Kinh đô nước ta dưới thời mạc là gì

Việt Nam là một đất nước nằm ở Ðông Nam châu Á, ven biển Thái Bình Dương. Từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống chung trong một đất nước mà do yêu cầu khai phá và làm thủy lợi của nền nông nghiệp lúa nước nên phải cố kết trong một quốc gia - dân tộc thống nhất. Ðộc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia là một đặc điểm chi phối của lịch sử Việt Nam. Trên lãnh thổ thống nhất đó, cộng đồng các dân tộc anh em đã sinh sống và phát triển hợp thành dân tộc Việt Nam thống nhất cùng chung một nền văn hiến lâu đời, bền vững.

Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, dân tộc ta liên tục đấu tranh anh dũng kiên cường, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc, chống sự xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài để tồn tại và phát triển.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư" [Sông núi nước Nam, Vua Nam ở]. Kinh đô là nơi nhà vua đóng đô, là trung tâm chính trị của vương triều, của đất nước. Qua bao thời kỳ lịch sử, nước ta có rất nhiều lần thay đổi kinh đô.

Từ kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu, đến kinh đô Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng, kinh đô Mê Linh của Hai Bà Trưng. Tiếp  đó là kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh đô Vạn Anh - Ðại La thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba [603 - 939]. Thời kỳ Ngô Quyền giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất nước. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư độc đáo mang nhiều giá trị lịch sử quý báu. Triều Tiền Lê cũng đóng đô tại đây.

Mùa thu năm Canh Tuất [1010], Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Cùng với sự biến động của lịch sử, của đất nước, nhiều địa danh đã được chọn làm kinh đô của các vương triều khác nhau như Tây Ðô và Lam Kinh ở Thanh Hóa, thành Hoàng Ðế ở Bình Ðịnh. Ðặc biệt là thành Phú Xuân sau này gọi là Huế được chọn làm kinh đô dưới thời Tây Sơn [1789 - 1802] và thời Nguyễn [1802 - 1945]; xét về mặt vị trí, thời đó, Huế [Phú Xuân] nằm ở trung tâm đất nước lại có phong cảnh nên thơ; do vậy, được cả Quang Trung và nhà Nguyễn sau này chọn làm nơi đóng đô lập quốc.

Hiểu biết về kinh đô nước Việt được xây dựng qua các triều đại phong kiến cũng chính là hiểu rõ thêm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật chất nói riêng, trong đó có các cố đô là một trách nhiệm, một nghĩa vụ thiêng liêng, là niềm tự hào của mỗi người dân đối với tài sản vô giá do tổ tiên đã tốn biết bao công sức, trí tuệ và tiền của để tạo dựng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.

"Kinh đô nước Việt qua các triều đại phong kiến Việt Nam" được các tác giả trình bày một cách khoa học, ngắn gọn, theo trình tự thời gian, nhiều tư liệu thiết thực, rất thuận tiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về các kinh đô nước Việt xưa. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và lý thú.

                  VÕ ÐĂNG

  • 07/ 05/ 2017
  • NGÔ MINH KHIÊM
  • 2 Nhận xét

Kinh đô thứ hai: Dương Kinh

Nhà Mạc xây dựng kinh đô ở Thăng Long, nhưng đồng thời xây dựng hành cung, điện thờ, lăng tẩm ở quê như các triều Lý, Trần, Lê. Hành cung của nhà Mạc ở làng Cổ Trai, quê gốc của Mạc Đăng Dung được gọi là Dương Kinh.

Ngay sau khi lên ngôi, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cho xây dựng khá nhiều đền, miếu, lăng tẩm ở Dương Kinh như ghi chép của Lê Quý Đôn: “Tháng 6 năm Đinh Hợi 1527, Đăng Dung vào Kinh đô, ngự nơi chính điện, tế yết Nam  giao, dựng tôn miếu, lập cung điện ở Cổ Trai”. Tiếp đó Đăng Doanh cho lập điện Sùng Đức, lại cho đắp một gò lớn trước điện này để làm nơi lễ bái, rồi cho dựng các điện Phúc Huy, Hưng Quốc và Tường Quang. Nơi đây từng xảy ra các sự kiện chính trị quan trọng của nhà Mạc vào thời kì mới thành lập vương triều, như việc truyền ngôi của Mạc Đăng Dung cho con trai là Mạc Đăng Doanh năm 1529, rồi cháu trưởng Mạc Phúc Hải năm 1540, như việc yết kiến Thái Thượng Hoàng dưới thời vua Đăng Doanh. Lê Quý Đôn từng chép rằng: “Vào ngày mùng 8 và 22 hàng tháng, Đăng Doanh dẫn quần thần tới điện yết triều”.

Cổ Trai được xây dựng cho Mạc Đăng Dung ở, sau khi truyền ngôi cho con. Địa thế nơi đây không hiểm trở như trong ghi chép của Trịnh Nhược Tăng [Trung Quốc]: “Cổ Trai vốn la quê của Mạc Đăng Dung không có thành quách mà chỉ dựng các cột gỗ làm thành ba lớp bảo vệ. Đấy là nơi Đăng Dung ở”.

Về Dương Kinh, các sách Đại Việt sử kí toàn thư và Đại Việt thông sử ghi chép còn rất sơ lược, chẳng hạn “lấy chỗ đất một xó ở Hải Dương gọi là Dương Kinh”, hoặc “lấy Hải Dương làm Dương Kinh…”. Cũng chính vì những thông tin vắn tắt này mà một số công trình nghiên cứu đã nhầm tưởng là Dương Kinh thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. Thực tế, Hải Dương thời Mạc là tên gọi của một trong các đạo thừa tuyên lớn nhất, bao gồm phần đất của tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng, một số huyện của tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Quảng Ninh ngày nay.

Theo tư liệu văn bia thì Dương Kinh bao gồm trước hết là làng Cổ Trai, cố hương của Mạc Đăng Dung và các vùng phụ cận: “Đất Du Lễ huyện Nghi Dương là thắng địa Dương Kinh vậy”. Nhiều văn bia dựng trong huyện Nghi Dương và lân cận cho biết rõ hơn vị trí và phạm vi của Dương Kinh. Chẳng hạn văn bia chùa Cự Limh [Gia Phúc, Hải Dương] dựng năm 1534, ghi rằng: “Phía Đông qua cầu Lỗ Giang có thể đến được Dương Kinh, phía Tây qua chùa Bảo Lâm là đến Kinh sư” [Văn bia thời Mạc Sđd. Tr.44]; văn bia chùa Dương Tân [huyện Thủy Đường] năm 1589, ghi rằng “Chùa này phía Bắc giáp nội thị, phía Nam kề với Dương Kinh, đường thông muôn ngả. Kẻ hành khách người buôn bán, đi nơi nào cũng tiện, nông phu ra đồng, sĩ tử vào kinh đều thông qua chốn này ” [Văn bia thời Mạc Sđd. Tr.288]. Như vậy, hai ngôi chùa này chỉ nằm sát bên Dương Kinh, cho nên huyện Thủy Đường và Gia Phúc đều không thuộc Dương Kinh. Có nghĩa là Dương Kinh bao gồm địa dư huyện Nghi Dương nay thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, nơi đó có hương Cổ Trai. Tuy vậy các vùng phụ cận từ  huyện Thủy Đường, An Lão, An Dương [thuộc phủ Kinh Môn], Tân Minh [phủ Nam Sách] và Vĩnh Lại [phủ Hạ Hồng] cũng lệ vào Dương Kinh tạo thành vùng dân cư đông đúc , hậu cứ vững mạnh của nhà Mạc.

Ở hương Cổ Trai, nhà Mạc đã cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nhưng bị nhà Lê Trịnh phá hủy vào năm 1592, ngay sau thắng lợi của họ. Hiện còn để lại ở đây khá nhiều đền chùa với các loại bia đá, tượng Phật và thậm chí cả tượng vua, hoàng hậu, công chúa nhà Mạc. Ngoài ra ở đây còn khá nhiều dấu tích kiến trúc, thành lũy, như ở di tích Gò Gạo, các nhà khảo cổ học xác định đó là di tích điện Hưng Quốc với nhiều chân cột, mảnh đất nung hình đầu rồng, gốm sứ khá điển hình của thời Mạc. còn di tích Bên Tường, có điện Tường Quang, nơi Mạc Đăng Dung  ở sau khi truyền ngôi cho con trai năm 1529. Người ta tìm thấy ở đây nhiều mảnh gốm vỡ, cùng ba tượng nghê bằng đồng. Ngoài ra còn khá nhiều di tích khác nằm ở trung tâm Dương Kinh và vùng phụ cận. Đặc biệt là bia đá cùng tượng chân dung bằng đá liên quan tới hoàng tộc hiện còn lưu giữ được khá nhiều.

Là kinh đô thứ hai, Dương Kinh cũng được tổ chức theo khuôn mẫu ở Kinh đô. Nếu ở Thăng Long có một trường quốc học giành cho con cháu quan lại và những học sinh đã được tuyển chọn, thì Dương Kinh cũng có trường học quốc gia giành cho trước hết là con em gia đình hoàng tộc. Ở đây có chức Hiệu sinh Dương Kinh, hoặc Hội Tư văn hàng huyện như hội Tư văn huyện Tân Minh bao gồm gần 200 thành viên, tổ chức của các Nho sĩ nhằm đề cao danh vị nhà Nho và khuyến khích việc học hành thi cử.

Dưới thời Mạc, Dương Kinh là vùng khá quan trọng và ổn định trong khi Thăng Long luôn bị quân đội Lê Trịnh uy hiếp, tấn công. Nơi đây lúc đầu được coi là “đất căn bản”, thực sự là trung tâm các hoạt động kinh tế, tín ngưỡng của vùng châu thổ sông Hồng mà ngày nay còn để lại dấu tích khá đặc trưng của nhà Mạc; đồng thời là một hậu cứ hết sức lợi hại với nhà Mạc,  như ngay sau khi bị bại trận ở Thăng Long, Mạc Lính Chỉ [1592-1593], nổi lên chống lại nhà Lê Trịnh, thì có tới 60 nghìn dân vùng này đi theo. Dương Kinh quả là một hậu cứ vững mạnh, đồng thời là một trung tâm kinh tế, văn hóa thời Mạc.

Sử sách lưu truyền

Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung [1483-1541] sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương [nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng]. Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.

Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

Bên trong ngôi chính điện.  

Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó. 

Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính. Từ đó cho trở đi, con cháu của Mạc Đăng Dung thay nhau lên nối ngôi và tham gia tiếp quản việc triều chính. 

Nhà Mạc đã trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung [1527 - 1529], Mạc Đăng Doanh [1530 - 1540], Mạc Phúc Hải [1541 - 1546], Mạc Phúc Nguyên [1547 - 1561] và Mạc Mậu Hợp [1562 - 1592]. Đến đầu năm 1593, triều đại nhà Mạc chính thức khép lại dưới tay quân Lê-Trịnh, đánh dấu 66 năm trị vì. 

Thanh Long đao trước đây được thờ ở Từ đường họ Phạm gốc Mạc ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định. 

Trong suốt quãng thời gian 66 năm đó, nhà Mạc đã đưa ra nhiều chính sách cải cách, phát triển kinh tế làm cho đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn định. Nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ nhưng đã đưa được kinh tế vùng Đông Bắc mạnh lên với thủ công, thương nghiệp phát triển, tiêu biểu như gốm sứ thời nhà Mạc đã vươn tới thị trường Đông Nam Á và các nước Trung Đông v.v…

Thời Mạc còn được gọi là “Mạc Thị sùng Nho”, trọng Nho sĩ, nhiều kỳ thi đã được tổ chức dù chiến tranh xuất hiện liên miên. Dưới thời nhà Mạc nhiều hiền tài đã xuất hiện, tiêu biểu trong số những hiền tài của đất nước thời bấy giờ là Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Tuy là một vương triều có thời gian tồn tại ngắn nhưng không thể phủ nhận rằng triều đại nhà Mạc đã để lại những dấu ấn tốt đẹp cho lịch sử nước nhà giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.

Dấu ấn còn mãi

Sau tất cả, một vương triều trước đây trong con mắt của các sử gia thời phong kiến đã từng bị hạ thấp và bị gọi là “ngụy triều” thì nay chúng ta đã có cái nhìn lịch sử hiện đại và sâu sắc hơn.

Để ghi nhớ công ơn của các vị Vua nhà Mạc cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử Vương triều Mạc một thời, Nhà nước đã cho khởi công xây dựng, khôi phục công trình Từ đường họ Mạc trên chính mảnh đất tổ tiên của dòng tộc, trở thành nơi để mọi người đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các vị Vua nhà Mạc.  

Ngày 15/01/2020, thanh Định Nam đao đã được Thủ tướng Chính phủ công nhân là bảo vật Quốc gia và được đưa về khu di tích Vương triều Mạc.  

Tính đến nay, khu di tích lịch sử này đã được hai lần ghi danh, cụ thể, ngày 17/9/2002, Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin đã công nhận Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tiếp theo, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đưa công trình này vào danh mục các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc được xây dựng trên diện tích đất rộng 10,5ha. Khu di tích gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long [1527 - 1592]: Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp. 

ảnh 6: Bầu trời xuất hiện 5 áng mây vàng hình rồng đúng ngày đưa thanh Long đao về đất Cổ Trai.

Khu chính điện gồm tiền điện [7 gian], thiêu hương [ống muống], hậu cung [5 gian]. Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là "cánh cửa" của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng.

Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách.

Huyền tích bảo vật quốc gia

Khi ghé thăm khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá đang được lưu giữ tại đây như: chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc; chuông Đại Hồng Chung nặng 1.527 kg; chiêng đồng khắc nổi 2 con rồng; đặc biệt là thanh Bảo Long đao [hay còn gọi là Định Nam đao] - được coi là “huyền tích quốc bảo 500 năm tuổi”. Đầu năm 2020, thanh Định Nam đao đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia. 

Thanh Bảo Long đao đã từng gắn với công lao sự nghiệp của Thái Tổ Mạc Đăng Dung, gắn với sự hưng vong của Vương triều nhà Mạc sau hơn 400 năm lưu lạc. Với bao biến cố chứa đầy bí ẩn, nay đã trở về với cố hương, về chốn linh thiêng ngào ngạt hương trầm.

Đại Hồng Chung nặng 1.527kg trong Khu di tích.  

Trải qua hàng trăm năm, thanh Long đao đã bị han rỉ và sứt mẻ song vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn với chiều dài 2,55m, nặng 25,6kg, bằng sắt rỗng, phần lưỡi dao dài 95cm, cán dao dài 1,6m.

Trước đây, thanh Long đao đã từng được dòng họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định cất giữ. Nhưng thể theo nguyện vọng của tiên tổ và các chi họ Mạc, thanh đao đã được rước về thôn Cổ Trai [nay là Ngũ Đoan, Kiến Thuỵ] và lưu giữ tại khu tưởng niệm đúng dịp kỷ niệm 469 năm ngày mất của Mạc Thái Tổ, trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ông Ngô Minh Khiêm, Trưởng ban quản lý khu tưởng niệm Vương triều Mạc: "Ngày đưa thanh Long đao về đất Cổ Trai, như một sự linh ứng kỳ diệu, đúng thời khắc thanh Long đao được đặt vào hộp kính đặt phía trước tượng Mạc Thái Tổ, trên bầu trời xuất hiện 5 áng mây vàng hình rồng chầu về phía nhà Chính điện. Hiện, trong nhà Chính điện có lưu giữ bức ảnh lớn với tên “Ngũ Long chầu triều” ghi lại thời khắc huy hoàng này. Về thuyết tâm linh, nếu được tận mắt chứng kiến và chạm vào thanh long đao thì người đó sẽ có được sự "hưng phát về quyền lực", sức mạnh về lý trí và sự thành công."

Video liên quan

Chủ Đề