Lá cờ ba màu trắng xanh đỏ của nước nào năm 2024

Quốc kỳ của Liên Bang Nga là lá cờ ba màu, gồm ba dải màu chạy ngang bằng nhau: trắng ở trên cùng, xanh dương ở giữa và đỏ ở dưới cùng. Lá cờ được sử dụng lần đầu tiên để làm cờ hiệu cho các thương thuyền và tàu chiến của Nga, và chỉ được công nhận chính thức vào năm 1896.

Dù bị đồn thổi là dựa trên lá cờ ba màu của Hà Lan nhưng lá cờ này tiếp tục được Chính phủ lâm thời của Nga sử dụng sau khi Sa hoàng bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917) và đến cuộc Cách mạng Tháng Mười cùng năm mới bị nhà nước của những người Bolshevik thay thế. Kể từ thời kỳ đó, lá cờ đỏ mang những ý nghĩa biểu tượng cho đảng cộng sản được sử dụng thay cho lá cờ ba màu. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991, lá cờ ba màu đã quay lại, trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga.

Về ý nghĩa của những màu sắc trên lá cờ Nga, cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí nào. Có khá nhiều cách diễn giải khác nhau. Có người cho rằng lai lịch của ba màu cờ Nga bắt nguồn từ chiếc huy hiệu của Đại công quốc Moscow. Trên chiếc huy hiệu có hình Thánh George mặc giáp trắng (giáp bạc), cưỡi ngựa trắng, khoác áo choàng xanh dương và tay cầm khiên cũng màu xanh dương trên nền huy hiệu màu đỏ. Nhưng người khác lại cho rằng ba màu sắc này gắn với những chiếc áo thụng của Đức mẹ đồng trinh Mary – vị thánh bảo hộ cho nước Nga.

Một cách diễn giải khác về ý nghĩa của ba màu cờ Nga cho rằng chúng phản ánh hệ thống xã hội Nga dưới thời quân chủ: màu trắng biểu trưng cho Chúa, màu xanh biểu trưng cho Sa hoàng, còn màu đỏ là nông dân. Trong khi đó, cách hiểu được chấp nhận rộng rãi đó là gắn các màu này với những vùng chính của đế quốc Nga: màu trắng thể hiện cho Belarus (Bạch Nga), màu xanh là Ukraine (Tiểu Nga) và màu đỏ là Đại Nga.

Còn có cách diễn giải khác nữa coi màu trắng biểu thị cho tương lai rạng rỡ (bản thân màu trắng gắn với sự sáng ngời, rạng rỡ; mặt khác nó được đặt ở vị trị trên cùng – tức là tương lai), màu xanh là hiện tại u ám và màu đỏ là quá khứ đẫm máu.

Ngoài ra, còn một thuyết khác liên quan tới lịch sử. Ở vùng nói tiếng Thụy Điển của Phần Lan, ba màu trắng, xanh và đỏ trên cờ Nga hiện nay được hiểu là gắn với sự kiện năm 1809 khi Phần Lan trở thành thuộc quốc của Nga. Trong tiếng Thụy Điển, Trắng = Vit, Xanh = Bla và Đỏ = Rod -> Vi Blev Ryssar (Chúng ta là người Nga).

Búp bê Matryoshka

.jpg)

Con búp bê được coi là một biểu tượng không chính thức được công nhận của Nga.

Cheburashka – một nhân vật nổi tiếng của văn học và phim hoạt hình của trẻ em – trước đây đã trở thành một biểu tượng của đội Olympic quốc gia Nga và sẽ là biểu tượng của Thế vận hội- 2014 tại Sochi.

Các bức tường và tháp Moscow Kremlin và Nhà thờ St.Bazil ‘s trên quảng trường Đỏ là biểu tượng kiến trúc chính của Nga cũng là địa điểm mà du khách thường tới khi du lịch nga.

Cây bạch dương và hoa cúc thường liên kết với hệ thực vật quốc gia.

Biểu tượng của con gấu là một nhân cách quốc gia của Nga.

Đa phần các dân tộc Nga đều có nét đặc trưng riêng của âm nhạc dân gian truyền thống. Âm nhạc dân gian đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà soạn nhạc cổ điển Nga, và trong thời hiện đại, nó là một nguồn cảm hứng cho một số ban nhạc dân gian.

Bài hát dân ca của Nga cũng như các bài hát yêu nước thời gian Liên Xô chiếm phần lớn các tiết mục của các ca đoàn nổi tiếng thế giới. Kể từ khi Liên Xô tan rã, nước Nga đã trải qua một làn sóng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, dẫn đến sự phát triển của nhiều hiện tượng trước đây chưa được biết đến trong văn hóa Nga. Hãy tới du lịch Moscow để trải nghiệm những bài hát dân ca của nước Nga.

Quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng cho một quốc gia mà không có đất nước nào có thể giống nhau. Những chi tiết được biểu thị trên quốc kỳ đều mang đậm bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lá cờ của các quốc gia Đông Nam Á trong bài viết này nhé!

Lá cờ ba màu trắng xanh đỏ của nước nào năm 2024
CỜ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Cờ các nước Đông Nam Á

Trước khi tìm hiểu sâu về ý nghĩa biểu tượng của cờ các nước Đông Nam Á. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin Tổ chức liên hiệp quốc gia khu vực Đông Nam Á hay còn gọi là ASEAN. ASEAN có tất cả 11 quốc gia, trong đó có 10 nước là thành viên chính thức, còn lại là nước Đông Ti Mo giữ vị trí quan sát viên của Hiệp hội.

Cờ các nước Đông Nam Á

  1. Cờ của Việt Nam

    Cờ Tổ quốc Việt Nam có hình chữ nhật, với chiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Lá cờ có màu đỏ và một ngôi sao vàng 5 cánh nằm ở chính giữa. Vào ngày 30/11/1955 lá cờ Việt Nam được sử dụng hợp pháp.

    Nền cờ màu đỏ của Quốc kỳ Việt Nam là tượng trưng cho cách mạng. Ngôi sao 5 cánh trên lá quốc kỳ biểu trưng cho 5 tầng lớp: Sĩ, nông, công, thương binh đoàn kết chiến đấu. Màu vàng được xem là màu truyền thống là màu tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm 1940 lá cờ lần đầu tiên được sử dụng trong thời kỳ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của Pháp.

    1. Cờ của Thái Lan

      Lá cờ Thái Lan bao gồm 5 sọc ngang lần lượt là đỏ – trắng – xanh da trời – trắng – đỏ. Trong đó, màu trắng biểu tượng cho sự thuần khiết đại diện cho tôn giáo. Màu xanh da trời đại điện cho nhà vua. còn màu đỏ nằm trên và phía dưới cùng của lá cờ đại diện cho dân tộc.

      1. Cờ của Singapore

        Năm 1959 lá cờ Singapore được thông qua vào, được chia làm 2 gam màu đỏ và trắng. Phía trên bên trái của lá cờ với hình ảnh trăng lưỡi liềm quay về 5 ngôi sao màu trắng trên nền sọc đỏ. Những yếu tố này trên cờ Singapore biểu trưng cho một đất nước trẻ đang đà phát triển. Cùng với đó chính là tư tưởng thế giới đại đồng, bình đẳng và dân tộc.

        1. Cờ của Philippines

          Quốc kỳ Philippines là lá cờ có nhiều chi tiết thứ hai trong các quốc gia Đông Nam Á, đứng sau Brunei. Quốc kỳ Philippines có màu xanh dương và đỏ tươi, kết hợp với hình tam giác cân màu trắng phía bên trái. Ở chính giữa của tam giác là hình ảnh mặt trời với tám tia sáng. Mỗi tia sáng lớn được tạo thành bởi 3 tia sáng nhỏ (tia sáng nhỏ đại diện cho các tỉnh trong nước).

          1. Cờ của Indonesia

            Quốc kỳ của Indonesia có hình chữ nhật với hai màu chủ đạo là đỏ và trắng. Hai màu chia lá cờ thành 2 phần bằng nhau, nửa trên màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm. Còn màu trắng ở phía dưới lá cờ là tượng trưng cho tinh thần dân tộc.

            1. Cờ của Malaysia

              Hình ảnh lưỡi liềm, ngôi sao 14 cánh mang ý nghĩa ngôi sao Liên bang hay Bintang Persekutuan. Đại diện cho sự bình đẳng của các bang thành viên và chính phủ liên bang. 14 cánh sao đại diện cho sự thống nhất giữa các bang tại đất nước này.

              Hình lưỡi liềm biểu trưng cho Quốc Giáo (Đạo Hồi) của Malaysia. Nền xanh hình chữ nhật của ngôi sao, hình lưỡi liềm tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân ở Mã Lai. Màu vàng của ngôi sao và lưỡi liềm là màu biểu trưng cho hoàng gia của Vua Malaysia.

              1. Cờ của Lào

                Cờ của nước Lào được thiết kế hình chữ nhật với tỉ lệ các cạnh là 2:3. Màu đỏ trên lá cờ mang ý nghĩa biểu trưng cho máu của người dân Lào đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Màu xanh lam của lá cờ tượng trưng cho sự hưng thịnh của quốc gia. Hình tròn màu trắng ở giữa tượng trưng cho Mặt Trăng trên dòng sông Mekong, biểu trưng cho sự thống nhất nước. Lá cờ này được sử dụng chính thức từ ngày 02/12/1975.

                Lời kết

                Trên đây là ý nghĩa của 7 lá cờ của các quốc gia Đông Nam Á mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Nếu như bạn đang có nhu cầu in cờ hãy liên hệ qua số hotline: 090 799 0603 hoặc 090 300 6825 chúng tôi sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu bạn đang mong muốn.