượng của đối tượng + Cơ cấu của đối tượng 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - HS lên bảng chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lý và nêu tên các PP biểu hiện chúng - So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ. Câu 2: Vì sao mối đối tượng và hiện tượng địa lý đòi hỏi phải có những phương pháp biểu hiện thích hợp? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Sưu tầm một số bản đồ và tìm các phương pháp biểu hiện

- Xem trước các bản đồ trong bài thực hành và xác định các phương pháp biểu hiện.

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.

b. Các dạng kí hiệu

- Kí hiệu hình học.

- Kí hiệu chữ.

- Kí hiệu tượng hình.

c. Khả năng biểu hiện

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng, quy mô, chất lượng.

- Động lực phát triển của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trên bản đồ.

b. Khả năng biểu hiện

- Tốc độ, khối lượng của đối tượng.

- Hướng di chuyển của đối tượng.

3. Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.

b. Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện

- Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ [đơn vị hành chính] bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện

- Số lượng, chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.

5. Các phương pháp khác

- Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng...

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

+ Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. [ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…]
b. Các dạng kí hiệu:
– Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
– Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
– Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.
c. Khả năng biểu hiện:
– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.

Hình 2.1. Các dạng kí hiệu

Hình 2.2. Công nghiệp điện Việt Nam

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:
– Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên & các hiện tượng KT-XH trên bản đồ [ví dụ]
+Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+Hiện tượng kinh tế-xã hội: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự dịch chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…
b. Các dạng kí hiệu:
-Mũi tên[véctơ]
-Dải băng
c. Khả năng biểu hiện:
– Hướng di chuyển của đối tượng.
– Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
– Chất lượng của đối tượng di chuyển.

Hinh 2.3. Gió và bão ở Việt Nam

3. Phương pháp chấm điểm:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ [ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc…]
b. Dạng kí hiệu:
Chấm tròn[tối ưu nhất]
c. Khả năng biểu hiện:
– Sự phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
– Đặc điểm của đối tượng.
Ví dụ: chấm đen thể hiện Trâu, chấm vàng thể hiện Bò.

Hình 2.4. Phân bố dân cư châu Á

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện:
Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện:
– Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
– Số lượng của đtượng.[cột dài hay ngắn]
– Chất lượng của đối tượng.
– Cấu trúc của đối tượng.
Ví dụ: sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

Hình 2.5. Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam, năm 2000

Phương pháp khác: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…

Hinh 2.6. Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng thuốc lá

TRẢ LỜI CẦU HỎI LIÊN QUAN:

? [trang 9 SGK Địa lý 10] Quan sát hình 2.1 [trang 9 SGK Địa lý 9], hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào. Các dạng kí hiệu: +Kí hiệu hình học. +Kí hiệu chữ

+Kí hiệu tượng hình.

? [trang 10 SGK Địa lý 10] Dựa vào hình 2.2 [trang 10 SGK Địa lý 10] hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
-Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh… Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim…, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV…
– Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.

? [trang 12 SGK Địa lý 10] Quan sát hình 2.3 [trang 11 SGK Địa lý 10], cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ.
– Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão.
– Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta.

? [trang 13 SGK Địa lý 10] Quan sát hình 2.4 [trang 12 SGK Địa lý 10], hãy cho biết :
– Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
– Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
– Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.
– Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người.

Video liên quan

Chủ Đề