Làm thế nào để trẻ không quấy khóc đêm

11/02/2020 8:07:13 SA



Trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhiều ông bố bà mẹ sẽ muốn phát điên vì trẻ thường xuyên quấy khóc, ngày ngủ đêm thức… Hãy "bỏ túi" 10 mẹo dưới đây để giúp bé yêu ngủ ngon giấc và bố mẹ cũng "nhàn" hơn.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhiều ông bố bà mẹ sẽ muốn phát điên vì trẻ thường xuyên quấy khóc, ngày ngủ đêm thức… Hãy bỏ túi 10 mẹo dưới đây để giúp bé yêu ngủ ngon giấc và bố mẹ cũng "nhàn" hơn.

Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái và đang trong môi trường an toàn

1. Quấn tã. Từ sơ sinh đến khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh rất hay bị giật mình nên dễ thức dậy khi bất ngờ có tiếng động xung quanh. Hãy quấn tã cho trẻ thật chặt, nhưng vẫn đảm bảo để trẻ cảm thấy thoải mái và đang trong một môi trường an toàn. Điều này giúp trẻ không bị giật mình tỉnh giấc, ngủ ngon hơn và lâu hơn.

2. Lập thời gian biểu cho trẻ. Dù khó nhưng không phải không làm được. Bạn hãy "uốn" trẻ theo lịch trình cố định mỗi ngày. Tham khảo lịch trình giấc ngủ cho trẻ trong 3-12 tuần đầu tiên: 7 giờ sáng- Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 8 giờ-9:30 - Thức dậy, ăn, chơi; 10:30- Ngủ ngắn; 12:00 - Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 2:30 chiều - Thức dậy, ăn, chơi; 3:30 chiều - Ngủ ngắn; 4:30 chiều - Thức dậy, ăn, chơi; 5:30 chiều- Ngủ ngắn; 6:00 tối - Thức dậy, ăn, chơi; 7:30 - cho trẻ ăn; 9:30 tối - đi ngủ; từ 9:30 tối đến 7 giờ sáng - ngủ và có thể thức dậy ăn đêm khi cần. Nói chung, nếu trẻ càng nạp nhiều calo vào ban ngày thì chúng sẽ cần ít hơn vào ban đêm.

3. Ngủ ít vào ban ngày. Ngủ quá nhiều vào ban ngày là lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. Vì thế khi thấy trẻ ngủ quá 2 - 2,5 giờ, hãy đánh thức trẻ dậy, cho trẻ ăn, chơi một chút rồi lại ngủ tiếp. Nếu bạn muốn trẻ ngủ dài hơn, hãy tăng thời gian ngủ vào buổi trưa. Duy trì được cách này, đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

4. Bật nhạc nhẹ nhàng. Không gian ồn ào sẽ làm trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc nhưng cũng đừng cố duy trì không gian tĩnh lặng tuyệt đối. Có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc bật quạt phe phẩy gần trẻ, để trẻ cảm nhận được bố mẹ đang ở ngay gần bên mình.

5. Ăn sau khi thức dậy. Trẻ sơ sinh cần cho ăn và nghỉ ngơi thường xuyên để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh trong những tháng đầu. Vì thế cha mẹ nhớ cho trẻ ăn sau khi ngủ chứ không phải trước khi ngủ. Chu kỳ này giúp trẻ có nhiều năng lượng nhất ngay sau khi thức dậy, khiến bé có xu hướng ăn đầy đủ hơn, ngủ sâu hơn giữa các lần cho ăn.

Tạo cho trẻ thói quen ngủ trưa ngay từ khi mới vài tuần tuổi

6. Duy trì thói quen ngủ trưa. Các thói quen là một công cụ tuyệt vời để giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Đến giờ ngủ trưa, bạn hãy đưa trẻ vào phòng, kéo rèm lại, đặt trẻ vào cũi, bật nhạc hoặc hát ru giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

7. Thay tã theo lịch. Khi trẻ thức dậy hãy thay tã và quấn lại để chuẩn bị cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn đêm. Bởi nếu thay tã sau khi ăn đêm, trẻ có thể quá tỉnh táo, khó ngủ hơn.

8. Ăn nhiều hơn vào ban ngày. Giống như việc không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày để hỗ trợ giấc ngủ ban đêm, hay duy trì quy tắc, thức ăn ban ngày nhiều hơn, thức ăn ban đêm ít hơn. Muốn vậy, phải khuyến khích nhiều giấc ngủ ngắn và cho ăn trong ngày sau chu kỳ ăn, thức, ngủ.

Ảnh minh họa

9. Không "cuống". Cha mẹ thường có xu hướng lao vào ngay khi nghe thấy trẻ khóc. Điều này sẽ vô tình khuyến khích trẻ bắt đầu thói quen ngủ không tốt vì thông thường trẻ có thể thức dậy lạch nhạch một chút và dễ dàng ngủ lại ngay khi không thấy ai "sờ" đến.

10. Cho trẻ ngủ riêng. Cách quan trọng nhất để khuyến khích trẻ sơ sinh ngủ một giấc dài là luyện cho trẻ ngủ một cách độc lập.

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Việc bạn đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, những trung tâm mua sắm hoặc xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh… có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Nguyên do là những điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng ở trẻ khiến trẻ giật mình và khóc đêm. Vấn đề này còn được xem như tình trạng quá tải cảm xúc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

8. Một số nguyên nhân trẻ khóc đêm khác

Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng sẽ dẫn đến việc trẻ khóc đêm. Tình huống khác hy hữu hơn bao gồm côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.

Thời gian ngủ phân bố không hợp lý, trẻ bị tác động bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những lý do góp phần khiến trẻ khóc đêm mà mẹ cũng nên để tâm tới.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Mẹ cần phải làm gì?

Trẻ quấy khóc đêm khi nào là bất thường? Khi nào nên đưa trẻ đi khám kiểm tra?

Bé hay khóc đêm bất thường, thường sẽ có biểu hiện la hét, giật mình khi ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dẫn đến khả năng ức chế còn kém. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm lặp đi lặp lại cũng có thể là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ. Do đó, đây chính là lúc mà gia đình cần đưa em đến các bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì, và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp em bé khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng kéo dài tận 3 tiếng mỗi ngày, với tần suất 3 ngày mỗi tuần. Nguyên do có thể đến từ việc trẻ bị dị ứng với protein sữa bò. Đây là lúc mà bé cần được đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm có phải là do dị ứng hay không.

Một trong những biểu hiện của trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân đó chính là trẻ thường co 2 đầu gối gập vào bụng. Điều này có thể là do bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường đến vào lúc chập tối và kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ khóc đêm kéo dài từ 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết. Tuy vậy, mẹ vẫn cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các bệnh viện uy tín đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.

Ngoài những nguyên nhân trẻ khóc đêm kể trên, nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị còi xương. Một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bé có đang mắc phải tình trạng này như: bé chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần đảm bảo bé được cung cấp đủ chất canxi và vitamin D. Vì thế, mẹ cần nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm, duy trì phòng ốc thông thoáng.

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm có thể là do trẻ bị lồng ruột. Biểu hiện thường thấy là trẻ thường khóc dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, bỏ bú mẹ và hay đi tiểu ra máu. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý đưa bé đi khám chữa bệnh kịp thời.

Tác hại của việc em bé hay khóc đêm là gì?

Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường, không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân trẻ khóc đêm đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Hơn nữa, việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm.

Bên cạnh những kiến thức chăm con, cách làm trẻ sơ sinh hết khóc cũng là điều bạn nên tìm hiểu để “nuôi con không phải là cuộc chiến” với bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Cách dỗ trẻ khóc hiệu quả nhất là gì?

Trẻ sơ sinh quấy khóc là chuyện thường tình. Mặc dù vậy, bé quấy khóc đêm hoặc khóc quá nhiều ban ngày có thể khiến không khí gia đình căng thẳng. Vậy làm sao để em bé hết khóc?

1. Cách dỗ trẻ khóc: Ôm và xoa dịu bé

Cái ôm nhẹ nhàng của bố mẹ là cách tiếp cận tốt nhất để giúp bé thư giãn, ổn định tình thần. Bạn hãy yên tâm rằng việc ôm ấp này sẽ không khiến bé trở nên ỷ lại. Để dỗ trẻ khóc, bạn có thể làm theo những cách sau:

  • Ôm bé vào lòng
  • Quấn bé trong một tấm chăn mỏng
  • Đặt bé vào nôi hay ghế
  • Cho bé vào xe đẩy và đi dạo ngoài trời hoặc trong nhà
  • Tạo ra các âm thanh để chuyển hướng chú ý của trẻ như chạy máy giặt hoặc máy hút bụi. Bạn nên chuẩn bị sẵn đĩa ghi âm nhiều loại âm thanh khác nhau
  • Bất cứ điều gì khác mà bạn nghĩ có thể hữu ích, chẳng hạn như núm vú giả, tắm nước ấm hoặc chơi đùa với con.

2. Cách dỗ em bé khóc: Quấn bé trong một tấm chăn

Nếu muốn tìm cách giỗ trẻ sơ sinh khóc, bạn hãy quấn bé vào một tấm chăn hoặc khăn mềm, mỏng. Hành động này cực kỳ hữu ích trong việc làm dịu cơn khóc của bé. Nó cũng giúp làm giảm khả năng bé thức giấc do phản xạ giật mình và giúp bé ngủ lâu hơn. Để quấn bé, bạn có thể làm theo 3 bước sau:

  • Bắt đầu bằng việc để bé nằm trên tấm chăn và hai cánh tay ở hai bên.
  • Kéo phía bên trái của tấm mền qua cơ thể bé và gấp nó lại
  • Kéo từ dưới lên
  • Kéo phía bên phải trên và gấp lại.

Đây là một kỹ thuật hữu ích cho bé từ khi mới sinh cho đến 4 tháng tuổi giúp hạn chế bé quấy khóc đêm hoặc ngày.

3. Cách dỗ trẻ khóc: Để bé khóc cho thỏa rồi ngủ thiếp đi

Nếu sau 30 phút tìm đủ mọi cách dỗ trẻ khóc nhưng không được, bạn có thể để bé tiếp tục khóc cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

Bạn cần giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài trong khi giúp bé vào giấc ngủ. Hãy đóng cửa, điều chỉnh ánh sáng phòng rồi để quan sát khi bé tự điều chỉnh cơn quấy khóc của mình. Sau đó, nếu bé khóc lâu hơn 15 phút, hãy bế lên và thử dỗ bé một lần nữa.

4. Con quấy khóc đêm phải làm sao? Tránh để bé thức khuya

Mặc dù trẻ sơ sinh cần phải được ôm ấp khi đang khóc nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần phải làm như vậy. Nếu bạn can thiệp quá nhiều khi bé quấy khóc, bạn sẽ trở thành người không thể thiếu cho quá trình ngủ của bé.

Bạn cũng sẽ không thể giải quyết chứng khóc đêm của bé vì bé chỉ có thể ngủ được nếu được bạn ôm ấp. Để ngăn chặn điều này, khi bé buồn ngủ nhưng không khóc, hãy đặt bé trong nôi và để cho bé học cách tự an ủi và tự ngủ, đừng dỗ dành hoặc cho bú. Dần dần, bé có thể tự chìm vào giấc ngủ mà không cần được mẹ phải ôm ấp hay vỗ về.

5. Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm: Cho bé ngủ đêm thay vì ngủ ngày

Nếu đang tìm cách dỗ trẻ khóc đêm, bạn hãy thử cho bé ngủ ít vào ban ngày. Nếu bé ngủ được 3 tiếng vào ban ngày, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé và chơi cùng bé hoặc cho bé ăn, tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Bằng cách này, thời gian bé ngủ lâu nhất [thường là khoảng 5 tiếng] sẽ diễn ra vào ban đêm.

6. Cách dỗ trẻ khóc: Lên thời gian biểu để cho bé ăn

Bạn đừng cho bé bú mỗi khi bé quấy khóc vì đói chỉ là một trong vô vàn lý do khiến bé khóc. Thường thì phải mất khoảng 2 giờ để dạ dày của bé tiêu hóa hết thức ăn. Vì vậy, thời gian giữa các lần ăn sẽ khá lâu, trừ khi bạn thực sự tin rằng bé đang đói. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần tránh uống quá nhiều cà phê, trà, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác.

Hãy đề phòng trường hợp bé bị dị ứng sữa bò nếu bé bị tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, thở khò khè khi uống sữa hoặc gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng sữa. Nếu bé có các phản ứng dị ứng này, hãy thử cho bé uống một ly sữa bột làm từ đậu nành mỗi tuần. Sữa làm từ đậu nành có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tránh ăn hay uống các loại thực phẩm chứa sữa bò trong chế độ ăn uống trong vòng 1 tuần. Nếu việc khóc quấy của bé cải thiện đáng kể từ khi dùng sữa đậu nành, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn thêm liệu bạn có thể tiếp tục cho bé uống sữa ngoài hay không. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống sữa làm từ amino axit [ví dụ như Alimentum].

Dần dần tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc sẽ được cải thiện. Vấn đề là bạn cần kiên nhẫn, chia sẻ trách nhiệm này với người thân, tránh để bản thân mình quá mệt mỏi và kiệt sức. Hãy ngủ ít nhất một giấc ngắn trong ngày nếu bạn không thể yên giấc vào ban đêm.

Nếu mệt mỏi với tình trạng con quấy khóc, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân trong gia đình để tìm cách dỗ trẻ sơ sinh hoặc giúp đỡ, trông nom những đứa trẻ khác cũng như công việc vặt trong nhà.

Chăm sóc con nhỏ hay quấy khóc là việc yêu cầu sự hỗ trợ từ nhiều người. Nếu có điều kiện, b ạn có thể thuê một người trông trẻ để có thể ra khỏi nhà và thư giãn tâm trí. Hãy nói chuyện với ai đó mỗi ngày và giải bày những cảm xúc lẫn lộn của bạn để bạn có thể thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những bí quyết giúp bạn thư thái tinh thần khi bé quấy khóc để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Khi nào trẻ quấy khóc cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn phải tìm cách dỗ bé khóc liên tục mà không thành công, bạn hãy cân nhắc đưa con đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ quấy khóc kèm những điều kiện sau:

  • Bé đã hơn 4 tháng tuổi và vẫn quấy khóc
  • Bé có vẻ đau đớn
  • Bé khóc liên tục trong hơn 3 giờ
  • Bạn không thể tìm được cách dỗ trẻ khóc.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề