Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Khám sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi. Nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về dịch vụ này và bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin khái quát nhất về việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

1. Hiểu đúng về kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 41.000 trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5-2% trẻ mới sinh. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế và hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng cũng như sự phát triển của xã hội nói chung. Vì vậy, việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho những cặp vợ chồng có kế hoạch mang thai an toàn nlà rất cần thiết nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.

1.1. Lợi ích của khám sức khỏe trước khi mang thai

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai còn được gọi là khám tiền sản/khám sức khỏe sinh sản với mục tiêu chính là kiểm tra khả năng sinh sản và sức khỏe của các cặp vợ chồng. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ thực hiện tư vấn để tăng cơ hội thụ thai, đảm bảo sức khỏe của hai vợ chồng và em bé trong tương lai.

Là người trực tiếp mang thai, người phụ nữ khi kiểm tra sức khỏe thai sản có thể phát hiện tình trạng bất thường, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Nếu gia đình của người mẹ có người mắc bệnh lý đặc biệt thì cần tiến hành kiểm tra để xác định yếu tố di truyền. Đặc biệt, với những người đã từng sảy thai hoặc gặp vấn đề trong thai kỳ như thai lưu, sinh non, em bé dị tật bẩm sinh thì người mẹ nhất định phải kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

Bên cạnh vai trò của người phụ nữ, người chồng cũng cần chủ động tiến hành khám sức khỏe sinh sản. Bởi nếu không biết được tình trạng của bản thân, người chồng không thể lường trước các rủi ro như: vô sinh, mắc bệnh truyền nhiễm, con sinh ra bị dị tật… Khi đó, tình cảm vợ chồng có thể bị sứt mẻ và cả hai có thể phải chịu tác động xấu từ phía gia đình. Vì thế, việc nam giới khám sức khỏe sinh sản là hoàn toàn cần thiết đồng thời cũng là cách thể hiện trách nhiệm với bản thân, với bạn đời.

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Khám sức khỏe tiền sản là cách thể hiện trách nhiệm với người bạn đời

1.2. Thời điểm nên khám sức khỏe trước khi mang thai

Với các cặp vợ chồng đăng dự định mang thai thì việc thăm khám nên được thực hiện trước ít nhất là 6 tháng. Điều này sẽ giúp các cặp vợ chồng có thời gian chuẩn bị và điều trị tốt nhất trong trường hợp phát hiện ra các bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con sau này. Ngoài ra, việc khám sức khoẻ trước khi mang thai cũng sẽ giúp các cặp vợ chồng được tư vấn cách mang thai an toàn và bồi dưỡng sức khoẻ để có 1 thai kỳ khoẻ mạnh nhất.

2. Các danh mục kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Với các danh mục khám sức khỏe trước khi mang thai, các cặp vợ chồng sẽ được trải nghiệm các danh mục khám tổng quát, xét nghiệm sàng lọc bệnh lý và tư vấn tiêm phòng trước khi mang thai. Cụ thể những nội dung khám sức khỏe trước khi mang thai bao gồm:

2.1. Khám tổng quát

Danh mục khám tổng quát sẽ cho người khám biết về tình hình thể chất của bản thân. Nhìn chung danh mục khám tổng quát khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai không khác biệt so với các hình thức khám sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, có một số danh mục bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Khám phụ khoa: Đây là một trong những hoạt động thăm khám quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi có kế hoạch mang thai, nhất là người phụ nữ. Khám phụ khoa giúp phát hiện các các vấn đề viêm nhiễm cơ quan sinh dục, phát hiện bệnh lý về cổ tử cung ở người phụ nữ…
  • Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp: Danh mục này nhằm kiểm tra các bất thường của cơ quan gan, thận, lá lách, tụy, đặc biệt là tử cung và buồng trứng đối với nữ giới.
  • Khám nha khoa: Nhiều người cho rằng việc mang thai không liên quan tới sức khỏe răng miệng nên khám nha khoa là không cần thiết. Tuy nhiên với người mẹ, những thay đổi trong thai kỳ sẽ làm bạn dễ sâu răng và mắc các bệnh nha chu. Do đó, phụ nữ nên quan tâm tới vấn đề sức khỏe răng miệng từ trước và trong suốt quá trình mang thai.
  • Điện tâm đồ: Danh mục này giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm tàng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Khám nha khoa là một trong những danh mục khám cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai

2.2. Xét nghiệm sàng lọc

Các xét nghiệm chuyên sâu giúp phát hiện các yếu tố di truyền có ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ cho bạn biết thông tin nhóm máu, những bất thường của tế bào máu, khả năng mắc các bệnh thiếu máu, thiếu hồng cầu, bạch cầu… để có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, xét nghiệm hóa sinh máu còn giúp đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng đường huyết…
  • Xét nghiệm phát hiện tình trạng nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng: Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng miễn dịch với một số loại virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật cho thai nhi như ký sinh trùng Toxoplasmosis, virus Rubella, vi khuẩn giang mai…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm cho bạn biết khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm đối với cơ quan sinh sản: Đối với nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục. Nam giới sẽ thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo, nội tiết tố sinh dục…

2.3. Tiêm phòng trước khi mang thai

Đây là danh mục nữ giới cần hoàn thành trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng để vaccine không ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể người mẹ đã sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh. Các mũi tiêm phòng phổ biến cho nữ giới bao gồm tiêm phòng cúm, sởi – rubella, thủy đậu, viêm gan B, uốn ván, HPV…

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Cần hoàn thành các mũi tiêm phòng trước 3 tháng khi mang thai

3. Khám sức khỏe trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì?

Việc đi khám tiền sản là việc làm tự nhiên nên bạn không nên quá căng thẳng, hãy giữ tâm lý thoải mái khi khám sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để có thể tiến hành thăm khám thuận lợi và nhận kết quả chính xác nhất:

  • Mang theo phiếu tiêm chủng ghi rõ các mũi tiêm dự phòng mà bạn đã thực hiện.
  • Chuẩn bị giấy chứng nhận kết quả khám sức khỏe gần nhất: Người đã tham gia khám sức khỏe (khám định kỳ tại doanh nghiệp, khám sức khỏe cá nhân, tầm soát ung thư) có thể mang theo kết quả để bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng và dễ dàng.
  • Ghi lại tiền sử bệnh lý của bản thân: Cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe trong quá khứ như đã từng phẫu thuật bệnh gì, các vấn đề trong những lần mang thai trước đó, tiền sử dị ứng thuốc, đang điều trị bệnh lý nào…
  • Cần cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý di truyền trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột).
  • Báo với bác sĩ về môi trường làm việc hay sinh hoạt có tiếp xúc với hóa chất gì độc hại nào.
  • Tiền sử chu kỳ kinh nguyệt đối với người phụ nữ.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt, thể thao… đối với người chồng.

Hiện tại các cơ sở y tế có phân khoa Sản phụ khoa đều có thể thực hiện dịch vụ khám sức khỏe tiền sản. Tuy nhiên, các bạn nên cẩn trọng và lựa chọn địa chỉ uy tín để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi nhất.

Khám phụ khoa định kỳ là việc làm quan trọng, được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện với bất kỳ chị em phụ nữ nào. Vậy khám phụ khoa trước khi mang thai có thực sự cần thiết phải thực hiện hay không?

1. Khám phụ khoa là khám những gì, gồm các bước nào?

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục của phụ nữ như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo. Việc làm này sẽ giúp theo dõi sức khỏe tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục, đồng thời phát hiện được các bệnh lý ở cơ quan sinh sản, các mầm bệnh (như nấm, virut, vi khuẩn) gây viêm nhiễm tại vùng kín.

Bên cạnh đó, khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo.

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục nữ được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện định kỳ

Thủ tục khám phụ khoa khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, thường sẽ bao gồm các bước sau đây:

– Khám bên ngoài để quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục có gì bất thường không.

– Khám âm đạo: Bước này sẽ giúp quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Cũng ở bước này, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo cho xét nghiệm PAP hoặc lấy mẫu tế bào cho xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung.

– Khám tử cung: Ngoài việc dùng tay sờ nắn ở vùng bụng để xác định vị trí, kích thước tử cung, bác sĩ cũng sẽ siêu âm để đánh giá cụ thể cấu trúc tử cung, buồng trứng, vòi trứng.

– Xét nghiệm: Mẫu dịch lấy từ âm đạo sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm nhằm xác định xem chị em có bị nhiễm nấm, trùng roi, tạp khuẩn hoặc các bệnh xã hội không.

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, có tới 90% chị em ở nước ta từng ít nhất một lần mắc các bệnh lý phụ khoa. Con số đáng báo động này cho thấy để bảo vệ sức khỏe của mình chị em nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6-9 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần.

2. Khám phụ khoa trước khi mang thai – việc làm không thể bỏ qua

Khám phụ khoa trước khi có thai là một trong những việc làm quan trọng mà chị em tuyệt đối không nên bỏ qua. Như đã chia sẻ ở trên, thăm khám phụ khoa sẽ giúp xác định các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản. Chính vì vậy khám phụ khoa trước khi mang bầu sẽ giúp phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai như viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo….

Khi phát hiện những bất thường liên quan đến cơ quan sinh sản, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và có kế hoạch quản lý thai kỳ an toàn cho bạn, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé sau này.

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Khám phụ khoa trước khi mang thai sẽ giúp phát hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới việc mang thai và sức khỏe của mẹ, bé trong thai kỳ

3. Trước khi mang thai cần khám sàng lọc những gì?

Thai nhi muốn khỏe mạnh thì trước tiên người mẹ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Thăm khám và sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp mẹ biết rõ về sức khỏe của mình, kịp thời điều trị các bệnh lý nếu có, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ giai đoạn đầu. Khám sàng lọc trước khi mang thai có ý nghĩa quan trọng và cần thiết không kém việc khám thai định kỳ sau này.

Ngoài khám phụ khoa, trước khi mang thai phụ nữ nên thực hiện các sàng lọc sau:
– Khám nha khoa: Nhiều người cho rằng sức khỏe răng miệng không liên quan gì đến việc mang thai nên khám nha khoa trước khi mang thai là việc làm không cần thiết. Thực tế cho thấy đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Trong thai kỳ việc thay đổi nội tiết sẽ làm các bệnh răng miệng trở nên nặng hơn, phải đi nhổ răng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị… gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan khi mẹ bị các bệnh răng miệng trong thai kỳ với việc trẻ sinh non, sinh nhẹ cân.

– Tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp không chỉ có vai trò quan trọng với sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

– Điện tâm đồ: Mẹ bầu bị bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng hơn trong thai kỳ. Đo điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu không chỉ cho biết nhóm máu, khả năng mắc bệnh thiếu máu, những bất thường của tế bào máu mà còn sàng lọc được bệnh thiếu máu huyết tán (thalassemia) và yếu tố Rh -. Ngoài ra xét nghiệm máu còn giúp đánh giá chức năng gan, thận, phát hiện tình trạng nhiễm một số virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật nghiêm trọng như ký sinh trùng Toxoplasma, Rubella, giang mai…

Khám trước khi mang thai ở đâu tốt

Ngoài khám phụ khoa, trước khi có bầu chị em nên thưc hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát

– Xét nghiệm nước tiểu: Đây là biện pháp đơn giản để bác sĩ có cái nhìn tổng thể về sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số như protein, bạch cầu, hồng cầu, glucose… Kết quả xét nghiệm nước tiểu còn cho biết bạn có mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu không.

– Tiêm phòng: Trước khi mang thai, phụ nữ nên tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng khi mẹ mắc bệnh như viêm gan B, cúm, Rubella, thủy đậu….

Để có một thai kỳ suôn sẻ, an toàn, con yêu chào đời khỏe mạnh thì việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là hết sức cần thiết. Tại nước ta, hầu hết các ông bố bà mẹ chỉ quan tâm tới sức khỏe của mẹ và bé sau khi đã mang thai mà không biết rằng việc chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai quan trọng hơn nhiều. Tâm lý coi thường việc khám sàng lọc trước khi mang thai đã làm cho tỷ lệ trẻ sinh ra gặp dị tật và mắc bệnh tăng nhanh chóng. Do đó nếu bạn đang có ý định mang bầu thì hãy thực hiện khám, sàng lọc và tư vấn tại các cơ sở y tế có uy tín để được các bác sĩ trong lĩnh vực Sản phụ khoa hỗ trợ kịp thời.