Khi con gái nói xin lỗi

Tôi có một cô bạn, lúc nào cũng sống trong nhút nhát và lo sợ, lúc nào cũng mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt bạn rất hay nói lời xin lỗi.

Khi yêu một chàng trai, dù anh ta không quan tâm bạn, không chăm lo cho bạn, bạn vẫn xin lỗi dù anh ta giận không có lý do. Anh ta hẹn bạn nhưng lại tới trễ, làm bạn đợi ròng rã mấy tiếng đồng hồ, nhưng cuối cùng bạn vẫn là người nói lời xin lỗi. Sau cùng, anh ta chia tay bạn vì chán ngấy những lời xin lỗi, dẫu bạn chẳng có lỗi lầm gì.

Là con gái đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, cứ duy trì 7 thói quen tích cực: Đời nở hoa

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: The Sun)

Trong công ty, mặc ai đúng ai sai, bạn luôn là người xin lỗi trước bởi phương châm sống của bạn là “dĩ hòa vi quý”. Bạn nghĩ rằng một lời xin lỗi sẽ xoa dịu không khí, kể cả khi sếp chèn ép bạn, sếp cố tình chì chiết bạn, bạn vẫn cúi đầu nhận sai như thường. Kết quả, bạn bị đuổi việc vì là người không có chính kiến.

Trong các mối quan hệ bạn bè, bạn cũng là người xin lỗi. Khi ra đường có kẻ đâm sầm vào mình, bạn cũng nhanh miệng xin lỗi trước. Có lẽ, thói quen ấy đã được hình thành từ bé, bạn được cha me dạy phải ngoan ngoãn bằng cách cúi mình. Lâu dần, bạn đánh mất cá tính.

Bạn biết không, xin lỗi quá nhiều thực sự có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự nhận thức của bản thân. Đó là quy luật của xu hướng tự hoàn thiện. Bạn nói xin lỗi càng nhiều thì bạn càng tin mình sai trái và cuối cùng bạn sẽ trở nên đáng thương trong mắt những lời xung quanh.

Vậy cho nên, lời xin lỗi tuy là phép lịch sự, tuy là điều cần thiết nhưng có những trường hợp bạn không nên nhận sai về mình. Đặc biệt là trong 8 hoàn cảnh sau:

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: The Guardian)

1/Khi bạn nói sự thật

Hoàn toàn không cần nói xin lỗi khi bạn nói sự thật bởi vì các nhà tâm lý học tin rằng trung thực mang lại hiệu quả hơn việc cố gắng không làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Hãy dùng các từ như "tôi nghĩ" hoặc "theo ý kiến của tôi", thay vì "tôi xin lỗi". Cách hành xử này còn làm cho bạn trở thành người chuyên mang lời khuyên giá trị cho người khác.

2/  Khi bạn đặt câu hỏi

Trong nhiều trường hợp, chúng ta không dám đặt câu hỏi vì sợ mình trở nên ngớ ngẩn trong mắt người khác. Tuy nhiên, đây không phải là thái độ đúng đắn nếu bạn thực sự muốn thành công. Đừng cảm thấy phải xin lỗi vì không hiểu và đừng ngại ngùng đề nghị được giúp đỡ. Nếu một người khác phán xét bạn vì đã hỏi, đó vấn đề của họ chứ không phải của bạn.

3/ Khi bạn không trả lời ngay lập tức

Sẽ luôn có những người coi nhu cầu của họ quan trọng hơn của bạn. Kiểu người này khăng khăng đòi trả lời email, tin nhắn... ngay lập tức mà không nghĩ rằng bạn có thể bận rộn với những thứ khác nhau. Đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn chưa có thời gian cho người khác. Nếu đó không phải là việc khẩn cấp thật sự, chỉ cần cho họ biết bạn đang bận và sẽ trả lời khi có thể.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Phunutoday)

4/Khi bạn không thể kiểm soát việc xảy ra

Có rất nhiều tình huống vượt khỏi tầm kiểm soát, ngay cả khi chúng ta đã lên kế hoạch kỹ lưỡng. Đó có thể là tắc đường khiến trễ họp, lỗi kỹ thuật khiến bạn hỏng bài thuyết trình - những điều này luôn xảy ra và bạn không thể chịu trách nhiệm cho tất cả. Thay vì xin lỗi, hãy nói lời cảm hơn để cho thấy bạn cũng bị ảnh hưởng và đã cố gắng tìm giải pháp để mọi người đều vui vẻ.

5/Khi người khác cư xử thô lỗ

Nhiều người trong chúng ta đã quen với tình huống thấy khó xử vì hành vi của người khác. Hiện tượng này được gọi là sự bối rối gián tiếp và có liên quan đến sự đồng cảm. Tuy nhiên, bạn không phải chịu trách nhiệm cho những thứ mà bạn không có tội.

6/Khi bạn khác biệt

Bạn có quyền sống theo cách mình thấy thoải mái nhất mà không cần phải xin lỗi. Trừ khi đó là một lễ hội, nơi có quy định bắt buộc về trang phục, còn nếu không bạn không cần phải làm cho mình hợp ý người khác. Hãy luôn là chính mình để mang lại một thế giới đầy sắc màu.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Vietgiaitri.com)

7/ Khi bạn muốn được ở một mình

Không phải lúc nào mong muốn được ở một mình cũng là dấu hiệu cho thấy một tâm trạng xấu. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy việc dành nhiều thời gian cho bản thân mang đến cho bạn sự sáng tạo. Vì vậy đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì không tham gia hoạt động xã hội nào. Chỉ cần lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của mình

8/Khi bạn đã xin lỗi nhiều lần trước đó

Nói xin lỗi nhưng vẫn không ngừng lặp đi lặp lại một sai lầm để rồi tiếp tục xin lỗi... sẽ khiến bạn đánh mất uy tín. Cách chân thành nhất để thể hiện rằng bạn đã biết lỗi là hứa sẽ làm tốt hơn trong tương lai, và bạn nhất định phải làm theo lời hứa. Sau khi xây dựng lại niềm tin của mọi người với bạn, lời xin lỗi của bạn sẽ có giá trị hơn.

Nguồn tham khảo: VNE