Khám trước khi có bầu ở đâu

Khám phụ khoa định kỳ là việc làm quan trọng, được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện với bất kỳ chị em phụ nữ nào. Vậy khám phụ khoa trước khi mang thai có thực sự cần thiết phải thực hiện hay không?

1. Khám phụ khoa là khám những gì, gồm các bước nào?

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục của phụ nữ như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo. Việc làm này sẽ giúp theo dõi sức khỏe tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục, đồng thời phát hiện được các bệnh lý ở cơ quan sinh sản, các mầm bệnh [như nấm, virut, vi khuẩn] gây viêm nhiễm tại vùng kín.

Bên cạnh đó, khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo.

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục nữ được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện định kỳ

Thủ tục khám phụ khoa khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, thường sẽ bao gồm các bước sau đây:

– Khám bên ngoài để quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục có gì bất thường không.

– Khám âm đạo: Bước này sẽ giúp quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Cũng ở bước này, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo cho xét nghiệm PAP hoặc lấy mẫu tế bào cho xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung.

– Khám tử cung: Ngoài việc dùng tay sờ nắn ở vùng bụng để xác định vị trí, kích thước tử cung, bác sĩ cũng sẽ siêu âm để đánh giá cụ thể cấu trúc tử cung, buồng trứng, vòi trứng.

– Xét nghiệm: Mẫu dịch lấy từ âm đạo sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm nhằm xác định xem chị em có bị nhiễm nấm, trùng roi, tạp khuẩn hoặc các bệnh xã hội không.

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, có tới 90% chị em ở nước ta từng ít nhất một lần mắc các bệnh lý phụ khoa. Con số đáng báo động này cho thấy để bảo vệ sức khỏe của mình chị em nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6-9 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần.

2. Khám phụ khoa trước khi mang thai – việc làm không thể bỏ qua

Khám phụ khoa trước khi có thai là một trong những việc làm quan trọng mà chị em tuyệt đối không nên bỏ qua. Như đã chia sẻ ở trên, thăm khám phụ khoa sẽ giúp xác định các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản. Chính vì vậy khám phụ khoa trước khi mang bầu sẽ giúp phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai như viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo….

Khi phát hiện những bất thường liên quan đến cơ quan sinh sản, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và có kế hoạch quản lý thai kỳ an toàn cho bạn, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé sau này.

Khám phụ khoa trước khi mang thai sẽ giúp phát hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới việc mang thai và sức khỏe của mẹ, bé trong thai kỳ

3. Trước khi mang thai cần khám sàng lọc những gì?

Thai nhi muốn khỏe mạnh thì trước tiên người mẹ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Thăm khám và sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp mẹ biết rõ về sức khỏe của mình, kịp thời điều trị các bệnh lý nếu có, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ giai đoạn đầu. Khám sàng lọc trước khi mang thai có ý nghĩa quan trọng và cần thiết không kém việc khám thai định kỳ sau này.

Ngoài khám phụ khoa, trước khi mang thai phụ nữ nên thực hiện các sàng lọc sau:
– Khám nha khoa: Nhiều người cho rằng sức khỏe răng miệng không liên quan gì đến việc mang thai nên khám nha khoa trước khi mang thai là việc làm không cần thiết. Thực tế cho thấy đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Trong thai kỳ việc thay đổi nội tiết sẽ làm các bệnh răng miệng trở nên nặng hơn, phải đi nhổ răng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị… gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan khi mẹ bị các bệnh răng miệng trong thai kỳ với việc trẻ sinh non, sinh nhẹ cân.

– Tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp không chỉ có vai trò quan trọng với sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

– Điện tâm đồ: Mẹ bầu bị bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng hơn trong thai kỳ. Đo điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu không chỉ cho biết nhóm máu, khả năng mắc bệnh thiếu máu, những bất thường của tế bào máu mà còn sàng lọc được bệnh thiếu máu huyết tán [thalassemia] và yếu tố Rh -. Ngoài ra xét nghiệm máu còn giúp đánh giá chức năng gan, thận, phát hiện tình trạng nhiễm một số virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật nghiêm trọng như ký sinh trùng Toxoplasma, Rubella, giang mai…

Ngoài khám phụ khoa, trước khi có bầu chị em nên thưc hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát

– Xét nghiệm nước tiểu: Đây là biện pháp đơn giản để bác sĩ có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số như protein, bạch cầu, hồng cầu, glucose… Kết quả xét nghiệm nước tiểu còn cho biết bạn có mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu không.

– Tiêm phòng: Trước khi mang thai, phụ nữ nên tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mẹ mắc bệnh như viêm gan B, cúm, Rubella, thủy đậu….

Để có một thai kỳ suôn sẻ, an toàn, con yêu chào đời khỏe mạnh thì việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là hết sức cần thiết. Tại nước ta, hầu hết các ông bố bà mẹ chỉ quan tâm tới sức khỏe của mẹ và bé sau khi đã mang thai mà không biết rằng việc chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai quan trọng hơn nhiều. Tâm lý coi thường việc khám sàng lọc trước khi mang thai đã làm cho tỷ lệ trẻ sinh ra gặp dị tật và mắc bệnh tăng nhanh chóng. Do đó nếu bạn đang có ý định mang bầu thì hãy thực hiện khám, sàng lọc và tư vấn tại các cơ sở y tế có uy tín để được các bác sĩ trong lĩnh vực Sản phụ khoa hỗ trợ kịp thời.

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Thai phụ cần ghi nhớ 10 mốc khám thai quan trọng và chủ động đi khám đúng lịch để kịp thời phát hiện các bất thường trong thai kỳ.

Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ thực hiện một số đánh giá sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra;
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, tim phổi. Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa;
  • Siêu âm để xác định vị trí túi thai, tuổi thai và tình trạng thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung, thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu…;
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh;
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh như: Viêm gan siêu vi B, Giang mai, HIV/AIDS, Rubella…[với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp xét nghiệm thêm CMV, Toxoplasma] và xét nghiệm: Công thức máu, nhóm máu, yếu tố Rhesus, tổng phân tích nước tiểu.

Tại buổi khám thai này, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, tư vấn lối sống, dặn dò các loại thuốc và thực phẩm cần tránh trong thai kỳ…

Lần khám thai thứ 2: từ 11 – 13 tuần 6 ngày

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu [10 thông số] để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi;
  • Bác sĩ  sẽ chỉ định siêu âm đo độ mờ da gáy, đo chỉ số xung [PI] động mạch tử cung, kiểm tra các bất thường có thể phát hiện ở tuổi thai này như: thai vô sọ, thoát vị rốn, bang quang lớn…;
  • Xét nghiệm Double test là xét nghiệm sàng lọc lệch bội nhiễm như Hội chứng Down [Trisomy 21], Hội chứng Edwards [Trisomy 18], Hội chứng Patau [Trisomy 13]. Đối với trường hợp nguy cơ cao bác sĩ sẽ tư vấn xét nghiệm NIPT [xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn] hoặc sinh thiết gai nhau. Xét nghiệm NIPT với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai và có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 8 trở đi;
  • Xét nghiệm máu PIGF: đánh giá nguy cơ Tiền sản giật.

Lần khám thai thứ 3: từ 14 – 22 tuần

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp;
  • Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nghe tim thai;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Nếu thai phụ chưa được thực hiện sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể trong 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện Triple test – được thực hiện từ tuổi thai 15-18 tuần;
  • Khám hội chẩn tiền sản cho thai phụ có kết quả sàng lọc thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc siêu âm thai có phát hiện bất thường;
  • Phát hiện các bất thường của mẹ:
    • Hở eo tử cung: dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm
    • Tiền sản giật: Huyết áp cao, Protein niệu
    • Dọa sẩy thai to hoặc dọa sanh non
  • Tiêm vắc-xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.

Lần khám thai thứ 4: từ 22 – 28 tuần

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp;
  • Đo bề cao tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nghe tim thai;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Siêu âm hình thái học thai nhi [siêu âm 4D] tầm soát các bất thường [tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận…] và kiểm tra vị trí bám của bánh nhau, lượng nước ối;
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24-28 tuần;
  • Tiêm vắc-xin uốn ván VAT mũi thứ 2. Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng [≥ 30 ngày] và trước sinh 1 tháng.

Lần khám thai thứ 5:  từ 28 – 32 tuần

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp;
  • Đo bề cao tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nghe tim thai;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Siêu âm Doppler màu [khi thai ≥ 28 tuần] trong các trường hợp:
  • Nghi ngờ thai chậm tăng trưởng trong tử cung [ mẹ tăng cân chậm, bề cao tử cung không tăng, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần].
  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Song thai một bánh nhau.
  • Đái tháo đường thai kỳ…

Lặp lại siêu âm sau mỗi 2 tuần hoặc khi có chỉ định.

  • Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí bánh nhau, đánh giá sự phát triển thai nhi. Ở lần siêu âm này có thể phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai…

Lần khám thai thứ 6, 7: từ 32 – 36 tuần

Ở giai đoạn này thai phụ sẽ khám thai mỗi 2 tuần 1 lần.

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp;
  • Đo bề cao tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi, nghe tim thai;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai;
  • Thực hiện xét nghiệm Non-stress test để đánh giá sức khỏe thai nhi.

Lần khám thai thứ 8,9,10: từ tuần 36-39

Ở giai đoạn này thai phụ sẽ khám thai mỗi tuần 1 lần.

  • Ngoài những phần khám tương tự ở 3 tháng giữa thai kỳ, từ tuần 36 trở đi bác sĩ sẽ xác định thêm ngôi thai, ước lượng cân nặng thai nhi, đánh giá khung chậu, tiên lượng sinh thường hay sinh khó;
  • Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai, các triệu chứng bất thường cần nhập viện ngay như: ra huyết âm đạo, ra nước ối, đau bụng từng cơn, phù, nhức đầu chóng mặt…;
  • Bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời nhập viện.

CarePlus - Địa chỉ khám thai và tiêm ngừa đáng tin cậy 

Tại TP.HCM, nhiều phụ nữ mang thai đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để thăm khám và tiêm ngừa đầy đủ trong thai kỳ. Đến với CarePlus, mẹ bầu không phải mất thời gian chờ đợi hàng giờ, được bác sĩ tư vấn tận tình để bản thân và gia đình an tâm tuyệt đối.

Những ưu điểm vượt trội của dịch vụ khám thai và tiêm ngừa tại CarePlus:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ khoa hàng đầu, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trực tiếp thăm khám và tư vấn;
  • Thủ tục đơn giản, không mất nhiều thời gian chờ đợi, giúp các chị em mang thai cảm thấy thoải mái và dễ chịu. ​​
  • Cơ sở vật chất khang trang và trang thiết bị hiện đại. Hệ thống thanh toán bảo hiểm trực tiếp và nhiều phương thức thanh toán linh hoạt, tiện lợi. 

Ngoài ra, các chị em thai phụ có thể chủ động tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ. Liên hệ Phòng khám Quốc tế CarePlus để được khám tư vấn và chỉ định lịch tiêm chủng phù hợp nhất với thể trạng. Vui lòng gọi Hotline 1800 6116 hoặc để lại tin nhắn trên website www.careplusvn.com để được tư vấn chi tiết và đặt lịch hẹn. 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Video liên quan

Chủ Đề