Lập dàn ý hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành

- “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.

- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên!

II. Thân bài:

1] Giải thích:
- Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2] Tại sao học và hành phải đi đôi ?- Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.- Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy để ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.

- Học, hỏi, hiểu, hành là phương châm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3] Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống. 
[Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...]

Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.

- Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.- Học để đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.

- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương châm học này để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khuôn theo lý thuyết.

4] Liên hệ đến bản thân: Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.

III. Kết bài:
Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành chi tiết được chia sẻ sau đây, tìm hiểu về mối liên kết chặt chẽ giữa “Học” và “Hành” như thế nào.

Học và hành luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để giúp các em hoàn thiện bài viết của mình, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết tham khảo. Đề tài lần này là suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử. Rất mong đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích phục vụ công cuộc học tập hiệu quả.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành chi tiết

Dàn ý suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm “Bàn luận về phép học” và tác giả Nguyễn Thiếp. Khẳng định vai trò quan trọng của học và hành. Chỉ rõ học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Thân bài

Khái quát nội dung của phép học được tác giả đưa ra

– Học để lấy gốc rễ làm trọng, sau đó, học đến tứ thư, ngũ kinh là những kiến thức nền tảng.

– Học để mở mang đầu óc, lấy kiến thức đó áp dụng vào thực tế cuộc sống.

– Nhờ học tập mà nhân tài mới lập công, nhà nước yên bình, vững mạnh. Lòng người được bồi đắp, mối quan hệ được duy trì. Lợi ích không gì có thể so sánh được.

Tại sao Nguyễn Thiếp nhắc đến mối quan hệ giữa học và hành?

– Học là việc tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể học ở nhà trường, sách vở hay ở cả trường đời. Hành và việc vận dụng kiến thức đó áp dụng vào thực tiễn. Từ đó mang lại hiệu quả công việc cao.

– Học phải đi đôi với hành vì nhiều lý do.

– Mục đích cao nhất mà việc học hướng đến là để phục vụ tốt hơn cuộc sống. Hiệu quả công việc càng cao thì chứng tỏ quá trình học tập càng tốt.

– Học mà không hành như vỏ ốc sên không còn con non. Việc học trở nên vô ích và lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức.

– Có hành nhưng lại không học sẽ làm chúng ta mất đi kiến thức thực tiễn. Mọi việc được xử lý theo cảm tính và kinh nghiệm. Do vậy, hiệu quả công việc cũng sẽ không cao.

– Những kiến thức ghi chép trên sách vở đã được kiểm chứng. Nay chỉ cần áp dụng, giúp cho mỗi người học tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể. Nếu như không học, họ sẽ không thể đáp ứng được sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Bình luận về vấn đề

– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề Nguyễn Thiếp đưa ra.

– Học phải đi đôi với hành mới mang lại hiệu quả cao. Học để lấy nền tảng, thực hành để vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Kết bài

– Khẳng định vai trò và mối quan hệ không thể thay thế của học và hành. Cảm nhận của bản thân về vấn đề này.

Bài văn suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề thực tiễn xảy ra xung quanh chúng ta. Lúc này, đòi hỏi mỗi người phải có sự nhạy bén, xử lý linh hoạt. Để có được điều đó, chúng ta cần học tập không ngừng nghỉ. Quá trình học tập cũng có nhiều vấn đề cần bàn tới. Trong tác phẩm Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp, tác giả đã đề cao vai trò của học và hành. Qua đó, khẳng định vai trò không thể thay thế của nó và mối quan hệ mật thiết với nhau.

Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể là do trường học dạy, nhờ đọc sách và cả những bài học trường đời. Kiến thức lượm nhặt được ngày càng nhiều thì nền tảng người đó càng vững chắc. Sự học càng tốt thì con người càng tiến xa hơn với nhân loại. Tuy nhiên, mục đích cao nhất mà học tập hướng đến chính là thực hành. Do vậy, chúng ta phải kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa hai quá trình này. Thực hành chính là việc áp dụng kiến thức đã biết vào phục vụ cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh hai mặt, học và hành là một thể thống nhất.

Mối quan hệ giữa học và hành chúng ta không thể nào phủ nhận được. Việc học tập chỉ mang lại cho ta một kho tàng kiến thức hàn lâm, khô khan. Nếu như việc học chỉ dừng lại ở việc đọc và nhớ thì sẽ không đúng với mục đích của học. Do vậy, quá trình học tập phải kết hợp với thức hành. Nếu không, tất cả chỉ như mớ giấy lộn, chỉ nên vứt đi mà thôi. Cũng không thể phủ nhận việc chúng ta chỉ hành mà không học. Kiến thức học được chính là nền tảng để thực hành có hiệu quả. Nếu như chỉ dựa vào kinh nghiệm và chút tài lẻ để giải quyết công việc sẽ gặp không ít khó khăn. Nhất là khi khoa học công nghệ ngày càng đổi mới. Con người cần học tập không ngừng nghỉ để theo kịp với tiến hóa của nhân loại.

Trong các mối quan hệ đời thường, chúng càng phản ánh tính đúng đắn giữa học và hành. Anh kỹ sư điện máy muốn làm được việc, anh ta phải học và đọc rất nhiều. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ, kỹ sư cần có thời gian thực hành đủ lâu. Từ đó, anh ta mới có thể làm việc được. Hay đơn giản như một em học sinh đang giải toán. Em cần phải thuộc nội dung lý thuyết nhưng cũng phải thực hành đủ nhiều. Có như vậy thì khi có dạng bài tương tự mới có thể tự tin giải quyết được.

Quan điểm được đưa ra bởi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Lý thuyết và thực hành đóng vai trò không thể thay thế trong quá trình học tập. Bạn càng nắm chắc lý thuyết thì quá trình thực hành càng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Thời gian thử nghiệm, nghiên cứu cũng được rút ngắn. Xã hội sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Vấn đề học và hành ngày nay càng được nhà trường và các cơ sở giáo dục quan tâm. Có một thực tế không mấy hay ho đó là, học sinh thời nay chỉ chăm chăm vào việc học mà quên đi thực hành. Các em dành thời gian ngồi ở trường, ở lớp học thêm nhiều hơn ở nhà. Đó là những lò luyện thi chất lượng, bởi mục đích của họ chính là thi đại học. Nền tảng thì quá vững chắc, nhưng quá trình thực hiện lại gặp không ít vấn đề. Đó là lý do khiến các doanh nghiệp khóc thét vì sinh viên mới ra trường không biết làm việc. Chỗ làm lại trở thành chỗ để dạy nghề, dạy thực hành. Nếu như việc này càng kéo dài, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến một thế hệ trẻ sau này.

Nhà trường cũng đã nhận ra những vấn đề trong nền giáo dục trọng kiến thức của mình. Họ cũng đã có những thay đổi nhất định để cải thiện chất lượng học tập, đưa thực hành vào giảng dạy. Chúng ta có quyền hy vọng một thế hệ trẻ ra đời vững chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp đã được viết cách đây rất lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là tầm nhìn sâu rộng của tác giả đối với nền giáo dục đương thời và cả hiện nay. Mối quan hệ giữa học và hành luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Người trẻ cần ý thức được điều này và có phương pháp học tập sao cho đúng.

Trên đây là dàn ý và bài viết suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Hy vọng, tài liệu này sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập. Chúc các em luôn có kết quả tốt và đạt được điểm cao. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều tin tức mới nhé.

  • Xem thêm: Suy nghĩ về câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu… đường sống”
Văn Học Lớp 8 -

Video liên quan

Chủ Đề