Vì sao nổi hạch ở háng

Trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết nằm ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v. Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch bạch huyết ở cổ được chia ra làm nhiều nhóm như hạch dưới hàm, dưới cằm, mang tai, sau tai, các hạch má, hạch vùng chẩm..


Ảnh minh họa: Một số hạch bạch huyết vùng cổ

Thông thường những hạch này có kích thước nhỏ, trong một số trường hợp chúng trở nên sưng to có thể sờ thấy được. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

VIÊM NHIỄM VÙNG ĐẦU MẶT CỔ

Các viêm nhiễm vùng đầu cổ như viêm mũi xoang, viêm amiđan, viêm họng, viêm lợi, viêm các tuyến nước bọt, viêm da đầu, sâu răng, nhiệt miệng v.v. rất hay gây hạch cổ nổi lên và sưng đau và là nguyên nhân thường gặp nhất đối với hạch cổ to. Các hạch này thường nhỏ lại và biến mất khi tác nhân gây viêm thuyên giảm.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của các bé đang phát triển, trẻ dễ bị viêm mũi, viêm họng, trẻ đang trong tuổi mọc răng v.v. Đây là nguyên nhân rất phổ biến gây xuất hiện hạch viêm phản ứng trên cổ các bé, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng.


Ảnh minh họa: Hạch cổ ở trẻ nhỏ [nguồn: pbmchealth]

HẠCH LAO

Nhắc đến bệnh lao hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lao phổi. Tuy nhiên, lao hạch cũng là bệnh lý khá phổ biến, hay gặp nhất ở các vị trí như cổ, nách, bẹn. Hạch lao thường dính với nhau thành chùm, chuỗi, sờ nhẵn, không đau. Bệnh thường khu trú bên trong hạch và ít lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, khác với lao phổi. Nguyên nhân gây bệnh là trực khuẩn lao, điều trị đa phần bằng nội khoa tương tự như lao phổi, dùng các thuốc chuyên khoa lao để ức chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

MỘT SỐ BỆNH LÀNH TÍNH VÙNG CỔ

Ngoài những hạch bạch huyết, trên vùng cổ cũng có thể xuất hiện những u hoặc nang lành tính, đôi khi nhầm lẫn với hạch khi sờ nắn. Ví dụ như các u bã, u mỡ, u nang giáp móng, chồi xương v.v. Việc thăm khám và chẩn đoán những bệnh này đòi hỏi bác sỹ có kinh nghiệm và cơ sở y tế chuyên khoa.

Ảnh minh họa: Thăm khám tầm soát ung thư sớm tại BV Ung Bướu Hà Nội
 

BỆNH LÝ ÁC TÍNH
Một số bệnh ung thư gây xuất hiện hạch cổ như bệnh U lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư vú v.v. Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.


Ảnh minh họa: Bệnh nhân di căn hạch cổ do Ung thư Amiđan

Để chẩn đoán hạch cổ là lành tính hay ác tính, bác sỹ thường dùng các xét nghiệm phổ biến như xét nghiệm tế bào, sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.

Như vậy, tình trạng nổi hạch cổ bao gồm cả nguyên nhân lành tính và ung thư, do đó khi xuất hiện hạch vùng cổ gây sưng đau, hoặc hạch tồn tại lâu ngày không biến mất, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám vui lòng liên hệ theo SĐT CSKH: 1900 1070 [8h00 đến 18h00 hàng ngày].

BS. Nguyễn Việt Cường – Khoa Khám bệnh

Khi bị nổi hạch ở bẹn, bạn không nên chủ quan bởi đó có thể là triệu chứng cảnh báo của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy bẹn nổi hạch là gì? Có nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ? Các bạn hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này.

XEM THÊM:

1. Nổi hạch ở bẹn là gì?

Hạch bạch huyết phân bố rộng khắp cơ thể với vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của hệ miễn dịch. Theo đó, hạch bạch huyết sẽ ngăn ngừa những tác nhân xâm hại vào cơ thể và bắt giữ những yếu tố này. Đồng thời, ngăn chặn chúng không làm lây nhiễm sang những bộ phận khác của cơ thể.

Nổi hạch có thể là phản ứng của cơ thể trước vết thương hay cảnh báo sức khỏe có vấn đề

Số lượng hạch bạch huyết có nhiều ở nách, cổ và bẹn. Khi vùng bẹn nổi hạch, bạn có thể sờ thấy cục nhỏ hoặc nhiều cục nhỏ. Tình trạng hạch nổi ở bẹn là do phản ứng của cơ thể [hệ miễn dịch] trước sự nhiễm trùng hay một vết thương nào đó. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp một số vấn đề nghiêm trọng.

Hạch tại vùng bẹn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả nam và nữ giới. Do đó, cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

2. Hạch nổi ở bẹn do nguyên nhân nào?

Vùng bẹn nổi hạch có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến những nguyên nhân dưới đây:

2.1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng gây nổi hạch có thể do nấm, vi khuẩn hoặc virus. Những tác nhân này sẽ gây ra một số căn bệnh dưới đây:

  • Âm đạo hoặc dương vật bị nhiễm nấm do nấm Candida phát triển quá mức.
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
  • Viêm mô tế bào: Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến về da và không chỉ gây nổi hạch ở bẹn mà còn khiến sưng, nóng đỏ ở cẳng chân. 
  • Viêm bao quy đầu: Đây là tình trạng da trên bao quy đầu và đầu dương vật bị kích ứng.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân có thể do vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Viêm bàng quang: Chủ yếu gây ra bởi nhiễm trùng đường tiểu.
  • Mụn rộp sinh dục: Bệnh xuất hiện với triệu chứng ban đầu là mụn nước sinh học, kèm theo sưng hạch bạch huyết và có dấu hiệu giống như cúm.
  • Bệnh giang mai: Đây là một bệnh nghiêm trọng lây qua đường tình dục.
  • HIV: Bệnh bắt đầu với triệu chứng sưng hạch bạch huyết và giống như cúm. HIV là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và đến nay chưa có thuốc đặc trị.

2.2. Ung thư

Nổi hạch tại vùng bẹn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Hạch bạch huyết ở bẹn sưng do một số căn bệnh ung thư di căn đến như:

  • Ung thư tinh hoàn.
  • Ung thư hắc tố
  • Ung thư buồng trứng.
Hạch bạch huyết ở bẹn sưng có thể cảnh báo dấu hiệu ung thư

Ngoài ra, một số căn bệnh ung thư cũng gây sưng hạch bạch huyết như ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết.

2.3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến hạch bạch huyết ở bẹn sưng như:

  • Sử dụng một số loại thuốc, vắc xin như quai bị, sởi, rubella…
  • Suy giảm miễn dịch cũng có thể gây nổi hạch ở bẹn.

3. Nổi hạch ở bẹn có triệu chứng như thế nào?

Hạch bạch huyết bình thường sẽ không đau và có kích thước nhỏ. Các hạch ở trạng thái bình thường khi bị đẩy có thể di chuyển dưới da. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe mà triệu chứng hạch nổi rất đa dạng. Cụ thể như sau:

3.1. Tính chất chung khi chạm vào hạch ở bẹn

  • Có thể gây đau hoặc không đau.
  • Hạch có hình bầu dục như hạt đậu hoặc hình tròn như viên bi.
  • Hạch di động hoặc không. Những bệnh lý ác tính thường có đặc điểm là hạch không di động.
  • Hạch có bề mặt trơn.
  • Kích thước và số lượng hạch rất thay đổi.
  • Hạch có thể chắc, cứng hay mềm.

3.2. Nổi hạch ở bẹn do nhiễm trùng hoặc chấn thương

Với trường hợp hạch nổi ở bẹn do chấn thương hoặc nhiễm trùng thì có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:

  • Da kích ứng, phát ban hoặc viêm và đỏ.
  • Gần bộ phận sinh dục hoặc phần dưới cơ thể có chấn thương.
  • Dương vật hoặc âm đạo tiết dịch.
  • Xung quanh bộ phận sinh dục xuất hiện vết loét hoặc mụn nước.
  • Một số triệu chứng khác như ngứa, sốt.

3.3. Nổi hạch ở bẹn do ung thư 

Hạch bạch huyết ở bẹn sưng sẽ có thêm một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Tình trạng hạch sưng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Người bệnh có cảm giác sốt dai dẳng, đổ mồ hôi đêm và mệt mỏi.
  • Hạch xuất hiện nhưng không di động và cứng.
  • Hạch phát triển nhanh chóng về kích thước.
  • Hạch không chỉ xuất hiện ở bẹn mà còn nổi toàn thân.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

4. Nổi hạch ở bẹn liệu có nguy hiểm hay không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nổi hạch ở bẹn đôi khi chỉ là phản ứng của hạch bạch huyết ở vùng thân dưới trước viêm nhiễm hay một vết thương nào đó. Thậm chí, đây chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch trước bệnh lý toàn thân như nhiễm siêu vi hay sốt. Thế nhưng, cũng không ngoại trừ nguyên nhân hạch nổi ở bẹn là do bệnh ác tính gây ra.

Nên đi khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân hạch nổi ở bẹn và có hướng xử lý kịp thời

Do đó, để xác định chính xác hạch nổi ở bẹn có nguy hiểm hay không thì người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Thông qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác, có hướng điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những trường hợp hạch nổi ở bẹn có dấu hiệu sau thì người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình:

  • Nổi hạch không rõ lý do và hạch tiếp tục to ra theo thời gian.
  • Hạch xuất hiện và tồn tại lâu dài hơn 2 tuần.
  • Khi ấn vào hạch, bạn thấy hạch cứng hoặc không di chuyển.
  • Xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài hoặc đổ mồ hôi đêm.
  • Người bạn tình mà bạn tiếp xúc bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Kết luận

Như vậy, với những thông tin chi tiết trên đây, các bạn đã nắm được một số vấn đề liên quan đến nổi hạch ở bẹn. Tình trạng hạch bạch huyết sưng ở bẹn có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới do nhiều nguyên nhân. Để biết chính xác nguyên nhân là gì và có hướng điều trị phù hợp, các bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Video liên quan

Chủ Đề