Lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử là gì năm 2024

Chúng ta thường nghe: “Đừng lấy dạ tiểu nhân đo lòng người quân tử”. Nhưng thế nào là quân tử, sao gọi là tiểu nhân? Người xưa đưa một số tiêu chuẩn để đánh giá như sau...

1. Xét tấm lòng

Tấm lòng rộng hay hẹp không phải tự nhiên mà có, phần nhiều do môi trường sống, sự tu dưỡng và nỗ lực tự thân mỗi cá nhân. Người quân tử thì tấm lòng luôn rộng mở, khoan dung với tất cả, không giữ niềm oán hận bất kỳ ai. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn toan tính, quen với thói so bì nên cứ sợ mình thua thiệt, buồn phiền.

2. Xét cách kết giao bạn hữu

Quân tử đoàn kết mà không cấu kết, tiểu nhân cấu kết nhưng vẫn bất hòa. Người quân tử bất luận qua lại với hạng người nào, cũng bằng tấm lòng ngay thẳng, chân thành đối xử, không kết bè lập phái. Kẻ tiểu nhân thích lập phe kết phái, và luôn cay nghiệt, bài trừ những người khác với mình, tất cả chỉ để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Ảnh minh họa.

3. Xét sự lựa chọn

Người quân tử luôn ưu tiên đại cục, thành tựu việc chung rồi mới tính chuyện riêng. Kẻ tiểu nhân chỉ quan tâm tư lợi bản thân, dù có hỏng việc lớn cũng mặc kệ. Khi đối diện với sự lựa chọn, người quân tử có thể hy sinh lợi ích cá nhân để thành tựu việc chung, kẻ tiêu nhân thì ngược lại.

4. Xét lời nói và việc làm

Người quân tử luôn có tấm lòng nhân ái cao thượng, những việc phù hợp với đạo nghĩa, họ chắc chắn sẽ trợ duyên để thành tựu. Những việc gây tổn hại cho người cho mình, họ nhất định sẽ không nói không làm, cũng không trợ giúp cho người khác làm. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, miễn có lợi cho mình thì bất chấp.

5. Xét khí chất

Người quân tử trầm tĩnh mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo mà không tự tại. Người quân tử dù rất thông minh cũng không thích thể hiện, dù thành công cũng không khoác lác, có quyền thế cũng chỉ dùng để giúp người mà không ỷ lại và phô trương thân thế. Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, trống rỗng mà khoe khoang khắp nơi, nhưng vẫn sợ người khác không biết đến mình.

6. Xét chí hướng

Người quân tử luôn hướng đến sự tích cực, nỗ lực phấn đấu để không ngừng tiến lên. Kẻ tiểu nhân chỉ thích những điều dễ dãi và cuộc sống nhàn hạ mà không cần biết cuộc đời mình đang đi lên hay xuống.

7. Xét sự truy cầu

Người quân tử giữ gìn quy tắc, theo đuổi lý tưởng trong đạo nghĩa kỷ cương. Kẻ tiểu nhân trăn trở trăm phương nghìn kế để mưu lợi cho mình, suốt ngày bận rộn trong lo lắng.

8. Xét nhân phẩm

Người quân tử đề cao tố chất “phản quang tự kỷ”, không ngừng sửa mình để tiến bộ, tự lập tự cường để tự chủ trong tinh thần biết đủ. Kẻ tiểu nhân không quen kiểm thúc bản thân, cảm thấy mọi trách nhiệm và sai trái đều là lỗi từ người khác, từ chối mọi cơ hội rèn luyện nên mãi chẳng thể trưởng thành.

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" không đúng vì giữa hai vế không có sự đối nhau. Bản chất vế 'Quân tử nông chân' không có nghĩa, còn vế 'tiểu nhân nông bụng' thì vẫn có thể lý giải theo nghĩa lòng dạ hẹp hòi", ông Tình nói thêm.

to use the inferior person's heart to measure the superior person's belly; to gauge the heart of a gentleman with one's own petty measure”].

Pronunciation[edit]

  • [Hà Nội] IPA[key]: [ləj˧˦ zaː˧˨ʔ tiəw˧˩ ɲən˧˧ ʔɗɔ˧˧ lawŋ͡m˨˩ kwən˧˧ tɨ˧˩] [Huế] IPA[key]: [ləj˨˩˦ jaː˨˩ʔ tiw˧˨ ɲəŋ˧˧ ʔɗɔ˧˧ lawŋ͡m˦˩ kwəŋ˧˧ tɨ˧˨] ~ [ləj˨˩˦ jaː˨˩ʔ tiw˧˨ ɲəŋ˧˧ ʔɗɔ˧˧ lɔŋ˦˩ kwəŋ˧˧ tɨ˧˨]

Ngày nay, câu thành ngữ “Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử” [以小人之心度君子之腹, Dĩ tiểu nhân chi tâm độ quân tử chi phúc] thường được dùng để chỉ việc lấy bụng dạ hẹp hòi của kẻ tiểu nhân mà suy đoán tấm lòng cao thượng của người quân tử. Nhưng nguyên ban đầu câu thành ngữ này lại nằm trong một lời khuyên, có hàm ý khác.

Câu thành ngữ “Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử” có xuất xứ trong sách “Tả Truyện”. Chuyện được chép trong phần Ngụy Chiêu Công, đại ý như sau.

Ngụy Thư là tướng quốc của nước Tấn. Vào mùa đông năm 514 TCN, con trai của Ngụy Thư là Ngụy Mậu đảm nhiệm một chức quan địa phương ở Ngạnh Dương. Bấy giờ có một vụ án rất khó giải quyết, Ngụy Mậu liền đem tấu lên triều đình, đã đến tay của Ngụy Thư.

Ngụy Thư còn chưa thụ lý vụ án, bên thưa kiện đã tìm đến nơi, còn dẫn theo đoàn nhạc có vũ nữ ca kỹ. Ngụy Thư ở nước Tấn và các nước liệt quốc khác đều có tiếng tăm và được trọng vọng, không có điều tiếng gì. Nhưng lần này các ca kỹ mỗi người một vẻ, thướt tha yêu kiều, khiến Ngụy Thư động tâm, cuối cùng đã tiếp nhận.

Ngụy Mậu cảm thấy rất sốt ruột, nhưng thân làm con nên không tiện nói thẳng trước mặt phụ thân. Ngụy Thư còn là người địa vị cao, có uy nghiêm, muốn khuyên can ông thì cũng cần phải giữ thể diện cho ông. Thế là Ngụy Mậu liền ủy thác chuyện này cho hai thuộc hạ, một người tên là Diêm Một, một người tên là Nữ Khoan. Ngụy Mậu nói: “Nếu như phụ thân đã tiếp nhận đám người này, thì không còn kiểu hối lộ nào lớn hơn như vậy nữa”.

Diêm Một và Nữ Khoan cùng nhau tới chỗ của Ngụy Thư, sau khi bàn xong việc công, hai người không vội rời đi nên Ngụy Thư mời họ ở lại ăn cơm. Trong bữa cơm, chỉ thấy hai người kia thỉnh thoảng lại lắc đầu thở dài, khiến Ngụy Thư cảm thấy khó hiểu.

Đợi lúc ăn xong cơm, Ngụy Thư mới hỏi: “Ta nghe nói lúc ăn cơm có thể quên đi mọi ưu phiền, nhưng các ngươi lại nhiều lần thở dài, rốt cuộc là chuyện gì?”

Diêm Một liền nói: “Hôm qua hai người chúng tôi uống rượu, không ăn cơm tối, hôm nay cảm thấy bụng rất đói. Ngay từ đầu lo lắng thức ăn không đủ ăn, cho nên lắc đầu thở dài. Ăn được một nửa thì đã bắt đầu tự trách, tướng quân sao có thể để chúng tôi ăn không no bụng được cơ chứ? Bởi vậy lại lắc đầu thở dài”.

Nữ Khoan tiếp lời: “Hiện tại bữa cơm đã xong, hạ thần hy vọng cái bụng của những kẻ hèn này giống như lòng của người quân tử là ngài, chỉ cần no là được”. Ngụy Thư không hổ danh là người giỏi giang, vừa nghe liền hiểu ẩn ý của hai người họ, đối với chuyện ca kỹ mỹ nữ đã có thể từ chối.

Câu nói “Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử” vốn có ý nhún nhường khiêm tốn, sau này đã trở thành câu nói mang ý lấy bụng dạ hẹp hòi của kẻ tiểu nhân mà suy đoán tấm lòng cao thượng của người quân tử.

Quân tử và tiểu nhân là gì?

Nguyên ban đầu, “Quân tử” và “tiểu nhân” là dùng để chỉ tầng lớp quý tộc và bình dân, không có hàm nghĩa đạo đức. Tới thời Khổng Tử sáng lập ra học thuyết Nho gia, ông đã cho rằng người có tu dưỡng phẩm đức là người quân tử, trái lại là tiểu nhân.

Dạ tiểu nhân đố lông quân tử là gì?

Ngày nay, câu thành ngữ “Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử” [Dĩ tiểu nhân chi tâm, độ quân tử chi phúc] thường được dùng để chỉ việc lấy bụng dạ hẹp hòi của kẻ tiểu nhân mà suy đoán tấm lòng cao thượng của người quân tử.

Thế nào là quân tử thế nào là tiểu nhân?

Quân tử và tiểu nhân vốn là cách phân biệt trong Nho giáo. Quân tử được coi là người đáng kính trọng, đàng hoàng, có hiểu biết và ứng xử đúng mực. Ngược lại, tiểu nhân là kẻ xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và nhỏ nhen. "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" không đúng vì giữa hai vế không có sự đối nhau.

Quân tử là người như thế nào?

Người quân tử là người có đầy đủ năm đức tính, được gọi là ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời. Thời nhà Chu, quân tử là cụm từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc.

Chủ Đề