Làm thế nào để trở thành một CEO

Yageo

Salary: Competitive

Confidential

Salary: Competitive

VMG FASHION

Salary: Competitive

GOT IT

Salary: 1,200 - 2,000 USD

ONEW

Salary: 40 Mil - 50 Mil VND

Dan On Foods

Salary: 2,000 - 4,000 USD

Annam Group

Salary: Competitive

De Heus LLC

Salary: Competitive

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành, chức vụ điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp, tập đoàn. Là người chịu trách nhiệm đối với việc tổng điều hành trong một doanh nghiệp hay tập đoàn nào đó. CEO là một vị trí quản lý cấp cao ngưỡng mộ và là ước mơ của rất nhiều người. Vậy cần phải trang bị những gì để trở thành CEO. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Kiến thức

Một trong những yêu cầu tiên quyết và quan trọng đối với CEO đó là Kiến thức. Và kiến thức ở đây không chỉ ở một hoặc vài lĩnh vực mà đòi hỏi kiến thức ở đa lĩnh vực. Một khối lượng kiến thức khổng lồ học hỏi qua nhiều năm tháng.

Những kiến thức mà CEO cần phải biết, thậm chí là am hiểu bao gồm:

  • Kiến thức về Tài chính, kinh tế.
  • Kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
  • Kiến thức về quản trị con người.
  • Kiến thức về văn hóa, xã hội, luật pháp của quốc gia…

CEO cũng phải “thuộc làu” về toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, về quy trình, cách thức vận hành, hoạt động của từng phòng ban, bộ phận. Bên cạnh đó là phải hiểu và phân tích được khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp...

Kỹ năng

Nếu chỉ có kiến thức thì CEO sẽ làm việc một cách cứng nhắc và thiếu linh hoạt cũng như không đạt được hiệu quả quản trị tối đa. Chính vì thế mà hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể hỗ trợ cho công việc sau này.

Một vài kỹ năng quan trọng bao gồm:

  • Kỹ năng quản lý, lãnh đạo.
  • Kỹ năng phân tích, xử lý, giải quyết vấn đề, tình huống.
  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch, chiến lược.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình...

Bên cạnh đó là những kỹ năng về giao tiếp, thương thuyết, thuyết phục. Đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian và phân bổ công việc nếu không muốn “chết chìm” trong khối lượng công việc khổng lồ mà không có thời gian dành cho gia đình, bản thân.

Thái độ

Thái độ là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của người CEO. Đây là yếu tố giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm cũng như sự tôn trọng đến từ nhân viên, đối tác và khách hàng.

Sẽ chẳng có đối tác nào muốn làm việc với một vị sếp hống hách, hách dịch, to tiếng, quát tháo nhân viên của mình. Và cũng chẳng có một vị nhân viên nào mong muốn “được” đối xử như vậy.

Đối với rất nhiều nhà tuyển dụng. Thái độ là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới việc quyết định xem bạn có phải là người phù hợp với chiếc “ghế” đó không. Chính vì thế, hãy rèn luyện cho mình một thái độ tốt, thái độ đó phải đến từ tâm và thật lòng chứ không phải sự giả tạo, phù phiếm.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là một điều đặc biệt quan trọng. Những trải nghiệm, những bước đi, những sự thành công, những sự thất bại hay những thành tựu mà bạn đã trải qua... sẽ mang lại những bài học, kinh nghiệm quý báu và đắt giá.

Điều này không đồng nghĩa với việc cứ có kinh nghiệm là bạn sẽ trở thành CEO. Vấn đề mấu chốt ở đây là những kinh nghiệm của bạn ở những vị trí nào, và những gì bạn rút ra được sau những năm làm việc ở những vị trí ấy.

Tạm kết

Bốn yếu tố trên là những yêu cầu cơ bản đối với một CEO. Tùy theo quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp mà sẽ những yêu cầu phức tạp và khắt khe hơn trong quá trình tuyển dụng. Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn hình dung ra được những “hành trang” cần phải trang bị để bước đi trên con đường trở thành CEO.

Thùy Leah

CEO được coi là một vị trí quan trọng mà mọi doanh nghiệp Việt Nam đều cần phải có. Vậy CEO là nghề gi và CEO viết tắt của từ gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. CEO là gì?

Là một thuật ngữ quen thuộc trong C-level, CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, nghĩa là người điều hành cấp cao nhất trong một công ty, có trách nhiệm chính bao gồm việc đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, quản lý các hoạt động và nguồn lực tổng thể của một công ty. CEO đóng vai trò là đầu mối giao tiếp chính giữa ban hội đồng quản trị và các hoạt động trong công ty, không những vậy, CEO còn được coi là bộ mặt đại cho toàn công ty. CEO được bầu ra bởi hội đồng quản trị và các cổ đông trong công ty. 

Ngoài ra, trong một số tổ chức và doanh nghiệp có quy mô lớn, CEO nằm dưới quyền quản lý của Hội đồng quản trị, tuy nhiên, ở một vài công ty khác, CEO cũng đóng vai trò là chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Vai trò và trách nhiệm của CEO

Vai trò của CEO thay đổi từ công ty này sang công ty khác tùy thuộc vào quy mô, văn hóa và cấu trúc doanh nghiệp. Trong các tập đoàn lớn, các CEO thường chỉ giải quyết các quyết định chiến lược cấp cao và những quyết định định hướng cho sự phát triển chung của công ty. Ở các công ty nhỏ hơn, các CEO thường làm việc nhiều hơn và tham gia vào các chức năng hàng ngày. CEO sẽ thiết lập tầm nhìn chiến lược và văn hóa cho công ty của họ.

Vì thường xuyên xuất hiện trước  công chúng, đôi khi các CEO của một số tập đoàn lớn trở nên nổi tiếng như Mark Zuckerberg, CEO của Facebook [FB] hay  Steve Jobs, người sáng lập kiêm CEO của Apple , đã trở thành một biểu tượng toàn cầu đến nỗi sau khi ông qua đời vào năm 2011, một loạt phim tài liệu về ông được ra mắt.

CEO là người báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị [HĐQT] là một nhóm các cá nhân được bầu ra để đại diện cho các cổ đông của công ty. 

Ngoài đóng góp chung vào sự thành công của công ty, CEO có trách nhiệm lãnh đạo việc phát triển và thực hiện các chiến lược dài hạn, với mục tiêu gia tăng giá trị cho cổ đông.

Không có danh sách tiêu chuẩn hóa về các vai trò và trách nhiệm của một giám đốc điều hành. Các nhiệm vụ, trách nhiệm và mô tả công việc điển hình của một Giám đốc điều hành bao gồm:

Giao tiếp, thay mặt cho công ty, với các cổ đông, các tổ chức chính phủ và công chúng Dẫn dắt  việc phát triển chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty Thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty  Đánh giá công việc của các lãnh đạo điều hành khác trong công ty, bao gồm giám đốc, phó chủ tịch và chủ tịch Duy trì nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành, v.v. Đảm bảo rằng công ty duy trì trách nhiệm xã hội cao ở bất cứ nơi nào công ty kinh doanh Đánh giá rủi ro đối với công ty và đảm bảo chúng được giám sát và giảm thiểu

Đặt mục tiêu chiến lược và đảm bảo chúng có thể đo lường và mô tả được

Video liên quan

Chủ Đề