Kiếm katana gỗ luyện tập

Các bộ môn sử dụng kiếm gỗ Bokken đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút đông đảo môn sinh theo học hơn bao giờ hết ở Việt Nam. Hãy cũng tìm hiểu xem thanh kiếm này có điểm gì đặc biệt mà lại được nhiều người yêu thích đến vậy nhé!

  • 5+ đặc điểm của môn võ Judo mà không phải ai cũng biết
  • 6+ dụng cụ tập Muay Thái không thể thiếu dành cho người mới bắt đầu
  • Những nguy hiểm khi chọn sai loại bao cát và cách chọn loại bao cát phù hợp
  • 4+ lưu ý không nên bỏ qua khi học võ Karate tại nhà
  • 4 bài tập đấm bốc với bao cát vô cùng dễ dàng, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

1. Lịch sử và tính biểu tượng của thanh Bokken

Nếu bạn là một fan cứng của văn hoá hoặc võ thuật Nhật Bản, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua về thanh đao huyền thoại Katana, biểu tượng của các chiến binh Samurai lừng danh vùng đất mặt trời mọc. Katana không chỉ là vật bất ly thân của các Samurai trên chiến trường, nó còn là tượng trưng cho lịch sử oai hùng và nghệ thuật chiến đấu đầy quả cảm của con người Nhật Bản.

Thế nhưng, ít ai biết rằng trên thực tế, thanh kiếm được các Samurai sử dụng để luyện tập thường xuyên hơn cả lại chính là Bokken [mộc kiếm] hay còn có tên gọi khác là Bokuto. Trong tiếng Nhật, chữ “bok” có nghĩa là gỗ, chữ “ken” có nghĩa là kiếm. Kiếm gỗ Bokken là một loại kiếm bằng gỗ mang hình dáng và đa số các các đặc thù của thanh đao Katana như độ cong, chạm khắc hay kích thước.

Tuy nhiên, so với Katana, Bokken an toàn và thực dụng hơn rất nhiều. Loại kiếm này không gây thương vong cao độ cho đối phương như sự sắc bén của lưỡi gươm Katana. Ngoài ra, Bokken cũng ít tốn kém và không mất nhiều công sức chăm sóc hoặc bảo trì bởi cấu trúc đơn giản là bằng gỗ.

Tuy thường dùng để luyện tập, nhưng tính hữu dụng của Bokke trong chiến đấu cũng không thể xem nhẹ được. Thời xưa, nhiều Samourai chọn Bokken thay vì Katana vì khả năng chịu đựng của nó: thường thì một Bokken khác hắn chắc và khó bị gãy hơn trong khi Katana thì tương đối mảnh mai hơn. Những thương tích gây ra bởi Bokken có thể dẫn đến thương vong nặng nề, giống với thương tích từ côn và các loại vũ khí để đối kháng tương tự.

Ngày nay, Bokken thường được sử dụng như một loại vũ khí trong luyện tập đối kháng để giúp các môn sinh thích nghi với cảm giác sử dụng một thanh kiếm thực sự. Mội số bộ môn võ thuật phổ biến tại Việt Nam có giáo trình dạy về Bokken có thể kể đến Aikido, Kendo, và Judo. Với những nét đặc trưng thú vị, nghệ thuật dùng kiếm Bokken ngày càng thu hút đông đảo người học ở mọi lứa tuổi trên khắp Việt Nam.

2. Vật liệu tạo nên Bokken

Theo truyền thống của người Nhật, một thanh kiếm Bokken đúng “chuẩn” phải được làm từ loại gỗ có niên đại khoảng 45 năm và đã được phơi khô trong 5 năm. Loại Bokken thượng đẳng của các đại kiếm khách ngày xưa thường được làm từ các thanh gỗ sên dùng làm mái chèo, vì thế, tạo nên hình dáng oằn cong đặc trưng của các thanh Bokken do áp lực của động tác chèo đò.

Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá, các vật liệu gỗ được sử dụng để làm bokken cũng đa dạng và linh hoạt hơn. Tuỳ theo chức năng, đặc điểm hay sở thích của người sử dụng, bokken có thể được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau. Tuy nhiên chúng đều phải là gỗ cứng không có nhựa như cây sồi đỏ hoặc trắng, sồi xanh bốn mùa, cây Biwa, Sunuke, mun đen.

Các loại gỗ này sẽ giúp tạo nên những thanh bokken có sức bền cao với đường sứa nhỏ, láng, chặt, các đường vân dài không bị đứt quãng, không có mắt. Đặc biêt, trọng lượng phải tương đương với một cây Katana làm bằng sắt.

Một thanh Bokken hiện đại còn có thể được làm từ gỗ mun, trắc. Một khuyết điểm của các loại kiếm gỗ làm từ gỗ mun trắc chính là độ bền không cao. Các Bokken cần có sức bền cao, đồng bộ toàn thể các sớ đi cùng hướng từ đầu tới đuôi để khi bị mẻ cũng không tạo ra các miểng gây nguy hiểm cho người tập và đồng luyện. Chính vì vậy mà sớ gỗ mun hay trắc không hề được dùng trong các trường phái truyền thống. 

Riêng tại Việt Nam, các võ sư Aikido thường sử dụng Bokken bằng gỗ cẩm lai. Do việc sử dụng Bokken trong luyện tập quá nguy hiểm giới võ lâm đã tạo ra những thanh kiếm bằng tre, chính là thủy tổ của cây kiếm Shinai hiện nay.

Đọc thêm: Kendo – Phép Chữa Lành Cho Tâm Hồn Hiện Đại

3. Kích thước của Bokken

Ở hình trên, loại bokken dài nhất được gọi là Tachi, loại bokken ngắn hơn gọi là Kodachi, còn một loại bokken ngắn nhất được gọi là Tanto. Về kích thước, bokken mô phỏng hoàn toàn từ thanh kiếm thép katana, kể cả trọng lượng nó nặng cũng xấp xỉ cây katana. Ví dụ như thanh bokken dài [Tachi] dài khoảng 103 cm tùy theo trường phái, sẽ nặng khoảng 600g đến 900g.

Bạn nên chọn kiếm Bokken tuỳ theo chiều cao của bản thân. Trên lý thuyết thì kiếm Bokken càng dài thì hiệu quả sẽ càng cao. Tuy nhiên, độ dài của Bokken càng lớn thì người dùng sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và bạn cũng dễ gặp chấn thương hơn khi luyện tập với những thanh kiếm dài và nặng. Chính vì thế, bạn nên ra cửa hàng tự trải nghiệm và kiểm chứng xem độ dài Bokken nào là phù hợp nhất cho mình.

Ngoài ra, cũng như kiếm Katana, kích thước của Bokken sẽ biến hóa tùy theo thời đại và mục đích của người dùng. Mỗi trường phái kiếm thuật truyền thống bao gồm: Katoryu Shintoryu, Kashima Shintoryu, Yagyu ryu, Yagyu Shinkage ryu, Itto ryu, Nitten ryu, Nitten Ichiryu, … đều điều chỉnh hình dáng Bokken cho phù hợp với kỹ thuật của trường phái mình [về trọng lượng, độ cong, chiều dài, mũi nhọn, bề dày kiếm].

Đọc thêm: Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Tạ Đeo Chân Khi Tập Luyện?

4. Cách bảo quản Bokken

Để bảo trì mộc kiếm người ta thường dùng dầu “lanh” lau trên bề mặt kiếm để giữ các sớ gỗ khỏi bị khô và tăng sức chịu đựng cho phần lưỡi. Tuy nhiên qua những năm tháng luyện tập, những loại gỗ bền bỉ chịu lực nhất cũng có thể bị tổn thương xây sướt. Trong những trường hợp tương tự, mộc kiếm được chuốt lại để khỏi gây nguy hiểm nhất là khi vô kiếm và rút kiếm [rách tay, rách đai và hông áo].

5. Cách cầm kiếm.

Chuôi kiếm “Tsuka” dù của katana hay bokken đều có chiều dài bằng ba nắm tay. Người học sẽ đặt tay phải lên bên trên sát với tsuba [hộ thủ] và tay trái bên dưới với ngón út lọt xuống đốc kiếm [kashira]. Người thuận tay phải hay tay trái đều có thể cầm kiếm Bokken bằng cách này

Ngoài ra, cách cầm kiếm như vậy cho phép người ta phát huy lực bằng tay phía dưới và sự chính xác bằng tay phía trên. Cả hai tay khi dứt điểm đều phải ở bên trên chuôi kiếm với một động tác tương tự như khi người ta vắt khô quần áo và như vậy gốc của ngón trỏ và phần giữa cạnh dưới lòng bàn tay tiếp cận với bên trên của chuôi kiếm đó là tư thế Shimeru.

Đọc thêm: Giày Võ Thuật – Dụng Cụ Cần Thiết Cho Mọi Môn Sinh

Một vài truyền thống thường được dùng để mô tả cách năm Bokken:

  • Hai tay ép trứng: Ý nói, nếu để một cái trứng trên chuôi kiếm giữa hai tay thì trứng sẽ không bị rơi.
  • Bắt chim con: Các ngón tay cầm kiếm giống như năm một con chim nhỏ không quá mạnh [siết chặt] để nó bị ngạt thở cũng không quá lỏng để nó bay mất.

Lẽ tất nhiên việc nắm kiếm một tay là chuyện thông thường không chỉ đối với trường phái như Nhị Thiên Nhất Lưu của Miyamoto Musashi, Katoryu Shintoryu… mà ngay cả trong Aikido chẳng hạn như kiếm pháp của thầy Tamura, Aikiken của thầy Saito…

6. Lợi ích của việc luyện Bokken.

Về mặt kỹ thuật, luyện tập với Bokken có tác dụng giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết khi sử dụng vũ khí trong giao đấu. Các kỹ năng này có thể kể đến khả năng đánh giá khoảng cách giữa hai đối thủ, độ nhanh nhạy của các giác quan, độ chuẩn xác của tư thế hoặc bản lĩnh khi đương đầu và sử dụng các loại vũ khí nặng, nguy hiểm.

Chính vì thế, nếu bạn yêu thích văn hoá kiếm thuật Nhật Bản, hãy thử sức ngay với việc luyện tập kiếm Bokken. Chắc chắn rằng bạn sẽ được học hỏi thêm nhiều kỹ thuật kiếm đạo hết sức hay ho và mới lạ mà bạn thường chỉ thấy trên phim ảnh.

Bên cạnh sự phát triển về kỹ năng, việc luyện kiếm còn mang đậm ý nghĩa và tinh thần võ thuật truyền thống Nhật Bản. Như lời tổ sư Morihei Ueshiba nói:

“Kiếm là linh hồn của người chiến binh là việc hiển lộ bản chất thực sự của vũ trụ.”. Như vậy khi bạn rút kiếm bạn siết trong tay chính linh hồn của mình. Chúng ta phải biết rằng khi hai chiến binh mặt đối mặt với kiếm tuốt trần là lúc họ cùng nhau, cả tinh thần lẫn thể xác vào trong một thế giới ở đó không còn dối trá và xấu xa.

Kẻ nào đến chông lại người đang đi trên con đường chính lộ của kiếm đạo kẻ đó giúp cho người chiến binh được thần linh hổ trợ làm cho các nguyên lý vũ trụ tác động chân võ đạo gia tạo thuận lợi cho việc hòa nhập tất cả các thành tố của trời và đất của thân xác và tinh thần, là những áng hào quang muôn thuở.”

Kết

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu về kiếm gỗ bokken. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để tìm mua các loại võ phục và dụng cụ võ thuật với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.

Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.

Chủ Đề