Làm sao để biết huyết áp cao hay thấp

Xưa nay, mọi người thường nhắc đến sự nguy hiểm của huyết áp cao. Tuy nhiên, bất kì sự dao động bất thường nào của huyết áp cũng gây nguy hiểm. Đặc biệt là huyết áp thấp vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. huyết áp thấp có chỉ số như thế nào?

Với chỉ số trung bình của huyết áp thường là 120/80 mmHg, tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là Huyết áp thấp. Bệnh khiến cho các mạch bị co lại làm thể tích máu của người bệnh bị giảm xuống.

Huyết áp thấp được biểu đạt qua 2 chỉ số:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu, thường cao hơn chỉ số thứ 2, đo áp lực trong lòng đồng mạch khi tim co bóp và đầy máu.

  • Chỉ số thứ 2 là áp lực tâm trương, đo áp suất lòng mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần bóp.

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở những người già và phụ nữ đang có thai.

Tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là huyết áp thấp

2. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến huyết áp thấp đó là mắc các bệnh lý về tim mạnh như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,... lúc đó tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh dễ bị giảm huyết áp.

Huyết áp thấp do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ giảm huyết áp do tác dụng phụ như:

  • Thuốc lợi tiểu.

  • Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.

  • Sử dụng thuốc chẹn beta hay alpha.

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

  • Người bệnh có thể tụt huyết áp bởi sử ảnh hưởng của thuốc gây tê sau phẫu thuật.

Những người bị rối loạn nội tiết tố cũng thường bị huyết áp thấp

Tuyến giáp - nơi sản xuất hormon có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp,... và tuyến thượng thận - điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Bạn có thể có nguy cơ cao bị tăng hoặc giảm huyết áp nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề.

Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng

Những người mắc chứng chán ăn thường có nhịp tim chậm bất thường, nguy cơ cao bị giảm huyết áp. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.

Một số nguyên nhân khác

Huyết áp thấp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân:

  • Phụ nữ đang mang thai thường huyết áp sẽ tụt hơn đôi chút nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi đứng lên khi đang nằm, hoặc ngồi,...

  • Bị đái tháo đường.

  • Uống nhiều bia hay rượu.

  • Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.

  • Thay đổi tư thế đột ngột,...

Phụ nữ có thai nên cẩn thận khi đứng lên khi đang ngồi

3. Triệu chứng thường gặp khi bị giảm huyết áp

Khi huyết áp bị giảm xuống thấp, người bệnh thường có triệu chứng sau:

  • Người bệnh cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đứng không vững.

  • Người bệnh có thể bị ngất xỉu, mất ý thức hay mê sảng.

  • Da của người bệnh tái nhợt, mệt mỏi.

  • Nhịp thở bất thường, nhanh và nông.

  • Đau đầu dữ dội.

  • Người bệnh đổ nhiều mồ hôi.

  • Khát nước,...

Một số phương pháp sơ cứu tại chỗ khi huyết áp đột ngột giảm

Khi bị tụt huyết áp, việc đầu tiên là nên để người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Sau đó, cho người bệnh uống trà gừng, cafe, hay ăn một viên socola,... để làm tăng khối lượng tuần hoàn của cơ thể. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thực hiện kết hợp các biện pháp sau:

  • Day huyệt thái dương cho người bệnh

Dùng hai ngón tay mát xa nhẹ nhàng huyệt thái dương ở cuối mi mắt, day đi day lại mức độ mạnh dần trong khoảng 20 - 50 lần đến khi bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn.

  • Day huyệt phong trì.

  • Vuốt trán: vuốt từ giữa trán sang hai bên trong khoảng 30 lần.

Người bệnh thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi bị tụt huyết áp

4. Phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có thể tăng lượng muối trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi điều chỉnh lượng muối, vì dùng nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

  • Không sử dụng quá nhiều bia, rượu hay những đồ uống có cồn khác,... Chỉ nên uống một lượng rượu vừa phải, trung bình 1 chén nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn.

  • Tăng cường uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.

  • Khi ngủ nên kê cao gối.

  • Tránh mang vật nặng quá sức của bản thân.

  • Tránh tiếp xúc quá lâu với nước nóng.

  • Không thay đổi tư thế quá đột ngột.

  • Hãy luôn mang theo một ít kẹo ngọt, socola,... trong túi để phòng ngừa cho những tình trạng giảm huyết áp đột ngột.

  • Những trường hợp thường hay bị tụt huyết áp, đặc biệt đối người già và phụ nữ có thai, bạn nên có trong nhà một máy đo huyết áp tự động sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Mang theo bên người một ít socola, kẹo ngọt sẽ giúp bạn trong những trường hợp bị giảm huyết áp đột ngột

5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hầu hết, tình trạng hạ huyết áp thường nhẹ và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khi bạn thường xuyên xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ.

  • Tầm nhìn hạn chế, có vấn đề.

  • Đổ mồ hôi nhiều.

  • Bị mê sảng khi huyết áp giảm.

  • Tim đập không đều, nhanh bất thường.

  • Tầm nhìn đột nhiên tối sẫm lại, khoảng 5s khi đứng lâu hay khi đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm.

Huyết áp thấp nếu không được chữa trị và kiểm soát tốt từ đầu có thể ảnh hưởng sức khỏe và làm suy giảm một số chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Để chẩn đoán, các nhân viên y tế sẽ đo áp lực máu bằng dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ để xuất một số xét nghiệm để tìm ra nguyên dân gây nên việc giảm huyết áp của bạn để có các biện pháp kịp thời như:

  • Xét nghiệm máu.

  • Kiểm tra nhịp tim và lương máu đến các cơ quan bằng phương pháp điện tâm đồ ECG.

  • Phương pháp nghiệm pháp bàn nghiêng thường để chẩn đoán nguyên nhân gây ngất ở người bệnh.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh huyết áp thấp. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về huyết áp của bản thân, hãy liên hệ đến hotline 1900565656 để được các chuyên gia của MEDLATEC hỗ trợ và tư vấn.Tùy vào cơ địa của mỗi người, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ không giống nhau. Vì vậy, việc thảo luận với các chuyên gia y tế là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Huyết áp thấp là một căn bệnh thường được bác sĩ nhắc đến đối với những người có bệnh lý về tim hoặc người già. Nhiều người lo lắng, phòng tránh bệnh huyết áp cao mà quên rằng huyết áp thấp cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Các bạn đừng quên tham khảo và chia sẻ cho người thân nhé!

1. Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp được hiểu là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch. Khi tiến hành đo huyết áp, bệnh nhân sẽ thu được hai thông số từ máy đo điện tử, bao gồm: huyết áp tâm trương [số dưới] và huyết áp tâm thu [số trên]. Trong đó, Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý liên quan tới tim mạch, thường được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp đạt dưới 90/60 mmHg.

Huyết áp thấp là một căn bệnh khá nguy hiểm

Lý giải về các chỉ số theo bác sĩ, bệnh nhân sẽ được xác định mắc bệnh khi trị số huyết áp đo được có kết quả huyết áp tâm trương < 60 mmHg hoặc huyết áp tâm thu < 90mmHg. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành quá trình thăm khám, bệnh nhân còn được chẩn đoán thuộc một trong hai tuýp bệnh lý sau đây:

  • Huyết áp sinh lý: bệnh có thể xuất phát từ mầm mống gia đình [tức tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh] hoặc do vị trí sinh sống [những vùng núi cao].

  • Huyết áp bệnh lý: bệnh được gây ra do chức năng của một số cơ quan bị suy giảm, điển hình như tim, thận,... Ngoài ra, sự suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp hoặc hệ thần kinh thực vật mất khả năng tự điều chỉnh cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.

2. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân

Nhiều người cho rằng, chỉ có huyết áp tăng cao mới gây ra những bệnh lý nguy hiểm nhưng đó lại là một ý nghĩ sai lầm. Thực tế, huyết áp thấp cũng để làm nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, kèm theo những biến chứng khó lường. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, mọi người nên đi thăm khám và được kiểm tra chính xác. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp:

2.1. Đau đầu

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý nhưng ở người bị huyết áp thấp, cơn đau đầu nặng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong những lúc phải hoạt động thể lực nhiều hoặc đối diện với căng thẳng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì cảm giác đau đầu không thể chịu được. Cơn đau đầu có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên đầu nhưng phổ biến nhất là phần đỉnh đầu.

2.2. Chóng mặt

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân khi chuyển đổi tư thế đột ngột, điển hình như bạn đứng dậy tức thì sau khi ngồi quá lâu. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mọi sự vật xung quanh dường như đang xoay vòng với bạn, khiến bạn không thể kiểm soát được. Tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của bạn, do đó, cần cân nhắc việc kiểm tra khi nhận thấy sự bất ổn từ cơ thể.

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt

2.3. Ngất xỉu

Khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, rơi vào tình trạng vô thức đột ngột]. Nếu bệnh nhân không đề phòng sẽ dễ bị chấn thương đầu, xương khi bị ngất. Đặc biệt trong những tình huống di chuyển như đang đi xe, chạy bộ,... mức độ nguy hiểm càng tăng cao.

2.4. Kém tập trung

Huyết áp giảm cũng là một trong những yếu tố khiến bạn thường xuyên cảm thấy mất tập trung. Vì khi huyết áp giảm, lượng máu trong cơ thể không đủ để cung cấp cho não bộ hoạt động như bình thường. Đồng thời, gây ra sự thiếu hụt oxy cho các tế bào của não, khiến cho bệnh nhân khó tập trung vào mọi việc.

2.5. Mờ mắt

Đối với những bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nhưng không phát hiện và điều trị sớm thường rất dễ xuất hiện nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Chẳng hạn như mờ mắt hoặc một số trường hợp nặng hơn có thể mất thính giác. Mặc dù các dấu hiệu này chỉ xuất hiện nhất thời và hết sau khi được nghỉ ngơi nhưng chúng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của bệnh nhân.

2.6. Buồn nôn

Bệnh nhân bị hạ huyết áp thường xuyên xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc cảm giác lợm giọng. Mặc dù, không quá nghiêm trọng nhưng triệu chứng này cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cảm giác chán ăn và mệt mỏi ở người mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống một ít nước chanh.

Cảm giác buồn nôn khiến người bệnh chán ăn

2.7. Da nhợt nhạt - lạnh

Khi hạ huyết áp, tay chân bệnh nhân thường tê cứng, cơ thể cảm giác lạnh cóng, sắc da nhợt nhạt. Lý giải về triệu chứng này, các bác sĩ cho rằng việc huyết áp giảm, dẫn đến thiếu máu và oxy cung cấp cho da nên thân nhiệt bị giảm. Để giảm bớt triệu chứng này, bạn có thể uống một cốc nước nóng giúp cơ thể giữ ấm.

2.8. Nhịp tim nhanh - hơi thở nông

Huyết áp giảm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu, đồng thời phổi và tim phải tăng cường hoạt động để hỗ trợ cho sự hô hấp. Do đó, tim đập nhanh khiến cho bệnh nhân thở nhanh, hơi thở ngắn. Triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân đang ở những nơi đông người, không khí ngột ngạt.

Tim đập nhanh khiến người bệnh cảm thấy khó thở

2.9. Mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Tay chân rã rời, tinh thần mệt mỏi khiến người bệnh cảm thấy thiếu sức sống, không muốn làm gì cả. Nếu nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ được hồi phục nhưng cuối ngày cơ thể tái diễn lại triệu chứng này [dù không hoạt động quá sức].

3. Cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp để lại những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh trễ và không điều trị bệnh kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết đối với mọi người. Để giúp các bạn dễ dàng phòng tránh bệnh, bác sĩ đã chia sẻ những giải pháp sau đây:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn được khỏe mạnh, phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Đối với người có nguy cơ bị hạ huyết áp, nên lưu ý những điều sau đây trong thực đơn bữa ăn:

  • Mỗi bữa ăn nên cung cấp khoảng 10 - 15 gram/ngày.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, nhất là những người thể trạng yếu, cân nặng thấp.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

  • Cung cấp đủ hàm lượng đạm bằng thịt, cá, gà; đồng thời, ăn nhiều rau [chất xơ], trứng và trái cây [để cung cấp vitamin]. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn, việc phân chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được nhiều chất và tiêu hóa nhanh chóng.

  • Sử dụng một số loại thức uống có khả năng nâng huyết áp như coffee, trà gừng, trà sâm,...

  • Loại bỏ những thức ăn lợi tiểu trong thực đơn bữa ăn, chẳng hạn như bí ngô, rau cải, dưa hấu,...

3.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh cũng góp phần giúp cơ thể được khỏe mạnh, hệ miễn dịch ổn định, sức đề kháng tốt hơn. Do đó, mọi người nên thiết lập cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh huyết áp thấp. Cụ thể như:

  • Ngủ đúng buổi, đúng giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng.

Ngủ đủ giấc - đủ tiếng để duy trì sức khỏe tốt

  • Khi thức dậy nên dành 2 - 3 phút nằm trên giường, khi ngồi dậy, bạn cũng nên chuyển động chậm, tránh ngồi bật dậy khi vừa mới thức giấc. Đồng thời, khi đi ngủ, nên nằm ở tư thế thoải mái nhất, kê gối thấp, phần chân cao hơn.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đánh cầu lông, đi xe đạp,...

  • Theo dõi và đo huyết áp định kỳ.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về những triệu chứng thường gặp ở người bệnh huyết áp thấp. Bên cạnh đó, những giải pháp cũng giúp mọi người dễ dàng phòng ngừa bệnh cho bản thân và người thân.

Video liên quan

Chủ Đề