Khí hậu châu Âu có đặc điểm gì vì sao lại có khí hậu như vậy

Thời tiết châu Âu có sự phân chia rõ rệt với 4 mùa xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa lại có những đặc trưng và thú vị riêng dành cho khách du lịch. Vậy châu Âu có khí hậu như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung này dưới bài viết này nhé!

Châu Âu có khí hậu như thế nào?

Theo tìm hiểu, hầu hết lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ có một số ít diện tích ở phía Bắc vòng cực là khí hậu hàn đớiphần phía Nam là khí hậu địa trung hải. Cụ thể:

Lược đồ khí hậu của châu Âu

  • Các nước ở vùng ven biển Tây Âu và một số nước vùng Bắc Âu như Anh, Pháp, Na Uy, Ireland,… có khí hậu ôn đới hải dương với mùa hạ mát và mùa đông không quá lạnh. Nhiệt độ trung bình trên 0०C, mưa quanh năm với lượng mưa tương đối lớn từ 800 – 1000 mm/ năm, sương mù dày đặc vào mùa đông. Đặc biệt, tại đây thì dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò to lớn khiến khí hậu tại các nước này ấm hơn so với những nơi khác có cùng vĩ độ.
  • Các nước vùng Bắc Âu ở phía Đông như Thụy Điển hay Phần Lan thường có khí hậu ôn đới lục địa lạnh với màu đông lạnh có tuyết rơi nhiều và dày, còn mùa hè thì mát mẻ.
  • Các nước vùng Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Phía Bắc Đông Âu thường có mùa đông kéo dài và tuyết bao phủ; còn khi đi dần về phía Nam thì mùa đông sẽ ngắn dần, mùa hạ thì nóng hơn và lượng mưa giảm dần. Khi vào sâu trong đất liền thì mùa đông rất lạnh, tuyết rơi nhiều và mùa hạ nóng, có mưa.
  • Các nước Nam Âu ở ven biển Địa Trung Hải có mùa đông ít lạnh và mưa rào nhiều, còn mùa hè thì nóng và khô.

Khám phá các mùa ở châu Âu

1. Mùa xuân 

Mùa xuân ở châu Âu thường bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 4. Theo đó, vào thời gian này thì ở một số nước phía Đông Bắc Âu tuyết bắt đầu tan, trời lạnh và mưa nhiều. Thời tiết này gây ra cho bạn cảm giác khó chịu và ẩm ướt.

Ngắm nhiều loài hoa nở vào mùa xuân ở châu Âu

Cũng vào mùa này thì tại một số nước sát biển hoặc các nước ở phía Nam và Tây Âu như Hà Lan, Pháp, Bỉ, Na Uy,… thời tiết sẽ ấm và ít mưa hơn. Mùa xuân tại các nước này chính là thời điểm có nhiều loại hoa nở nhất.

2. Mùa hè

Mùa hè ở châu Âu sẽ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 7, tháng 8. Mùa hè chính là thời điểm lý tưởng cho các hoạt động du lịch, tham quan bởi thời tiết lúc này khá mát mẻ với ngày dài đêm ngắn.

Ngắm toàn thành phố trên những con sông mát mẻ

Nếu bạn có ý định du lịch châu Âu thì có thể ghé thăm các nước như Pháp, Luxembourg, Italia, Bỉ, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp…

3. Mùa thu  

Mùa thu ở châu Âu gói gọn trong 3 tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Đây chính là thời điểm cả châu Âu khoác lên mình màu vàng rực rỡ, mùa của cây thay lá mới. Thời tiết lúc này vô cùng dễ chịu, mát mẻ và tạnh ráo. 

Khung cảnh lãng mạn vào mùa thu

Một số quốc gia tại Bắc Âu sẽ vô cùng thích hợp cho khám phá, du lịch vào mùa thu phải kể đến Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Áo, Hungary,…

4. Mùa đông 

Mùa đông ở châu Âu bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 1 năm sau. Nhìn chung thì thời tiết lúc này khá lạnh, đặc biệt là các nước Bắc Âu và phía Bắc Đông Âu khi có tuyết rơi nhiều và dày đặc. 

Lapland tại Phần Lan mệnh danh là quê hương ông già Noel

Mùa đông chính là thời gian lý tưởng cho các hoạt động ngắm tuyết rơi, trượt tuyết. Bạn cũng có thể tận hưởng không khí đón Giáng sinh và đón năm mới vào thời điểm này. Điều đặc biệt nhất, Lapland ở Phần Lan được xem là quê hương của ông già Noel trên toàn thế giới. 

Như vậy thì nội dung của bài viết này đã trả lời được câu hỏi châu Âu có khí hậu như thế nào cũng như đặc điểm khí hậu tại các quốc gia châu Âu. Theo dõi các bài viết của Kienthuctonghop.vn mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

||Bài viết liên quan khác:

-Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

-Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

-Phía Tây có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn ở phía Đông

Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông

Ôn tập môn Địa lý 7

4 4.248

Tải về Bài viết đã được lưu

Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông

  • 1. Vị trí địa hình
  • 2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật
  • 3. Các môi trường tự nhiên
  • 4. Trắc nghiệm củng cố

Câu hỏi: Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông

  1. Ảnh hưởng của dòng biển nóng
  2. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh
  3. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió
  4. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng

1. Vị trí địa hình

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu với diện tích khoảng 10 triệu km2.

+ Giới hạn từ 36oB – 71oB.

+ Tiếp giáp: Bắc Băng Dương, biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và châu Á.

Đặc điểm địa hình:

+ Có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông, gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già ở phía Bắc và trung tâm.

- Núi trẻ ở phía tây, nam và Trung Âu.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật

Khí hậu

+ Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông

Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

Thực vật

Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

3. Các môi trường tự nhiên

Môi trường ôn đới hải dương

- Đặc điểm: Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm

- Phân bố: Ven biển Tây Âu.

- Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng

- Thực vật: Rừng lá rộng.

Môi trường ôn đới lục địa

- Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa

- Phân bố: Khu vực Đông Âu

- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè, mùa đông đóng băng

- Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế

Môi trường Địa Trung Hải

- Phân bố: các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Mùa hạ nóng, mùa mưa không lạnh lắm.

+ Mưa chủ yếu vào mùa thu – đông

- Sông ngòi: Sông ngắn và dốc, nhiều nước vào mùa thu – đông, mùa hạ ít nước.

- Thực vật: chủ yếu là rừng thưa, cây bụi lá cứng xanh quanh năm.

Môi trường núi cao

- Phân bố: miền núi trẻ phía Nam.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

+ Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây.

- Thực vật: có nhiều vành đai khác nhau, thay đổi theo độ cao.

4. Trắc nghiệm củng cố

Câu 1: Châu Âu có 4 kiểu khí hậu

  1. Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
  2. Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
  3. Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.
  4. Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.

Lời giải:

Châu Âu có 4 kiểu khí hậu, đó là ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới và khí hậu Địa Trung Hải.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Âu không thể hiện ở đặc điểm

  1. Mùa đông kéo dài và có tuyết rơi
  2. Mùa hạ nóng, có mưa
  3. Lượng mưa không lớn, trên dưới 700mm
  4. Mưa vào thu – đông và có nhiều nước hơn mùa hạ

Lời giải:

Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Âu thể hiện ở đặc điểm là mùa đông kéo dài và có tuyết rơi còn mùa hạ nóng, có mưa nhưng lượng mưa không lớn, thường chỉ trên dưới 700mm/năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là

  1. Khí hậu ôn đới hải dương.
  2. Khí hậu ôn đới lục địa.
  3. Khí hậu địa trung hải.
  4. Khí hậu hàn đới.

Lời giải:

Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là khí hậu ôn đới lục địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Điểm không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu:

  1. Nhiệt độ trung bình năm trên 0oC.
  2. Lượng mưa phân hoá theo mùa.
  3. Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
  4. Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên.

Lời giải:

Đặc điểm đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu là mùa hạ mát, mùa đông ấm. Nhiệt độ trung bình năm trên 0oC, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 – 1000mm]. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm, ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hưng nhiều của dòng biển nóng

  1. Bắc Đại Tây Dương.
  2. Gơn-Xtrim.
  3. Mô-Dăm-Bích.
  4. Bắc Xích Đạo.

Lời giải:

Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hưởng nhiều của dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương.

Đáp án cần chọn là: A

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Tham khảo thêm

  • Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
  • Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
  • Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào?
  • Đặc điểm hình thái bên ngoài của các chủng tộc trên thế giới

Video liên quan

Chủ Đề