Khám hô hấp cho trẻ ở đâu

  • Lao là bệnh có thể điều trị khỏi. Bệnh nhân phải được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán, đặc biệt là những người lao phổi M[+], tức là người có vi trùng nhìn thấy trực tiếp trong đàm. Tuy nhiên, điều trị lao đòi hỏi thời gian dài, bệnh nhân cần phải hiểu và tuân theo những nguyên tắc điều trị: dùng thuốc đúng liều, đều đặn, đủ thời gian.

    Vì trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:

    ·       Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản: loại này có nhiều trong các hang lao, tức là các lỗ lủng trong phổi theo cách nói thông thường. Nhóm này dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt.

    ·       Nhóm sinh sản chậm nằm trong các đại thực bào, khó bị tiêu diệt hơn.

    ·       Nhóm ngủ yên, sinh sản cực kỳ chậm, nằm rải rác trong các mô cơ thể. Các vi khuẩn trong nhóm này không sinh sản nhưng vẫn sống. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu đi chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhóm này rất khó bị tiêu diệt.

    Mặt khác vi khuẩn lao có đặc điểm là có một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng chống lại được thuốc kháng lao, gọi là kháng thuốc [lờn thuốc]. Số vi khuẩn càng đông càng có khả năng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc.

  • Người bị lao phổi thường có những triệu chứng sau đây:

    - Ho khạc kéo dài trên 3 tuần

    - Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

    - Sốt nhẹ về chiều

    - Ra mồ hôi đêm

    - Đau ngực, khó thở

    - Ho ra máu

    Vi trùng lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể: lao phổi, lao xương, lao da, lao thận, lao màng não, lao hạch, v.v. Lao phổi là thường gặp nhất, lao ngoài phổi ít gặp hơn. Chỉ có lao phổi mới lây.

  • Tiếng động lụp bụp nghe được là tiếng cọ màng phổi khi dịch màng phổi bắt đầu rút đi. Khi dịch màng phổi rút đi sẽ tạo ra một lớp cặn

    keo sệt và dính. Vào thời điểm nghe tiếng động, có thể hai màng phổi chưa dính lại với nhau nên vẫn nghe tiếng kêu đó. Tuy nhiên nhất thiết không được được để dính hai màng phổi lại với nhau vì thế bệnh nhân cần phải tập một số động tác như vươn vai vặn mình, dùng bong bóng loại lớn thổi nhiều lần trong ngày. Thổi bong bóng để làm nở phổi  và phổi di chuyển qua lại mà không dính lại. Hít thật sâu có thể và thở ra hết hơi có thể [ lúc thở nhanh và mạnh, kéo dài]. Các động tác trên gọi là vật lý trị liệu dành cho người bị tràn dịch màng phổi

  • Không kiêng cữ thức ăn gì cả trừ những thức ăn bệnh nhân bị dị ứng làm bệnh nhân ngứa mề đay mỗi khi ăn thức ăn đó. Bệnh nhân

    nên ăn uống bổ dưỡng để có sức khỏe nhằm chống lại bệnh. Tắm rửa bình thường nhưng đừng tắm vào cữ tối, nếu tắm được nước ấm càng tốt.Về việc chọc dò dịch màng phổi thì tùy vào đánh giá của từng Bs để làm xét nghiệm thêm nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bạn.Hoặc là chọc dò nếu lượng dịch của bạn nhiều làm bạn khó thở nhằm giải tỏa bớt dịch trong thời gian đầu. Dịch màng phổi sẽ giảm dần khi mình điều trị lao nếu đúng là bạn bị lao màng phổi. Thời gian dịch giảm tùy từng người nhưng khoảng 1 tháng thì dịch có thể giảm gần hết và 2 tháng thì hết hẳn.Dịch này sẽ rút hết khi điều trị hiệu quả lao. Yêu cầu là bạn sẽ phải tập vật lý trị liệu để khi dịch rút đi bạn không bị dính màng phổi do cặn của dịch đó để lại làm keo dính 2 màng phổi với nhau.Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để đươc hướng dẫn việc hít thở và vận động thể dục hợp lý

  • Bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi và điều trị theo phác đồ 6 tháng là kết thúc. Khi bạn kết thúc phác đồ đó thì được đánh giá là hoàn thành điều trị và bạn đã khỏi bệnh lao màng phổi. Khi bạn bị lao màng phổi gây tràn dịch màng phổi thì sau thời gian

    khoảng 1 tháng dịch sẽ rút hết và để lại ổ cặn hoặc dính màng phổi nếu bạn không tập vật lý trị liệu đúng cách từ lúc khởi động điều trị. Tình trạng đau của bạn khi hít sau và ho mạnh hoặc vươn vai, vươn tay là do dính màng phổi. Những cơn đau đó đa số là ko có hại gì cả mà chỉ gây khó chịu thôi. Dính màng phổi có thể gây hội chứng hạn chế của phổi vì phổi không thể co lại được như bình thường. Bạn vẫn có thể làm việc bình thường được, không cần phải kiêng cữ gì cả. Bạn nên tập thể dục, chơi thể thao để cải thiện khả năng hít thở của phổi và khả năng gắng sức của bạn, tập tạ được không vấn đề gì cả với điều kiện tập vừa sức và đúng cách. Bạn lên kg khi điều trị là một dấu hiệu tốt vì sức khỏe của bạn đã hồi phục nhưng đừng để tăng cân quá nhiều.

  • Nếu đau nhẹ và ngay vị trí dẫn lưu thì không đáng ngại do vết thương dẫn lưu làm bạn bị đau. 

    Nếu bạn đau tăng lên và kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở thì phải quay lại tái khám ở chỗ bạn từng đặt dẫn lưu để kiểm tra lại.
    Bạn nên tái khám theo hướng dẫn của Bs để kiểm tra kỹ về sự hồi phục của phổi.

Page 2

08 12

Triệu chứng điển hình của viêm phế quản cấp là sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan hay khạc đàm trắng, đau rát họng và ngực. Diễn tiến thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày

29/07/2021

I. GIỚI THIỆU

1. Tổng quan

Khoa Hô Hấp được tổ chức ngay từ những ngày đầu thành lập Bệnh viện Nhi Trung ương, là đơn vị hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu các bệnh lý về Hô hấp của trẻ em.

Từ tháng 2/2019 đến nay, Trung tâm Hô Hấp được thành lập trên cơ sở Khoa Hô Hấp với bề dày trên 50 năm hình thành và phát triển. Trung tâm Hô Hấp thực hiện chức năng tổ chức khám, điều trị, cấp cứu và chăm sóc toàn diện bệnh nhi mắc bệnh lý hô hấp; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kĩ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân; Đào tạo, đào tạo liên tục, chuyển giao kĩ thuật cho các đơn vị tuyến dưới, ngang tuyến hoặc quốc tế khi được phân công.

2. Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Hô Hấp được tổ chức gồm 4 khoa lâm sàng: Khoa Hồi sức Hô Hấp, Khoa Hô Hấp 1, Khoa Hô Hấp 2, Khoa Khám và Thăm dò Hô Hấp; với 155 giường bệnh nội trú, các phòng khám chuyên khoa và một đơn vị nội soi phế quản.

3. Đội ngũ chuyên gia

Trung tâm Hô Hấp có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Gồm: 02 Phó Giáo sư, 03 Tiến sĩ, 2 Bác sĩ CKII, 06 Thạc sĩ, 01 Bác sĩ CKI, 05 Bác sĩ Nội trú và 02 Bác sĩ Đa khoa. Đội ngũ Điều dưỡng chuyên nghiệp, tận tình được đào tạo bậc Đại học và sau Đại học.

Giám Đốc Trung tâm: PGS.TS.  Lê Thị Hồng Hanh

Điều Dưỡng Trưởng Trung tâm: ThS. Lương Thị Miền.

Tập thể Bác sĩ Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Nhi Trung ương

II. CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP 

  1. Nhóm bệnh lý Hô hấp cấp tính: Viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, hen phế quản, tràn dịch, tràn khí màng phổi, áp xe phổi…
  2. Nhóm bệnh lý Hô hấp mạn tính: Loạn sản phế quản phổi,bệnh phổi kẽ, bệnh xuất huyết phổi…
  3. Nhóm bệnh lý cấp cứu: Suy hô hấp, ho ra máu, dị vật đường thở…
  4. Nhóm bệnh lý bất thường đường thở – phổi: Mềm sụn thanh quản, mềm/hẹp khí – phế quản, dị dạng phổi bẩm sinh [CPAM],…

III. CÁC DỊCH VỤ ĐANG THỰC HIỆN

1. Các dịch vụ đang thực hiện

  1. Khám, điều trị ngoại trú và tư vấn các bệnh lý Hô Hấp thường gặp
  2. Điều trị nội trú các bệnh lý cấp tính và cấp cứu theo các phác đồ tiên tiến nhất. Thực hành thở máy không xâm nhập cho các bệnh nhân nặng, suy hô hấp.
  3. Quản lý, tư vấn và điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính.
  4. Thăm dò, chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý đường thở:

Nội soi phế quản là một kỹ thuật mũi nhọn của Trung tâm Hô Hấp có giá trị cao trong thăm dò, chần đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh lý đường hô hấp. Trung tâm Hô Hấp được trang bị dàn máy nội soi phế quản cùng với hệ thống ống nội soi Olympus hiện đại của Nhật Bản có kích cỡ phù hợp với các lứa tuổi của bệnh nhân.

– Nội soi phế quản chẩn đoán: nhằm phát hiện các bệnh lý bất thường, dị dạng đường thở; bơm rửa khí phế quản lấy bệnh phẩm tìm căn nguyên gây bệnh nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

– Nội soi phế quản can thiệp: thông qua thủ thuật nội soi phế quản, đã thực hiện can thiệp điều trị như: nong hẹp khí quản, đóng dò khí thực quản bằng Tricloacetic acid, phát hiện dị vật đường thở và gắp dị vật nằm tại khí, phế quản, ứng dụng Lazer đốt u đường thở…

Nội soi phế quản lấy dị vật đường thở

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trung tâm Hô hấp nằm tại tầng 13 nhà 15 tầng [nhà A] của Bệnh viện với hơn 30 phòng bệnh, được thiết kế hiện đại, vệ sinh khép kín. Mỗi giường bệnh được trang bị đầy đủ cổng oxy trung tâm, khí nén, máy theo dõi.

Với mong muốn mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác khám chữa bệnh, Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Nhi Trung ương đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu thăm dò chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp như:

– 05 máy thở không xâm nhập CPAP, DuoPAP Accutronic điều trị hiệu quả các bệnh nhân suy hô hấp, bệnh nhân loạn sản phế quản phổi.

– 01 máy siêu âm màng phồi giúp chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị các bệnh lý phổi, màng phổi.

– 02 dàn nội soi CV-180 và CV-190 và 06 ống nội soi phế quản mềm của hãng Olympus các kích cỡ đường kính từ 2,8mm đến 5,4mm  phù hợp nội soi phế quản cho trẻ em từ lứa tuổi sơ sinh.

– Bộ ống nội soi phế quản cứng của Karl-Stoz các kích cỡ từ 2.5 đến 6.0, cùng các trang thiết bị, phụ kiện đồng bộ đáp ứng công tác nội soi phế quản can thiệp.

Trung tâm Hô Hấp còn được trang bị hơn 120 máy bơm tiêm và truyền dịch tự động, hàng chục máy đo nồng độ oxy qua da, máy hút đờm, và các trang thiết bị tiên tiến khác giúp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi tại bệnh phòng

IV. CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

Trong hơn một nửa thế kỷ hoạt động, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, BGĐ bệnh viện, tập thể cán bộ, nhân viên trung tâm Hô hấp đã đoàn kết nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng trung tâm ngày càng lớn mạnh về lượng cũng như về chất.

1. Chuyên môn

Trung tâm Hô hấp đã thực hiện khám và điều trị hàng trăm nghìn bệnh nhân nội trú mắc bệnh lý hô hấp và bệnh lý phối hợp, khám và điều trị hàng triệu bệnh nhân ngoại trú. Trung bình một ngày Trung tâm điều trị 60 bệnh nhân nặng thở oxy hỗ trợ, 75 bệnh nhân bệnh lý mạn tính và cấp tính mà  tuyến dưới không có khả năng điều trị. Tuy các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và chính quy trong lĩnh vực nhi khoa được mở rộng nhưng lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Hô Hấp luôn tăng. Cùng với việc đảm bảo an toàn người bệnh được đặt lên hàng đầu, phát hiện và điều trị, cứu sống kịp thời những ca bệnh khó chẩn đoán, tập thể Trung tâm Hô hấp đã nỗ lực cống hiến không ngừng để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra hàng năm.

Nội soi ống mềm hàng chục nghìn trường hợp, trong đó hàng nghìn ca can thiệp thành công gồm gắp dị vật, soi rửa phế quản, nong hẹp khí quản bằng ống cứng, test dò khí thực quản với chất lượng và kỹ thuật đã nâng lên tầm cao mới. Từ năm 2018 thực hành đốt rò khí thực quản bằng acid Tricloaxetic thành công.  Đây là kỹ thuật mới nhất được áp dụng trên trẻ em tại Bệnh  viện Nhi Trung ương và ở Việt Nam.

Thăm khám bệnh nhi suy hô hấp tại bệnh phòng

Ứng dụng lazer qua nội soi phế quản điều trị sẹo hẹp khí quản

2. Công tác đào tạo

Phối hợp với các đơn vị trong Bệnh viện trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chương trình đào tạo và đào tạo lại về các quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc, đào tạo liên tục về bệnh lý hô hấp. Phối hợp với Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Trung tâm chỉ đạo tuyến nhi khoa và các trung tâm, khoa, phòng khác trong Bệnh viện trong việc tổ chức mở lớp đào tạo.

Tích cực tham gia công tác đào tạo, là cơ sở đào tạo tin cậy cho nhiều đối tượng: sinh viên nước ngoài [Mỹ, Úc, Pháp, Thuỵ điển, Lào…], sinh viên đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Hải Phòng, viện NCSKTE, Bác Sĩ định hướng chuyên khoa Nhi, bác sĩ chuyên Khoa I, II, Bác sĩ gia đình, bác sĩ tuyến huyện , Cao học, Bác sỹ nội trú bệnh viện, học viên trung học Y tế, điều đưỡng nhi khoa…

Đào tạo các quy trình chăm sóc của Điều Dưỡng

3. Nghiên cứu khoa học

Hàng năm, Trung tâm Hô Hấp đã tiến hành và nghiệm thu hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị cấp cơ sở, cấp bộ và tham gia đề tài cấp nhà nước. Trung tâm đã tổ chức thành công các hội nghị khoa học chuyên ngành Hô Hấp Nhi khoa toàn quốc , với số lượng đại biểu tham dự từ 300 đến 500 đại biểu.

Trung tâm thường xuyên xây dựng và cập nhật phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp Nhi khoa. Tham gia viết giáo trình, giáo án, sách, tài liệu tham khảo, chuyên khảo về các vấn đề Hô Hấp nhi khoa. Nhiều sách về phác đồ, hướng dẫn chẩn đoán điều trị về bệnh lý hô hấp Nhi khoa được biên soạn.

4. Chỉ đạo tuyến

Tích cực tham gia công tác tuyến, đào tạo nhiều lớp bác sỹ và điều dưỡng các khóa học điều trị và chăm sóc bệnh nhân hô hấp nâng cao. Đào tạo nhiều kíp nội soi phế quản cho 07 bệnh viện vệ tinh theo chương trình NOREST, 1816 và đã được triển khai, đưa vào thực hành tại các bệnh viện này.

Trung tâm Hô hấp đã đón tiếp hàng trăm lượt khách nước ngoài đến học tập và tham quan; Cử bác sỹ, điều dưỡng đi học tại nước ngoài như Pháp, Singapore, Trung Quốc, Mỹ….và đã áp dụng  những kiến thức, kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.

Đào tạo về bệnh lý hô hấp cho bệnh viện vệ tinh

5. Các hình thức khen thưởng

– Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền.

– Bằng khen Bộ Y tế nhiều năm.

– Bằng khen Thủ tướng Chính phủ các năm 2007, 2011, 2016.

– Huân chương Lao Động hạng Ba năm 2019.

Video liên quan

Chủ Đề