Khó khăn khi thay sách giáo khoa

THỨ NĂM, 17/01/2019 10:23:40

Phóng viên Báo Hải Dương phỏng vấn Phó Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Thị Tiến về vấn đề này.

- Hải Dương có những thuận lợi gì khi triển khai bộ SGK mới ở các cấp học, thưa bà?

- Khi triển khai bộ SGK mới, Hải Dương có những thuận lợi nhất định. Nhiều năm nay, ngành GDĐT luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học của các cấp, các ngành. Hải Dương đã có nền tảng giáo dục tốt về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện cũng như mũi nhọn. Phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ đã và đang tác động tích cực đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Nhân dân ngày càng quan tâm, tạo điều kiện cho con em học tập.

- Điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất trường học hiện nay có bảo đảm cho việc sử dụng bộ SGK mới?

- Một trong những điểm mới và được chú trọng ở bộ SGK mới là dạy học thông qua hoạt động, đẩy mạnh thực hành, trải nghiệm ở cấp tiểu học và trải nghiệm hướng nghiệp ở cấp THCS, THPT. Một trong những điều kiện căn bản để thực hiện thành công bộ SGK mới là bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Hiện nay, các trường cơ bản bảo đảm ở mức tối thiểu, nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Vài năm gần đây, do số lượng học sinh của tỉnh tăng đột biến dẫn đến nhiều trường thiếu phòng học. Không ít trường cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu phòng chức năng, phòng bộ môn. Nhiều trường khuôn viên chật chội. Phần lớn các trường chưa có nhà đa năng, bể bơi, sân chơi bãi tập đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ giáo viên hiện còn thiếu, chưa bảo đảm đủ về số lượng và cơ cấu, nhất là ở cấp tiểu học, THCS. Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh còn phải ký hợp đồng lao động với khoảng 1.100 giáo viên. Giáo viên hợp đồng công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp dẫn đến khó tâm huyết, gắn bó với nghề. Một bộ phận giáo viên duy trì thói quen cũ, dạy học theo lối mòn, tâm lý ngại thay đổi, chậm đổi mới phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học. Một trở ngại nữa là phụ huynh chú trọng việc học văn hóa mà chưa quan tâm đúng mức cho con em tham gia các hoạt động khác.

- Thời gian tới, Sở GDĐT làm gì để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, triển khai áp dụng bộ SGK mới có hiệu quả?

- Ngay từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI], Sở GDĐT đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2827/KH-UBND ngày 1.11.2016 tiếp tục thực hiện Đề án "Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học" giai đoạn 2016 - 2020. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tăng cường kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh tiến độ xây dựng và giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường các giải pháp phát triển, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT. Thời gian tới, Sở GDĐT sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc áp dụng bộ SGK mới. Trong đó, tích cực tham mưu với tỉnh bố trí đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình SGK mới, lộ trình triển khai, thực hiện. Huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác giáo dục. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ, phát huy nội lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đổi mới mạnh mẽ sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp giáo dục.

DANH TRUNG [thực hiện]

 

Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện theo lộ trình như sau: Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

  • TAG
  • SÁCH GIÁO KHOA MỚI
  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • GIÁO VIÊN
  • NGUYỄN THỊ TIẾN

Năm học đầu tiên triển khai Chương trình, SGK GDPT mới [ảnh: Bộ GDĐT]

Năm học 2020-2021 diễn ra với nhiều khó khăn, khác biệt so với những năm học trước

Năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19, toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp vừa triển khai Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1. 

Các ý kiến tại Hội nghị cho rằng, đây là năm học được triển khai trong bối cảnh có những yếu tố khó khăn và khác biệt so với các năm học trước. Trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà [khoảng 6 tháng, từ tháng 2-8/2020] nên không được trực tiếp học chương trình mầm non. Việc được học nhận biết các mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu như không thực hiện được.

Mặt khác, do tình hình dịch Covid-19 nên năm học 2020-2021 được tổ chức học chính thức sau ngày khai giảng 05/9/2020 và không có 2 tuần để học sinh và giáo viên làm quen nhằm tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh lớp 1.

Về phía giáo viên, do tình hình dịch Covid-19, ngành giáo dục và các địa phương đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, nhiệm vụ mới, tập huấn với hình thức mới, giáo viên ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên, vì vậy đã có những lúng túng bước đầu khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và SGK mới ở lớp 1.

Bên cạnh đó, chương trình GDPT 2018 chỉ quy định chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt; SGK không biên soạn theo tiết như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng. Đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy giáo viên, nhà trường một số nơi chưa tự tin và có sự lúng túng khi thực hiện giai đoạn đầu năm học 2020-2021; cha mẹ học sinh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình nên có biểu hiện lo lắng, so sánh chương trình, SGK cũ và chương trình và SGK mới, gây áp lực cho học sinh, GV và nhà trường…

Tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình [ảnh: Bộ GDĐT]

Học sinh lớp 1 đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1

Để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình SGK GDPT 2018 đối với lớp 1, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về triển khai thực hiện chương trình, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn.

Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT đối với cấp tiểu học, đặc biệt đối với lớp 1; khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Cùng đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Báo cáo của Bộ GDĐT cho thấy, 100% trường tiểu học ưu tiên thực hiện đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học đối với học sinh lớp 1, đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu GV để thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình GDPT 2018. 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập...

Tổng hợp kết quả từ các địa phương về kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cho thấy tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành; học sinh mạnh dạn tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học cơ bản đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1 và được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.

Tuy nhiên, sau một năm triển khai thực hiện chương trình, SGK GDPT mới cho thấy vẫn còn một số tồn tại như, việc biên soạn SGK theo chương trình mới còn gặp nhiều hạn chế từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt việc lựa chọn, sử dụng SGK ở các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc in ấn, phát hành.

Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn, thẩm định còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; việc quy định Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu do địa phương biên soạn, thẩm định gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ về cơ cấu, nhất là đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 có một số môn học mới.

Ngoài ra, điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở GDPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đặc biệt là cấp tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn. Trong dư luận xã hội vẫn còn một bộ phận đưa ra một số ý kiến chưa thực sự tin tưởng vào quá trình đổi mới CT, SGK GDPT.

V.Khánh

Video liên quan

Chủ Đề