Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt đoạn đối thoại

Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ tuyển chọn 26 mẫu kết bài bài siêu hay, được đánh giá cao xoay quanh các chủ đề như: phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, phân tích nhân vật Trương Ba, phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba, da hàng thịt… Qua 26 kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt giúp học sinh lớp 12 có nhiều gợi ý ôn tập, luyện kỹ năng viết kết bài hay, ấn tượng nhất.

Show

Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay giúp các em rèn kỹ năng viết kết bài thật tốt, kết bài vô cùng quan trọng giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ bài viết. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 26 kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt để bổ trợ kiến thức môn Ngữ văn 12 nhé.

Kết bài phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 1

Để khắc họa lên bản chất tốt đẹp trong sâu thẳm con người của Hồn Trương Ba khiến cho vở kịch mang đậm giá trị nhân văn, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được tình huống đầy kịch tính, lời thoại của nhân vật chân thật, sinh động, lôi cuốn, đi sâu vào nội tâm nhân vật với sự đấu tranh mâu thuẫn phức tạp, giằng xé. Kịch bản đã nêu lên được thông điệp: Phải tôn trọng quyền làm người, quyền sống của con người và không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người tha hóa, đánh mất chính mình cũng là ý nghĩa nhân văn của vở kịch.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 2

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 3

Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 4

Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao., của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 5

Bằng tài năng của mình, Lưu Quang Vũ đã xây dựng một vở kịch vô cùng thành công trên nhiều phương diên. Nghệ thuật ngôn từ giản dị, ngôn ngữ đối thoại khắc hoạ rõ tính cách của từng nhân vật, xung đột kịch hấp dẫn và gây cấn. Nội dung vô cùng sâu sắc, chứa tầng sâu giá trị triết lý, bởi vậy mà tác phẩm sống mãi với đời sống văn học, văn hoá của dân tộc qua bao năm tháng.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 6

Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba – Mẫu 1

Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trở về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người. Sự sống rất quý giá nhưng sống là mình, sống theo những giá trị tốt đẹp mà mình theo đuổi còn quý giá hơn. Để hạnh phúc con người cần dung hòa được những nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba – Mẫu 2

Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương tâm. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết. Từ bấy đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và gần 50 vở kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội… đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.

Kết bài phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 1

Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Ở đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý về tinh thần. Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi xây dựng nên một vở kịch đầy ý nghĩa sâu xa. Dù đã nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng ứng rất đông đảo, nhiệt tình.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 2

Tuy Trương Ba đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian, thế nhưng cái kết của hàng loạt những bi kịch xảy ra lại là một cái kết hợp lý đem lại sự thỏa mãn cho người xem. Đồng thời cũng nổi bật được một số tư tưởng nhân văn và Lưu Quang Vũ muốn truyền đạt trong tác phẩm bao gồm vẻ đẹp của tấm lòng đạo đức cao thượng không vì lối sống vị kỷ mà để ảnh hưởng tới người khác, hay nhận thức về việc sống thật sự, sự gắn kết biện chứng giữa hồn và xác, cuối cùng là một phương thức “sống” mới, đó chính là sống trong trái tim và ký ức của những người hằng thương yêu.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 3

Đoạn kết kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại âm vang ngọt ngào trong tâm hồn bao người. Rõ ràng khát vọng được sống là chính mình, không vay mượn giả tạo, không cố tạo ra cái vỏ bọc cho mình để rồi chết đi trong hình hài của một bản sao dị dạng. Trong cuộc sống, có đôi lần ta ước mình giống một ai đó mà ta thần tượng, ta buồn bã, chán nản cho thực tại của ta rồi đổ lỗi cho số kiếp an bày. Nhưng ta quên rằng được sống là mình mới thực sự đáng quý. Mỗi người là một sắc màu, một mảnh ghép của cuộc đời. Mỗi người đem lại cho đời một ý nghĩa, hương sắc riêng biệt để khu vườn thêm muôn vẻ muôn màu. Đừng bao giờ để phai nhạt sắc hương mình rồi khoác lên mình sắc hương người mà mình vừa vay mượn. Có con ốc mượn hồn nào mà không chịu đớn đau?

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 4

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Kết bài cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 1

Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian này. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống: Trước hết, mình hãy là mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự. Có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người vì sự tốt đẹp của cuộc đời. Tư tưởng triết lí về con người của Lưu Quang Vũ vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất cả những điều đó được thể hiện bằng tài năng sáng tạo hiếm có của tác giả khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại.

Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 2

Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Hồn Trương Ba đã và đang đánh thức chúng ta.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 1

Thông qua màn đối thoại giữa hai nhân vật Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn. Làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết lý khách quan.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 2

Ý nghĩa nhân bản, chất thơ của triết lý tràn đầy tinh thần lạc quan của Lưu Quang Vũ là ở chỗ đó. Vở kịch vang lên bài ca chiến thắng về cái Thiện, cái Đẹp của sự sống đích thực. “Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn gì quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn ”.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 3

Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 4

Những ham muốn về tiền bạc và danh vọng, quyền lực và sự nổi tiếng khiến con người dần trở nên đánh mất mình, họ tự dẫm đạp lên danh dự và nhân phẩm của chính mình để có được. Sau cùng, họ lại không thể hạnh phúc, cũng không thể mang lại hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, đã sống là phải biết dành trọn tâm hồn mình cho đời sống, biết giữ mình không để vấy bẩn khi trong hoàn cảnh xấu xa. Không ai có thể sống họ cảm xúc của của bản thân mình, cũng không ai có thể sống thay cuộc đời mình cả. Phải nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân cả về hình thức và tâm hồn, phải chinh phục được nấc thang của những giá trị cao đẹp bằng chính con người mình. Bởi mỗi người sẽ có một giá trị riêng và hạnh phúc nhất của đời người là khi được là chính mình. Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 5

Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập để tô đậm sự khác nhau cơ bản giữa hồn người này và xác người kia. Ông Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, hiền lành, nho nhã. Hồn của Trương Ba biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức. Hồn là phần chân chính của mỗi con người. Ngược lại, anh hàng thịt với thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ,… biểu tượng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục. Đây thực ra là một ẩn dụ, xác anh hàng thịt ẩn dụ về thể xác con người, còn hồn Trương Ba ẩn dụ về linh hồn của con người. Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc: con người không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Con người không chỉ sống bằng thể xác và còn phải sống bằng linh hồn, tình cảm,… Độ vênh của linh hồn và thể xác sẽ là bi kịch.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 6

Đoạn đối thoại chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện gốc. Bằng tài năng dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá. Chân lý sống ấy không chỉ đúng với thời đại đó, với những con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, ở mọi thời đại, trên khắp nẻo đường ngõ xóm. Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp.

Kết bài phân tích nhân vật Trương Ba

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 1

Làm nên sự thành công của vở kịch, ta không thể không nhắc tới nghệ thuật xây dựng tình huống đầy kịch tính, lời thoại nhân vật sống động, chân thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật để khắc họa lên nhân vật Hồn Trương Ba với những bi kịch nhưng đậm chất nhân văn. Lưu Quang Vũ đã thổi vào nền kịch nói Việt Nam sau 1975 một làn gió mới. Và chắc chắn sức sống của nó sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc đến hôm nay và cả mai sau.

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 2

Cách lựa chọn giải quyết vấn đề cũng cho thấy được nhân cách cao đẹp trong con người Trương Ba, ông đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình còn hơn cố gắng níu giữ sự sống trong khi mình dần bị tha hóa, biến đổi. Cuối cùng thì Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà.

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 3

Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 4

Thông qua cuộc đời và những bi kịch của nhân vật Trương Ba trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đem đến cho người đọc, người xem những triết lý nhân sinh, những bài học thật sâu sắc. Trong đó quan trọng nhất là khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện là thể xác và tâm hồn, đồng thời cũng cổ vũ, giáo dục con người phải luôn luôn đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của bản thân, không thể sống với lối sống trong ngoài bất nhất. Điều đó không chỉ làm bản thân đau khổ vì không được sống đúng với bản thân và còn gây nhiều đau khổ cho người khác nữa.

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 5

Nhưng đọc kịch của Lưu Quang Vũ, người yêu kịch vẫn nhận thấy, vẫn tự tin trong đống của những con người lố nhố đang thăng quan tiến chức, đang bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo thì bỗng thấy có Lưu Quang Vũ sống thẳng thắn, trung thực hóa thân thành Trương Ba để bộc lộ quan điểm của mình. Mặc dù vậy, quan điểm của Lưu Quang Vũ, vở kịch của Lưu Quang Vũ, văn chương của Lưu Quang Vũ không hề bơi ngược dòng với luận điệu của Đảng, không hề bơi ngược dòng với văn chương Việt Nam. Thế nên những tác phẩm của Lưu Quang Vũ cứ như con thuyền xuôi mái nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng, chính kiến của mình. Đó là những đạo đức của cuộc sống, là giá trị nhân văn của cuộc sống. Lưu Quang Vũ xứng đáng là một nhà văn lớn trên thi đàn văn chương Việt Nam.

Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 6

Với nghệ thuật độc đáo, sử dụng đối thoại chân thực, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã khắc họa thành công nhân vật Trương Ba với những nét đẹp đáng trân trọng. Đồng thời thông qua việc phân tích nhân vật Trương Ba, chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống và quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (26 Mẫu)

Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ tuyển chọn 26 mẫu kết bài bài siêu hay, được đánh giá cao xoay quanh các chủ đề như: phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, phân tích nhân vật Trương Ba, phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba, da hàng thịt… Qua 26 kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt giúp học sinh lớp 12 có nhiều gợi ý ôn tập, luyện kỹ năng viết kết bài hay, ấn tượng nhất. Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay giúp các em rèn kỹ năng viết kết bài thật tốt, kết bài vô cùng quan trọng giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ bài viết. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 26 kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt để bổ trợ kiến thức môn Ngữ văn 12 nhé. Kết bài phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 1 Để khắc họa lên bản chất tốt đẹp trong sâu thẳm con người của Hồn Trương Ba khiến cho vở kịch mang đậm giá trị nhân văn, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được tình huống đầy kịch tính, lời thoại của nhân vật chân thật, sinh động, lôi cuốn, đi sâu vào nội tâm nhân vật với sự đấu tranh mâu thuẫn phức tạp, giằng xé. Kịch bản đã nêu lên được thông điệp: Phải tôn trọng quyền làm người, quyền sống của con người và không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người tha hóa, đánh mất chính mình cũng là ý nghĩa nhân văn của vở kịch. Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 2 Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt! Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 3 Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp. Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 4 Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao., của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm. Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 5 Bằng tài năng của mình, Lưu Quang Vũ đã xây dựng một vở kịch vô cùng thành công trên nhiều phương diên. Nghệ thuật ngôn từ giản dị, ngôn ngữ đối thoại khắc hoạ rõ tính cách của từng nhân vật, xung đột kịch hấp dẫn và gây cấn. Nội dung vô cùng sâu sắc, chứa tầng sâu giá trị triết lý, bởi vậy mà tác phẩm sống mãi với đời sống văn học, văn hoá của dân tộc qua bao năm tháng. Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 6 Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba – Mẫu 1 Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trở về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người. Sự sống rất quý giá nhưng sống là mình, sống theo những giá trị tốt đẹp mà mình theo đuổi còn quý giá hơn. Để hạnh phúc con người cần dung hòa được những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba – Mẫu 2 Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương tâm. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết. Từ bấy đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và gần 50 vở kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội… đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời. Kết bài phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 1 Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Ở đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý về tinh thần. Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi xây dựng nên một vở kịch đầy ý nghĩa sâu xa. Dù đã nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng ứng rất đông đảo, nhiệt tình. Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 2 Tuy Trương Ba đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian, thế nhưng cái kết của hàng loạt những bi kịch xảy ra lại là một cái kết hợp lý đem lại sự thỏa mãn cho người xem. Đồng thời cũng nổi bật được một số tư tưởng nhân văn và Lưu Quang Vũ muốn truyền đạt trong tác phẩm bao gồm vẻ đẹp của tấm lòng đạo đức cao thượng không vì lối sống vị kỷ mà để ảnh hưởng tới người khác, hay nhận thức về việc sống thật sự, sự gắn kết biện chứng giữa hồn và xác, cuối cùng là một phương thức “sống” mới, đó chính là sống trong trái tim và ký ức của những người hằng thương yêu. Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 3 Đoạn kết kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại âm vang ngọt ngào trong tâm hồn bao người. Rõ ràng khát vọng được sống là chính mình, không vay mượn giả tạo, không cố tạo ra cái vỏ bọc cho mình để rồi chết đi trong hình hài của một bản sao dị dạng. Trong cuộc sống, có đôi lần ta ước mình giống một ai đó mà ta thần tượng, ta buồn bã, chán nản cho thực tại của ta rồi đổ lỗi cho số kiếp an bày. Nhưng ta quên rằng được sống là mình mới thực sự đáng quý. Mỗi người là một sắc màu, một mảnh ghép của cuộc đời. Mỗi người đem lại cho đời một ý nghĩa, hương sắc riêng biệt để khu vườn thêm muôn vẻ muôn màu. Đừng bao giờ để phai nhạt sắc hương mình rồi khoác lên mình sắc hương người mà mình vừa vay mượn. Có con ốc mượn hồn nào mà không chịu đớn đau? Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 4 Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại. Kết bài cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 1 Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian này. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống: Trước hết, mình hãy là mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự. Có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người vì sự tốt đẹp của cuộc đời. Tư tưởng triết lí về con người của Lưu Quang Vũ vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất cả những điều đó được thể hiện bằng tài năng sáng tạo hiếm có của tác giả khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại. Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Mẫu 2 Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Hồn Trương Ba đã và đang đánh thức chúng ta. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 1 Thông qua màn đối thoại giữa hai nhân vật Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn. Làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết lý khách quan. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 2 Ý nghĩa nhân bản, chất thơ của triết lý tràn đầy tinh thần lạc quan của Lưu Quang Vũ là ở chỗ đó. Vở kịch vang lên bài ca chiến thắng về cái Thiện, cái Đẹp của sự sống đích thực. “Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn gì quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn ”. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 3 Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 4 Những ham muốn về tiền bạc và danh vọng, quyền lực và sự nổi tiếng khiến con người dần trở nên đánh mất mình, họ tự dẫm đạp lên danh dự và nhân phẩm của chính mình để có được. Sau cùng, họ lại không thể hạnh phúc, cũng không thể mang lại hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, đã sống là phải biết dành trọn tâm hồn mình cho đời sống, biết giữ mình không để vấy bẩn khi trong hoàn cảnh xấu xa. Không ai có thể sống họ cảm xúc của của bản thân mình, cũng không ai có thể sống thay cuộc đời mình cả. Phải nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân cả về hình thức và tâm hồn, phải chinh phục được nấc thang của những giá trị cao đẹp bằng chính con người mình. Bởi mỗi người sẽ có một giá trị riêng và hạnh phúc nhất của đời người là khi được là chính mình. Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 5 Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập để tô đậm sự khác nhau cơ bản giữa hồn người này và xác người kia. Ông Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, hiền lành, nho nhã. Hồn của Trương Ba biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức. Hồn là phần chân chính của mỗi con người. Ngược lại, anh hàng thịt với thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ,… biểu tượng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục. Đây thực ra là một ẩn dụ, xác anh hàng thịt ẩn dụ về thể xác con người, còn hồn Trương Ba ẩn dụ về linh hồn của con người. Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc: con người không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Con người không chỉ sống bằng thể xác và còn phải sống bằng linh hồn, tình cảm,… Độ vênh của linh hồn và thể xác sẽ là bi kịch. Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích – Mẫu 6 Đoạn đối thoại chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện gốc. Bằng tài năng dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá. Chân lý sống ấy không chỉ đúng với thời đại đó, với những con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, ở mọi thời đại, trên khắp nẻo đường ngõ xóm. Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp. Kết bài phân tích nhân vật Trương Ba Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 1 Làm nên sự thành công của vở kịch, ta không thể không nhắc tới nghệ thuật xây dựng tình huống đầy kịch tính, lời thoại nhân vật sống động, chân thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật để khắc họa lên nhân vật Hồn Trương Ba với những bi kịch nhưng đậm chất nhân văn. Lưu Quang Vũ đã thổi vào nền kịch nói Việt Nam sau 1975 một làn gió mới. Và chắc chắn sức sống của nó sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc đến hôm nay và cả mai sau. Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 2 Cách lựa chọn giải quyết vấn đề cũng cho thấy được nhân cách cao đẹp trong con người Trương Ba, ông đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình còn hơn cố gắng níu giữ sự sống trong khi mình dần bị tha hóa, biến đổi. Cuối cùng thì Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà. Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 3 Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy. Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 4 Thông qua cuộc đời và những bi kịch của nhân vật Trương Ba trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đem đến cho người đọc, người xem những triết lý nhân sinh, những bài học thật sâu sắc. Trong đó quan trọng nhất là khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện là thể xác và tâm hồn, đồng thời cũng cổ vũ, giáo dục con người phải luôn luôn đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của bản thân, không thể sống với lối sống trong ngoài bất nhất. Điều đó không chỉ làm bản thân đau khổ vì không được sống đúng với bản thân và còn gây nhiều đau khổ cho người khác nữa. Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 5 Nhưng đọc kịch của Lưu Quang Vũ, người yêu kịch vẫn nhận thấy, vẫn tự tin trong đống của những con người lố nhố đang thăng quan tiến chức, đang bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo thì bỗng thấy có Lưu Quang Vũ sống thẳng thắn, trung thực hóa thân thành Trương Ba để bộc lộ quan điểm của mình. Mặc dù vậy, quan điểm của Lưu Quang Vũ, vở kịch của Lưu Quang Vũ, văn chương của Lưu Quang Vũ không hề bơi ngược dòng với luận điệu của Đảng, không hề bơi ngược dòng với văn chương Việt Nam. Thế nên những tác phẩm của Lưu Quang Vũ cứ như con thuyền xuôi mái nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng, chính kiến của mình. Đó là những đạo đức của cuộc sống, là giá trị nhân văn của cuộc sống. Lưu Quang Vũ xứng đáng là một nhà văn lớn trên thi đàn văn chương Việt Nam. Kết bài phân tích Trương Ba – Mẫu 6

Với nghệ thuật độc đáo, sử dụng đối thoại chân thực, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã khắc họa thành công nhân vật Trương Ba với những nét đẹp đáng trân trọng. Đồng thời thông qua việc phân tích nhân vật Trương Ba, chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống và quan niệm nhân sinh sâu sắc.

#Văn #mẫu #lớp #Tổng #hợp #kết #bài #Hồn #Trương #hàng #thịt #Mẫu

  • Tổng hợp: Thư Viện Hỏi Đáp
  • #Văn #mẫu #lớp #Tổng #hợp #kết #bài #Hồn #Trương #hàng #thịt #Mẫu