Làm sao đỡ chóng mặt vì say tàu xe

Một huyệt đạo dọc theo cổ tay gọi là nei-kuan [huyệt nội quan] có thể giúp bạn nhanh chóng giảm tình trạng say xe. Huyệt này có tác dụng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, đau ngực…

Để tìm huyệt nei-kuan, bạn hãy đặt 3 ngón tay phải [ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn] lên trên cổ tay trái, bắt đầu từ dưới nếp gấp. Huyệt nei-kuan sẽ nằm ở dưới ngón trỏ. Nếu bạn cảm thấy 2 gân lớn dưới ngón tay là đã tìm đúng vị trí huyệt. Bạn giữ và bấm huyệt này trong 4 – 5 giây

11. Sử dụng liệu pháp mùi hương

Bạn có thể làm giảm các triệu chứng say xe bằng cách sử dụng liệu pháp mùi hương bằng tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà và tinh dầu hoa oải hương nguyên chất.

Bạn có thể mua một bộ khuếch tán di động và sử dụng một vài giọt tinh dầu mỗi giờ. Để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể ngửi nắp tinh dầu hoặc ngửi vòng cổ có chứa tinh dầu để giúp giảm buồn nôn.

12. Viên ngậm rễ cam thảo

Rễ cam thảo được sử dụng để làm dịu cơn đau loét dạ dày, kích thích axit dạ dày và giúp tiêu hóa. Viên ngậm từ loại dược liệu này cũng có thể giúp tránh cảm giác buồn nôn và ói mửa.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung loại cam thảo này theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Cách trị say xe bằng thuốc

Nếu bạn đã sử dụng những cách trị say xe tự nhiên mà không giúp làm giảm các triệu chứng thì có thể uống thuốc để chống say tàu xe theo chỉ định từ bác sĩ.

1. Thuốc kháng histamine không kê đơn

Bạn có thể uống thuốc kháng histamine không kê đơn có chứa dimenhydrinate [Deamamine], diphenhydramine [Benadryl] hoặc meclizine [Antivert] từ 30-60 phút trước khi bạn đi lại trên xe. Thuốc sẽ có công hiệu tới 6 giờ.

Dimenhydrinate và diphenhydramine thường an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi nhưng bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về liều lượng dùng thuốc. Thuốc kháng histamine có thể gây cảm giác buồn ngủ nên nếu bạn thấy lo ngại thì có thể sử dụng meclizine với ít tác dụng an thần hơn.

2. Scopolamine

Scopolamine là một loại thuốc theo toa có ở trong viên uống hoặc miếng dán da. Mỗi miếng dán sẽ được dán sau tai và có tác dụng tối đa đến 3 ngày. Tuy nhiên, miếng dán này có thể gây ra tác dụng phụ tiềm ẩn như khô miệng.

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì nên cho bác sĩ biết trước khi sử dụng hình thức này để chống say xe. Thuốc này không phải là một lựa chọn chống say xe an toàn và cũng không phù hợp đối với trẻ em.

Nếu bạn sử dụng miếng dán chống say xe thì không nên để trẻ em chạm hay ngửi miếng dán.

3. Promethazine

Promethazine là thuốc kháng histamine kê đơn được sử dụng để điều trị chứng say xe. Thuốc này giúp bạn giảm các tín hiệu từ não gây ra tình trạng nôn mửa. Liều dùng cho người lớn dưới 65 tuổi là 25mg với 2 lần/ngày. Liều đầu tiên từ 30 phút đến 1 giờ trước khi đi du lịch, liều thứ 2 sẽ dùng sau mỗi 12 giờ khi cần thiết. Trẻ em từ 2-17 tuổi có thể uống từ ​​12,5 đến 25mg 2 lần/ngày.

Dù uống bất kể loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng. Nếu mắc một bệnh lý nào khác thì bạn càng cần phải thận trọng khai báo cho bác sĩ để được bác sĩ tư vấn cách dùng thuốc.

Cách trị say xe lâu dài

Những người thường xuyên đi công tác nhưng bị say xe nặng thì có thể cần phải sử dụng các mẹo trị say xe nặng như sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi.

1. Cách trị say xe bằng vitamin B6

Vitamin B6 [pyridoxine] thường được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ hoặc các tình trạng sức khỏe khác như lo lắng. Vì vậy làm tăng mức vitamin B6 trong cơ thể cũng có thể giúp giảm chứng say tàu xe nhưng chỉ nên sử dụng liều tối đa hàng ngày cho người lớn là 100mg mỗi ngày.

2. Uống 5-HTP và magie

Một số người có thể gặp chứng say xe và chứng đau nửa đầu do mức serotonin trong não thấp. Một số nghiên cứu cho thấy bạn uống 5 HTP [5-Hydroxytryptophan] và magie có thể giúp tăng mức serotonin. Từ đó, uống 5-HTP và magie cũng được xem là cách trị say xe nặng.

3. Mẹo trị say xe nặng các loại thảo mộc

Các loại thảo mộc như gừng và bạc hà đều đã được nghiên cứu là có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng say xe và buồn nôn. Bạn uống gừng mỗi ngày với trung bình 550mg 1 ngày hoặc uống bạc hà với liều trung bình là 350mg, chia ra làm 2 lần mỗi ngày.

4. Dùng vòng đeo tay chống say xe

Bạn có thể dùng vòng đeo tay chống say xe để kích thích điểm nei-kuan. Sản phẩm vòng chống say xe có thể được sử dụng bởi người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

5. Liệu pháp phản hồi sinh học

Cách trị say xe bằng liệu pháp phản hồi sinh học là cách thức sử dụng tâm trí của bạn để kiểm soát phản ứng vật lý đối với các kích thích như chuyển động. Về bản chất, liệu pháp này giúp người bệnh tự kiểm soát cơ thể, thường là nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe hoặc các hoạt động thể chất nên giúp hỗ trợ trị chứng say xe.

Thông thường, bạn chỉ nên sử dụng một số cách trị say xe tự nhiên. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đi lại thường xuyên mà tình trạng say xe lại nặng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những mẹo trị say xe nặng kể trên để giúp cơ thể thoải mái hơn vào những ngày đi du lịch hoặc đi công tác nhé.

Hoa Vũ HELLO BACSI

Như chúng ta đã biết, khi chúng ta di chuyển, não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động bằng hệ thần kinh, trong đó bao gồm cả tai, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể có chủ ý di chuyển như khi đi bộ, não sẽ có nhiệm vụ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường mà người đó đang đi.

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai. Ví dụ như nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô mà mắt không nhìn ra phía ngoài cửa sổ, tai trong gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong xe tàu. Vì thế tình trạng say tàu xe được giả thiết là do các tín hiệu mâu thuẫn nhau truyền đến hệ thần kinh gây ra.

Triệu chứng say tàu xe: chóng mặt, nhức đầu

Các triệu chứng say xe thường đến nhanh và đột ngột với các mức độ khác nhau: cơ thể đột nhiên đổ mồ hôi lạnh đến cùng cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Chóng mặt, quay cuồng đầu óc

- Miệng nhạt, tăng tiết nước bọt

- Chán ăn, nôn nao buồn nôn

- Da tái nhợt, lạnh

Đau đầu, thở nông, cảm giác vô cùng mệt mỏi, nôn mửa, vã mồ hôi…

Các triệu chứng này thường dịu đi hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển nữa. Tuy nhiên nhiều trường hợp cảm giác khó chịu này có thể kéo dài đến vài ngày. Mức độ bị say tàu xe sẽ giảm bớt nếu tần suất di chuyển bằng các phương tiện tăng lên, nghĩa là càng đi nhiều bằng các phương tiện thì cơ thể càng "quen" và sẽ đỡ có cảm giác bị say tàu xe

2. Ai dễ bị say tàu xe?

Bất cứ ai đều có thể bị say tàu xe, tuy nhiên đối tượng phổ biến nhất là người già, người sức khỏe yếu, mắc bệnh tiền đình, trẻ em và phụ nữ có thai. Không giống như cảm lạnh, say tàu xe không phải bệnh lây nhiễm.

3. Khắc phục, phòng tránh say tàu xe

Có thể ngậm lát gừng để giúp tránh cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe.

Để khắc phục giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện một số cách sau:

Chọn vị trí ngồi trên xe

Đây là việc khá quan trọng để giảm các triệu chứng của say tàu xe. Nên tránh những chỗ ngồi phía phương tiện hoặc ngồi ngược hướng với hướng tàu xe di chuyển. Người bị say tàu xe nên chọn những vị trí ngồi cho mình cảm giác ít chuyển động nhất, ví dụ:

- Trên xe ô tô, xe khách: Nên chọn vị trí ngồi gần về phía đầu xe.

- Trên tàu thuyền: Nên chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, gần ngang gần với mực nước.

- Trên máy bay: Nên ngồi ở giữa máy bay gần cửa sổ. Chú ý chỉnh luồng thông khí và điều hòa thích hợp.

- Trên tàu hỏa: Nên ngồi gần về đầu tàu, ngồi cùng hướng với hướng tàu di chuyển và nên ngồi cạnh cửa sổ cho thoáng khí.

Mắt luôn nhìn thẳng về phía trước, nên tập trung nhìn vào một vật tĩnh, ví dụ như ra xa, nhìn vào đường chân trời. Tuyệt đối không đọc sách, báo hoặc sử dụng thiết bị điện tử khi đang di chuyển trên tàu xe.

Cần lưu ý:

- Luôn giữ vững đầu, tránh lắc lư, nên thả người tựa nhẹ nhàng vào lưng ghế.

- Không ngồi gần người hút thuốc và không hút thuốc lá

- Tránh tiếp xúc với các mùi mạnh, trước mỗi hành trình nên tránh các thức ăn nhiều gia vị, đồ uống có cồn.

- Có thể sử dụng thuốc kháng histamine không cần đơn uống trước khi khởi hành từ 30-60 phút. Các thuốc khác bao gồm: Cyclizine [Marezine, Marzine, Emoquil]; Promethazine [Phenadoz, Phenergan, Promethegan]; Meclizine [Antivert, Bonine]. Tuy nhiên tác dụng không mong muốn của thuốc là có thể gây khô miệng, buồn ngủ, ngủ gà, mệt mỏi

- Cân nhắc sử dụng scopolamine dưới dạng miếng dán. Trước khi khởi hành vài giờ, nên dán miếng dán sau tai có thể kéo dài tác dụng tới 72 giờ.

- Nên sử dụng gừng: ngậm một lát gừng, uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn.

- Có thể ăn nhẹ: ăn một chút bánh, uống chút nước lạnh hoặc uống một chút nước có ga không chứa caffeine,... có thể sẽ mang lại tác dụng bớt say tàu xe ở một số người.

Bí quyết đánh tan cơn say xe dịp Tết

Mời các bạn xem video được nhiều người quan tâm:

Lời khai rùng mình của dì ruột gây thương tích cho cháu gái đến nhập viện ở Hà Tĩnh


Video liên quan

Chủ Đề