Khởi nghiệp thất bại thay nhau đổ lỗi năm 2024

Khởi nghiệp là con đường không trải qua hồng, do đó việc gặp khó khăn, thất bại là điều không tránh khỏi.

Không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên startup.Tất nhiên khi tâm huyết, đứa con tinh thần của mình bị sụp đổ, ai cũng đều cảm thấy chán nản, suy sụp và mất hẳn niềm tin vào con đường đã chọn. Nhưng sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ thu được nhiều bài học để thành công hơn.

Khởi nghiệp thất bại thay nhau đổ lỗi năm 2024

Không ai muốn muốn khởi nghiệp thất bại, nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh này, dưới đây là 6 bước bạn cần làm để đứng dậy sau mỗi lần thất bại đó.

1. Chấp nhận rằng thất bại là mẹ thành công

Bước đầu tiên trong bất kỳ quá trình gượng dậy nào cũng là phải thừa nhận sự thất bại. Thay vì ngụy biện hay đổ tiền thêm vào một dự án đã sụp đổ, bạn phải nhìn thẳng vào sự thật. Nếu bạn không xem thất bại của mình là một phần trên con đường dẫn tới thành công, bạn sẽ không bao giờ vượt qua nó.

Có thể bạn không thích điều đó, nhưng phải biết thừa nhận rằng mình đâu thể thay đổi được những sai lầm trong quá khứ. Từ đó, hãy chuyển hướng suy nghĩ rằng bạn đã có thêm một thất bại nữa để đến gần hơn với thành công.

2. Đừng ôm nỗi đau vì thất bại quá lâu

Thay vì dồn nén hết cảm xúc và giả vờ rằng mọi chuyện vẫn ổn thỏa, bạn cần phải dành ra thời gian để chiêm nghiệm và cho phép bản thân chìm trong nỗi đau thất bại, nếu vờ bản thân không có chuyện đau khổ thì bạn sẽ chỉ rơi vào stress, căng thẳng và trầm cảm.

Quá trình này có thể mất ba tháng, nhưng với vài người thì có thể chỉ mất 30 phút. Bất kể nó kéo dài bao lâu, hãy dành ra đủ thời gian mà bạn thấy cần thiết, đừng quá lâu để bản thân chìm đắm vào nỗi đau và không vực dậy được, sau đó bạn phải đứng dậy và đi tiếp.

3. Chấp nhận toàn bộ trách nhiệm

Đây là lúc nghiêm khắc nhìn nhận lại lỗi của bản thân bạn. Không phải do đối tác kinh doanh, không phải do nhân viên của bạn, không phải do nhà đầu tư mà chính là bản thân bạn.

Nó sẽ giúp cải thiện khả năng lãnh đạo, tăng cường tinh thần trách nhiệm và giúp bạn những vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới dễ dàng hơn.

Khi tự chịu toàn bộ trách nhiệm về mình, bạn cho mình một cơ hội để học hỏi kinh nghiệm. Khi bạn nhận về mình 100% trách nhiệm, đó chính là lúc bạn có thể bắt đầu “tái xuất giang hồ”.

4. Liệt kê lại những điều đã làm sai

Hãy nhớ lại những lần bạn đi chệch hướng: tài chính, tuyển dụng, mâu thuẫn nội bộ, sai lầm marketing… Có thể bạn đã chọn sai đối tác. Có lẽ bạn đã không đủ cẩn thận với các yếu tố pháp lý. Có thể bạn đã không đầu tư đủ thời gian để trau dồi kỹ năng marketing của mình…

Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ về thất bại của mình, liệt kê lại những sai lầm và từ đó sửa chữa những lỗi đã mắc phải cho dự án kế tiếp.

5. Phác thảo kế hoạch khởi nghiệp mới

Khi đã nhìn nhận được thất bại cũng như những sai lầm mà bản thân mắc phải, bạn sẽ biết mình phải sửa những điều gì, cần thay đổi gì, phải tránh những điều gì và mình phải làm gì để lập nên một kế hoạch mới. Việc khắc phục được những lỗi cũ sẽ giúp bạn sáng suốt, tỉnh táo để khởi nghiệp tốt hơn.

6. Dốc hết sức lực

Sau một lần thất bại, chắc chắn không ai muốn thất bại lần nữa. Bạn sẽ tự thấy mình mạnh mẽ hơn nhiều sau lần thất bại vừa rồi. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn những bài học mà chúng đã dạy cho bạn.

Việc cần làm tiếp theo là tăng tốc, dốc hết sức lực, toàn tâm toàn sức vực dậy những gì mà bạn đã gây dựng nên và đưa nó đến con đường thành công. Hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục bước về phía trước, thất bại chỉ là một trở ngại nhỏ không nên làm cản trở bạn.

Nhiều công ty mới phải đi vào ngõ cụt chỉ vì va chạm giữa những người đồng sáng lập. Sau một thời gian hợp tác, quan hệ của họ trở nên rất xấu và gần như không thể làm việc cùng nhau nữa.

Trong thực tế, nhiều người không biết tôn trọng và đánh giá đúng giá trị của người đồng sáng lập. Họ làm cho người hợp tác thấy khó chịu, không thoải mái trong mọi chuyện. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ và sau cùng dẫn đến đổ vỡ.

Ai đó đã đúng khi cho rằng việc duy trì quan hệ hợp tác trong kinh doanh và quan hệ hôn nhân thật ra không khác nhau lắm. Cả hai đều cần sự cam kết rất cao và cần kiểm soát cho được cái tôi của người trong cuộc. Vì thế, nên thận trọng khi chọn người đồng sáng lập và học cách làm chủ cái tôi nếu như muốn giữ cho “cuộc hôn nhân” được tốt đẹp, thành công.

Kỳ vọng quá mức sẽ gây tổn thương

Hầu hết những ai rất thiết tha với startup của họ sẽ thấy tự hào khi “làm quá” mọi chuyện – làm quá giờ, quá cam kết với khách hàng, tưởng tượng thái quá, v.v… Hệ quả là họ cũng quá mong đợi, quá kỳ vọng vào những người đồng sáng lập. Đó là lúc vấn đề thực sự bắt đầu.

“Tôi làm việc 16 tiếng mỗi ngày, vậy sao cậu ấy lại không thể làm như vậy? Tôi phải bỏ bê gia đình để ưu tiên cho công việc, còn anh ta thì cứ về sớm để chăm lo cho gia đình?”. Nếu bạn bắt đầu có những ý nghĩ như thế về người đồng sáng lập thì nên dẹp bỏ ngay kiểu suy nghĩ đó, nếu không, việc hợp tác sẽ không thể tồn tại lâu dài.

Cần tôn trọng người hợp tác

Nếu bạn không tôn trọng những người đồng sáng lập và quan điểm của họ, có lẽ bạn không bao giờ xây dựng được một đội ngũ giỏi. “Khác biệt về quan điểm” và “phớt lờ quan điểm của ai đó” bằng cách không tôn trọng họ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Ai cũng có lúc này lúc khác, có những lúc mọi người cần được ở một mình để phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Bạn cần tôn trọng sự độc lập và những ưu tiên trong cuộc sống của họ, cũng tương tự như tôn trọng quyền riêng tư của bản thân mình.

Minh bạch sẽ mang lại niềm tin, sự gắn kết

Rõ ràng, minh bạch với những người đồng sáng lập là chuyện tuyệt đối quan trọng vì nó tạo dựng sự gắn kết, thống nhất, niềm tin và một thái độ tích cực. Trách nhiệm của bạn là cho mọi người nhìn thấy một bức tranh rõ ràng, nhất là khi mọi thứ không được suôn sẻ.

Nên nhớ rằng bạn không thể che giấu quá lâu một bí mật nào đó, và sẽ rất phiền toái nếu như bí mật đó lại bất ngờ lộ ra hoặc bị ai đó tiết lộ. Khi minh bạch, chúng ta cũng sẽ vượt qua được nỗi sợ và cảm giác tội lỗi luôn dằn vặt và làm ta mệt mỏi.

Dừng ngay việc trách cứ

Đổ lỗi, trách cứ là một trong những “trò” mà những người đồng sáng lập hay dùng tới. Khi mọi thứ không được thuận lợi, chuyện trách người khác thì dễ nhưng rất khó để trách chính mình. Vấn đề này rõ ràng là phát xuất từ cái tôi và đây cũng thường là “hồi chuông báo tử” cho các mối quan hệ hợp tác.

Trong những tình huống như thế, tự kiềm chế là điều tốt nhất mà bạn có thể làm: giữ bình tĩnh, phân tích mọi việc và nhìn ra nguyên nhân gốc rễ của rắc rối. Thậm chí nếu người đồng sáng lập phải chịu trách nhiệm cho một tổn thất nào đó thì bạn cũng phải kiềm chế để không làm tổn thương họ vì quá giận dữ. Cần nên học cách thể hiện thông điệp một cách tích cực và lịch sự.

Nên tự mình giải quyết vấn đề

Chúng ta từng chứng kiến nhiều cặp vợ chồng cãi nhau về những chuyện nhỏ nhặt, nhưng lại làm cho mọi thứ tồi tệ hơn khi kéo bạn bè và người thân vào cuộc. Mâu thuẫn nhỏ trở thành cuộc chiến lớn và sau cùng quan hệ không thể hàn gắn được nữa. Tương tự, những người đồng sáng lập cũng dễ đi tới chỗ phá hỏng mọi thứ nếu để cho bạn bè và thành viên gia đình cùng “tham chiến” vào những lúc mà họ nghĩ rằng “không còn chuyện gì để nói với nhau nữa”. Vì thế, nên tự giải quyết mâu thuẫn và tránh đưa người ngoài vào cuộc. Và cũng nên tránh đừng cãi vã, to tiếng với nhau trước mặt nhân viên vì sẽ để lại cho họ ấn tượng rất xấu.

Bạn có thể là một anh hùng hoặc bà đầm thép cả trong cuộc sống và trên thương trường. Bạn có năng lực đặc biệt, gần như có thể giải quyết mọi vấn đề và mọi người ngưỡng mộ bạn vì điều đó. Nhưng, tất cả những điều đó vẫn chưa thể làm bạn trở thành một người đồng sáng lập tốt cho tới khi bạn bắt đầu biết tôn trọng, ngưỡng mộ những người đồng sáng lập vì một sáng kiến nhỏ hay nỗ lực của họ. Cần học cách tha thứ cho những lỗi lầm của họ, cho qua và tiếp tục tiến lên. Mọi quan hệ tuyệt vời trong cuộc sống đều có một điểm chung – tôn trọng người khác.