Phương pháp điều chỉnh tư pháp quốc tế

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa quốc gia là sự phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế. Việc củng cố và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thể hiện trong quan hệ dưới nhiều thức và phương diện khác nhau. Trong tư pháp quốc tế đã có những quy định rất rõ ràng và cụ thể về đối tượng cũng như phương pháp điều chỉnh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Tư pháp quốc tế là gì?

Tư pháp quốc tế được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Tư pháp quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác phát triển mối quan hệ pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới. Tư pháp quốc tế giống như một phương pháp giúp cho các quốc gia có liên quan xảy ra vấn đề giải quyết được vấn đề đó. Tư pháp quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là sợi dây gắn kết các quốc gia, các mối quan hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới.

Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước  sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự [theo nghĩa rộng] có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội.

Việc thực hiện nội dung tư pháp quốc tế giữa các quốc gia với quốc gia, giữa các công dân với công dân, giữa các vấn đề của quốc gia với nhau cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định của tư pháp  quốc tế. Các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế được chia ra làm hai phương pháp chính như sau:

Có ba phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế: [i] phương pháp điều chỉnh thực chất; [ii] phương pháp điều chỉnh gián tiếp; [iii] phương pháp điều chỉnh áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Trong đó:

Phương pháp thực chất theo quy định được hiểu là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào. Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế. Phương pháp này làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên có hạn chế là số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.

Phương pháp điều chỉnh gián tiếp [phương pháp xung đột] được hiểu là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể. Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia tư pháp quốc tế mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng. Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình [gọi là quy phạm xung đột trong nước] ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các điều ước quốc tế [quy phạm xung đột thống nhất].

Phương pháp điều chỉnh áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Trong trường hợp phương pháp một và phương pháp hai không được thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì phương pháp điều chỉnh áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Ta có thể thấy, phương pháp này được đưa ra sử dụng khi hệ thống pháp luật còn sự thiếu xót, chưa được hoàn chỉnh, hay trong trường hợp xảy ra, hệ thống pháp luật chưa có quy định, chưa có án lệ để áp dụng. Trong trường hợp liên quan đến tư pháp quốc tế thì các quốc gia chưa có các điều ước quốc tế liên quan được ký kết. Pháp luật trong quốc gia cũng chưa có điều luật để thực hiện thì các tập quán tương tự luật của chính quốc gia sẽ được áp dụng để giải quyết.

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Các quan hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới luôn có những sự phức tạp bởi nó vô cùng phong phú. Những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới chính là những đối tượng điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế. Các quan hệ, các đối tượng mà luật tư pháp điều chỉnh như sau:

Một là, trường hợp có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Người nước ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài nhưng không đồng thời mang quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch. Ví dụ trong trường hợp này như sau: các quan hệ phát sinh giữa những đối tượng là công dân nước ngoài nhưng hiện tại đang sinh sống và làm việc, học tập trên lãnh thổ Việt Nam, giữa những đối tượng là công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam nhưng cũng đang sinh sống học tập hay làm việc tại lãnh thổ quốc gia khác.

Hai là, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài. Ví dụ trong trường hợp này như sau: Trong trường hợp công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam nhưng lại có tài sản ở nước ngoài. Khi công dân này chết thì là đối tượng của quan hệ nằm ở nước ngoài đó di sản thừa kế của người này ở nước ngoài.

Ba là, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ trong trường hợp này như sau như hai công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình cùng chung sống học tập hay làm việc ở nước ngoài lại thực hiện thủ tục kết hôn tại nước ngoài.

Như vậy, qua đây có thể thấy đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân, và gia đình, quan hệ về lao động, quan hệ về thương mại và tố tụng dân sự nhưng có yếu tố nước ngoài. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và bao trùm hầu hết các quan hệ chỉ cần những quan hệ đó liên quan tới yếu tố nước ngoài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề