Làm chuyên đề như thế nào

Việc làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, biết cách  tổng hợp và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn  đề trong thực tiễn của các tổ chức, doanh nghiệp.

2.  Yêu cầu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

2.1.   Về hình thức

Theo đúng hướng dẫn trình bày của khoa quy định (phần sau).

2.2.   Về nội dung

  • Có mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể;
  • Nêu được cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
  • Phân tích một cách cụ thể hiện trạng của vấn đề nghiên cứu tại tổ chức, doanh nghiệp (đơn vị mà sinh viên thực tập);
  • Đưa ra một số giải pháp cụ thể để giải quyết những tồn tại của hiện  trạng nói  trên. Các giải pháp cần thể hiện rõ đã giải quyết được mục tiêu đặt ra như thế nào.

2.3.   Về xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập

(Để rời không đóng vào cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp).

  • Sau khi hoàn thành chuyên đề thực tập, sinh viên phải lấy nhận xét của đơn vị

thực tập về tinh thần, thái độ, nội dung công việc trong thời gian thực tập ở đơn vị đó.

2.4.   Về vấn đề đạo văn

NGHIÊM  CẤM sinh viên chép bài của người khác.  Trong khi viết bài, sinh viên  có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên không được phép chép bài của người khác mà không có trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo, … theo quy định về mặt học thuật. Trong trường hợp phát hiện sinh viên  đạo  văn, chuyên đề thực tập tốt nghiệp đương nhiên bị điểm không (0).

Hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp ngành Luật

3.  Sản phẩm của thực tập tốt nghiệp sinh viên cần hoàn thành

3.1.   Nhật ký thực tập

(Mẫu nhận tại văn phòng Khoa)

  • Đầu mỗi tháng sinh viên photo nộp tại văn phòng
  • Kết thúc đợt thực tập sinh viên nộp bản chính trong đó có nội dung công việc hằng tuần, có xác nhận của cơ quan thực tập đối với công việc tại cơ quan  thực tập  và của giảng viên hướng dẫn đối với phần làm việc với giảng viên hướng dẫn.
Làm chuyên đề như thế nào
Hướng dẫn viết chuyên đề tốt nghiệp ngành Luật

3.2.   Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(Từ 20 trang đến 30 trang)

 3.3.   Giới

thiệu về cơ quan thực tập và mô tả công việc thực tập

Đóng tập chung vào cuốn chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm các nội dung sau:

(1). Tên cơ quan thực tập. (2). Địa chỉ.

  • Sơ nét về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của đơn vị.
  • Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị. (5). Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị.
  • Nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập.
  • Vị trí và công việc mà sinh viên được phân công tại đơn vị, những việc sinh viên đã thực hiện trong thời gian thực tập tại đơn vị.
  • Những vấn đề pháp lý phát sinh từ đơn vị mà sinh viên đánh giá là có thể dùng để nghiên cứu và viết báo cáo chuyên đề thực tập của mình.

LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tùy theo năng lực, sinh viên ngành Luật kinh tế thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp như: công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế như sở công thương, sở kế hoạch đầu tư, sở tài nguyên môi trường,… các cơ quan tố tụng, các văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng tư vấn pháp lý,…

Các đề tài cần phù hợp và liên quan đến chức năng hoạt động của cơ quan thực tập,

được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Luật và giảng viên hướng dẫn.

Nội dung báo cáo tốt nghiệp ngành Luật kinh tế cần tập trung đi vào thực hiện những điểm sau đây:

1.  Tìm hiểu tình hình chung về doanh nghiệp:

  • Lịch sử hình thành doanh nghiệp;
  • Hình thức sở hữu của doanh nghiệp;
  • Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp;
  • Bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp;
  • Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu sinh viên thực tập tốt nghiệp ở các cơ quan khác cũng dựa trên những nội dung trên để trình bày.

Một số đề tài báo cáo tốt nghiệp ngành Luật

  • Những nội dung cơ bản trong pháp luật dân sự như: tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại,…
  • Pháp luật về doanh nghiệp: quan hệ nội bộ doanh nghiệp – quản lý vốn, chuyển nhượng vốn; vấn đề hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp; những vấn đề liên quan đến tổ chức lại, chuyển đổi, mua lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
  • Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và những giải pháp bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại doanh nghiệp.
  • Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
  • Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại: Có thể tập trung các chủ đề về hợp đồng trong kinh doanh; hợp đồng mua bán hàng hóa, …
  • Tố tụng tòa án và trọng tài thương mại.
  • Luật thương mại 2005 – Các loại hành vi thương mại.
  • Pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động kinh
  • Pháp luật về quản lý nhà nước về kinh tế.

Những chủ đề gợi ý trên có tính tổng quát, trong quá trình thực tập, sinh viên nên chọn và thực hiện một vấn đề cụ thể, đi sâu vào phân  tích  và liên hệ thực tiễn trên cơ sở  tư vấn từ giảng viên hướng dẫn.

Trường hợp sinh viên có hướng thực hiện chuyên đề khác các nhóm gợi ý trên, nếu được giảng viên hướng dẫn đồng ý, sinh viên có thể thực hiện những đề  tài khác trong  lĩnh vực luật thương mại, Luật dân sự, Luật lao động, Luật quốc tế,…

Quy trình thực hiện chuyên đề thực tập được thực hiện qua các bước như sau:

  • Bước 1 – Chọn chủ đề cho bài báo cáo thực tập: Sinh viên tham khảo thêm phần “Lựa chọn chủ đề” để có ý tưởng về chủ đề định nghiên cứu. Khi chọn chủ  đề  nghiên cứu, sinh viên cần trao đổi với giảng viên hướng dẫn để tìm ra đề tài phù hợp với khả năng, sở thích của mình cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nơi sinh viên thực tập.
  • Bước 2 – Lập đề cương sơ bộ: Sau khi xác định đề tài nghiên cứu, sinh viên sẽ lập đề cương sơ bộ theo hướng dẫn tài liệu hướng dẫn này. Đề cương sơ bộ nhất  thiết phải có sự chấp nhận của giảng viên hướng dẫn thì sinh viên mới có thể thực hiện các bước tiếp theo; nếu giảng viên vẫn chưa chấp nhận thì sinh viên phải sửa hay viết lại đề cương sơ bộ theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn.
  • Bước 3 – Viết đề cương chi tiết: Sau khi đề cương sơ bộ được chấp nhận, sinh viên dựa trên đề cương đó để tiến hành thu thập dữ liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài và viết đề cương chi tiết theo hướng dẫn của Giảng viên. Đề cương chi tiết giúp cho sinh  viên và giảng viên hướng dẫn thấy được toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp để đánh giá nội dung đó có hợp lý hay không và có  liên  quan đến  đề tài nghiên cứu hay không. Nếu sinh viên viết đề cương chi tiết càng tốt thì khi viết bản thảo càng dễ, nhanh và ít bị chệch hướng.
  •  Bước 4 – Viết bản thảo: Trên cơ sở của đề cương chi tiết được giảng viên hướng dẫn chấp nhận, sinh viên tiến hành viết bản thảo. Đầu tiên, sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và tìm hiểu xem về mặt cơ sở lý luận, các nhà khoa học đã bàn luận như thế nào về vấn đề có liên quan đến đề tài. Sau đó dựa trên cơ sở lý luận, sinh  viên  tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế về đề tài nghiên cứu tại tổ  chức  cụ  thể  cũng như phân tích, chứng minh được những luận điểm nghiên cứu đặt Cuối cùng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, sinh viên đề xuất ra những giải pháp để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng. Các phần lý thuyết, phân tích tình hình thực tế và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan  chặt chẽ với nhau để đảm bảo  tính nhất quán  trong toàn bộ bài viết.
  • Bước 5 – Hoàn chỉnh, in và nộp: Sau khi hoàn thành bản thảo, sinh viên trình cho giảng viên hướng dẫn đọc và nhận xét. Sinh viên phải sửa chữa bản  thảo  theo  yêu cầu của Giảng viên (nếu có). Sau khi hoàn chỉnh xong bản thảo, sinh viên in ra, lấy xác nhận của đơn vị thực tập và nộp đúng theo thời gian quy định của

Lưu ý 

Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải liên hệ thường xuyên với Giảng viên hướng dẫn theo đúng thời gian biểu do giảng viên hướng dẫn đưa ra để đảm bảo việc nghiên cứu đúng thời hạn và không bị lệch hướng so với đề tài đã chọn.

Nếu sinh viên không liên hệ giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện, giảng viên có quyền từ chối không nhận là giảng viên hướng dẫn. Khi đó bài  báo cáo thực tập tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đương nhiên bị điểm không (0).