Lộ khu là gì

[ Hà Tịnh Nhà Choa ]Mi : có nghĩa là Mày Tau : có nghĩa là Tao Mô : có nghĩa là Đâu ?[vd : mi đi mô đó? thì dịch ra giọng Bắc là Mày đi đâu đấy] Tê : có nghĩa là Kia Ni : có nghĩa là NàyRứa : có nghĩa là Thế Răng : có nghĩa là Sao[vd Răng rứa ? dịch ra giọng Bắc là sao thế? ] Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia [vd:mốt tau mới về. dich ra giọng Bắc là Ngày kia tao mới về ] Đọi : có nghĩa là Bát [ miền nam gọi là chén]Trôốc : có nghĩa là Đầu Tru: có nghĩa là TrâuLè : có nghĩa là Đùi Nhễ : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối [mạnh hơn nhiều] or BựaChộ : từ này có nghĩa là Thấy Chi : có nghĩa là Gì ? NỎ : có nghĩa là KHÔNG.[Ví dụ Nỏ đi, NỎ cho...nhưng mà không có câu Đi NỎ hay Cho Nỏ đâu nhá...từ NỎ chỉ đứng trước động từ...] Bổ : có nghĩa là Ngã [vd : nó bị bổ xe. dịch là Nó bị ngã xe] Trôốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối Còn từ Khu mấn thì chứa giải thích đc, anh em giải thích dùmNgái : có nghĩa là Xa [VD : Nhà mi cách trường có ngái ko? ~~> nhà mày cách trừơng có xa không?]Nác : có nghĩa là Nước [nước uống í, nác chè, nác sôi: nước chè, nước sôi] Môi : có nghĩa là Muôi [cái muôi chan canh í, miền nam gọi là cái Giá] Su : có nghĩa là Sâu [VD : Ao ni su ri ~~> Ao này sâu thế] Hầy : có nghĩa là Nhở [vd : Hay hầy ~~> Hay nhở or Ai đó hầy ~~> Ai đấy nhở ] Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nướcCươi : có nghĩa là Sân Nương : có nghĩa là VườnRọng : có nghĩa là Ruộng Mần : có nghĩa là Làm [vd Cha mệ cháu đi mần rọng rồi ạ ~~> cha mẹ cháu đi làm ruộng rồi ạ] Mệ : có nghĩa là mẹ con ròi : có nghĩa là con Ruồi Choa : Có nghĩa là bọn taoMột số điển tích trong việc sử dụng tiếng NghệCó lần Cụ Phan Bội Châu lâm vào thế bí nhưng lại gỡ được rất hay. Đại để thế này [đoạn ni tui nhớ nó chính xác mấy], gặp mấy o đang ăn ngô rang, bị trêu: Thiếp trao cho chàng một nạm ngô rang Đúc nơi mô mà mọc, thiếp theo chàng về không. Không phải tay vừa, cụ Phan ta mới mần 1 câu: Ở mô mà nắng không khô, Mà mưa không ướt, đúc vô mọc liền [Dịch: - Thiếp trao cho chàng một nắm ngô [bắp] rang Gieo ở đâu mọc được, thiếp theo chàng về không - Ở đâu mà nắng không khô, Mà mưa không ướt gieo vào mọc ngay] [theo Ninh Viết Giao - Hát phường vải]Rồi em của mẹ thì gọi là Gì, Em của bố thì gọi là O,Một số bài thơ biên dịch từ điển tiếng NghệNghệ an choa miền trung lắm gió Có cửa lò biển hát quanh năm Cùng quê bác xứ sở nước tương Với thanh chương, nhút mặn chua cà Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng Đứa mô chưa ghé một lần Ráng học cho kỹ điển từ sau đây Con trâu thì gọi là tru Con giun thì gọi là trùn đó nha Con gà thì kêu con ga Còn con cá quả gọi ra cá tràu Con tru lại gọi là trâu Bồ câu thì gọi cu cu đó nà Con ruồi lại gọi là ròi Con troi thì gọi con giòi nhớ chưa Con bê còn gọi là me [con bò con]Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười Mà cười là choa chửi thẳng tưng Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha Mả cha là ngôi mộ của ba Mải Ông cha mi xéo là Ông bố mày *** đi Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa Con người thì gọi con ngài Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy[ngượng] Mà có nói thì bây mới biết Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to Khủy chân thì gọi lắc lè Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe Đêm nằm nếu đói đừng lo Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm Ngọ nguậy là cái đũa bếp Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá *** dê là quả cà dài mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn Lỡ yêu ngài[người] ở đất quê choa Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua Cái "gầu" thì gọi cái "đài" Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi" "Chộ" tức là "thấy" em ơi "Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em "Thích" chi thì bảo là "sèm" Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào [miền nam gọi là chén]"Cá quả" thì gọi "cá tràu" "Vo trôốc" là bảo "gội đầu" đấy em ***Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Khi "mô" sang "nhởi" nhà "choa" Bà "o" đã nhốt "con ga" trong chuồng! Em cười bối rối mà thương Thương em một, lại trăm đường thương quê Gió lào thổi rạc bờ tre Chỉ qua giọng nói cũng nghe nhọc nhằn Chắt từ đá sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

Tiếng Nghệ có thực sự là khó nghe, khó hiểu?

 

Có rất nhiều từ tiếng Nghệ An khi viết ra người ngoại tỉnh sẽ khó lòng mà hiểu được cặn kẽ. Ở phần này Nghệ ngữ chỉ giới thiệu những từ cơ bản nhất, phổ biến hơn cả.
 

1.1. Tiếng Nghệ vần A

  • Ả: Chị [ví dụ: Ả đi chợ về rồi à = Chị đi chợ về rồi à? dùng trong xưng hô thường ngày]

  • Ả nậy: Chị lớn, chị cả trong nhà [tiếng Nghệ An, nậy có nghĩa là lớn, to...]

  • Ăn phúng: Ăn vụng

  • Ầy: ừ, đồng ý [Ăn cơm xong rồi hãng làm nhé? Trả lời: Ầy [có nghĩa là đồng ý với yêu cầu của người hỏi].

  • Ắc lè: Khủyu chân [Đau hết cả ắc lè … đau hết cả khủy chân]. Lưu ý, có vùng chỉ nói từ "lè" cũng có nghĩa là khuỷu chân.

1.2. Từ tiếng Nghệ An vần B

  • Bả nhả: Nhiều, rất nhiều [Ví dụ hỏi, ruộng lúa đấy đã cấy xong chưa?  Trả lời, còn bả chả [có nghĩa là ruộng cấy chưa xong, đang còn rất nhiều].

  • Ba trắp: Ba trợn, mất nết [Dùng để chỉ tính nết của một ai đó. Ví dụ, cái thằng ba trắp, ba trợn. Có nghĩa là cái thằng tính nết không ra gì.

  • Bậm: Bụ bẫm, mập, to. [Dùng chỉ người hoặc động vật cây cối tùy vào từng hoàn cảnh]

  • Bạo: Mạnh khỏe.

  • Bàu: Cái ao nước, cái đầm nước [Ví dụ: Cái bàu ngoài kia nhiều nước quá có nghĩa cái ao ngoài kia nhiều nước quá]

  • Bâu: túi quần, túi áo

  • Bạy, cạy: Bẩy lên, bẩy lên [dùng chỉ đồ vật, ví dụ đã cạy tảng đá lên rồi, có nghĩa là đã bẩy được tảng đá nổi lên khỏi mặt đất] 

  • Be: Chai. [Be riệu trong tiếng Nghệ dịch ra là chai rượu].

  • Bénh: Bánh. [Cấy bénh = cái bánh]

  • Bẹo: véo [Bẹo vào má em bé = Véo vào má em bé]

  • Bíu: bám [Bíu vào cành cây có nghĩa là bám vào cành cây

  • Bổ: bị ngã, bị té [Ví dụ bị bổ xe có nghĩa bị ngã, bị té xe]

  • Bọn bay: Các bạn [Bọn bay vào ăn cơm = các bạn vào ăn cơm]

  • Búi: buộc [Ví dụ, Búi cái tóc lại cho gọn gàng = buộc cái tóc lại cho gọn gàng]

  • Bơng: bưng, bê [Bơng nồi cơm có nghĩa Bưng, bê nồi cơm]

  • Bôộng:  cái lỗ [Cái bộông ở gốc cây = Cái lỗ ở gốc cây]

  • Bóoc: bóc [Bóoc vỏ chuối =  bóc vỏ chuối

  • Bốôc: bốc [Bốôc một nắm gạo = bốc một nắm gạo]

  • Bu, bâu: tập trung vào, tập trung lại

  • Bù: quả bầu [Bù rợ = bí đỏ]

  • Bửa: Bổ [Bửa củi có nghĩa là bổ củi].

  • Bựa ni: Hôm nay

  • Bẹp: Để chi con gái.
     

Cá quả tiếng Nghệ là cá tràu nhé.

  • Cại chắc: cãi nhau

  • Cẳm rẳm: cằn nhằn

  • Cắm: cắn [ Cắm miếng ổi = Cắn miếng ổi]

  • Cấy cạu, cấy rá: cái rổ.

  • Cảy: sưng lên: [bị ong chích cảy mặt = Bị ong chích sưng phù lên]

  • Cenh: canh [Nồi cenh tập tàng = nồi canh tập tàng].

  • Chạc: dây

  • Chi: gì. [Chi rứa = gì thế, gì vậy].

  • Chộ: nhìn thấy [Vừa chộ thằng bé đi qua = Vừa nhìn thấy thằng bé đi qua]

  • Cái môi: Cái vả trong tiếng miền Nam, cái muôi trong tiếng miền Bắc.

  • Con tru: Con trâu [Con tru ni béo quá = Con trâu này béo quá]

  • Chin: chân [đôi chin = Đôi bàn chân]

  • Chổm ngổm: Ngồi xổm

  • Chóe: chum [cái chóe = Cái chum]

  • Cố = Cụ [Ông cố = Ông cụ, cụ ông, thường gọi người là cha của ông].

  • Cộ: cũ [Cái cùn cộ lắm rồi = Cái quần cũ lắm rồi]Cộ còn nghĩa khác là mâm cỗ, dọn cỗ, làm cỗ.

  • Cởi lổ: cởi truồng, không mặc quần áo.

  • Cợi: cưỡi [Cợi ngựa = cưỡi ngựa]

  • Cơn: cái cây [cơn xoài = Cây xoài]

  • Cộôc: cái gốc cây

  • Cức : Bực tức, bực mình

  • Cun : con [Cun cái không chịu học hành = Con cái không chịu học hành]

  • Cươi : cái sân trước nhà

  • Cồi, cùi: Lõi [cùi ngô, cồi ngô … lõi ngô]

  • Cấy đòn: Cái ghế

  • Coi: Xem [đi coi phim = đi xem phim]

  • Choa: tớ, mình [quê choa = quê tớ, quê mình].

  • Chủi : chổi [Lấy chủi quét nhà = lấy chổi quét nhà]

  • Cào cào: Châu chấu [con châu chấu ở các ruộng lúa đó bạn]

  • Cá tràu: Cá quả [Nghệ An gọi con cá quả, cá lóc là con cá tràu các bạn ạ. Bạn có thể xem thêm món cá tràu kho cà xứ Nghệ nhé]

  • Cù cu: Bồ câu [Con chim cù cu = Con chim bồ câu]

  • Con ròi: Con ruồi

  • Con trùn: Con giun

2. Những tiếng Nghệ An vần D, E khó hiểu nhất


Ở vần D, E tiếng Nghệ An có rất nhiều từ khó hiểu. Thậm chí viết ra và giải nghĩa rõ ràng nhiều người ngoài tỉnh vẫn không thể nhớ được. Bạn đọc hãy lưu lại khi cần nha.
 

2.1. Tiếng Nghệ Tĩnh vần D thú vị nhất

  • Dam: Con cua đồng.

  • Dènh: dành [để dènh đồ ăn = để dành đồ ăn]

  • Du, con du: con dâu

  • Dắc: dắt [dắc đứa bé đi chơi = dắt đứa bé đi chơi]

  • Dồi: ném [Dồi cái viên gạch = ném cái viên gạch]

  • Dợ: tháo dỡ [Dợ nhà = Tháo dỡ nhà cửa]

  • Dú: dấu, dấu diếm [Hoặc một số vùng dú có nghĩa là ủ cho trái cây chín].

  • Dui: mũi khoan, mũi dùi.

  • Dẹp: lép [hạt lúa dẹp = hạt lúa bị lép, chỉ dùng cho hạt lúa, hạt thóc]

  • Dụa: cái giũa

  • Dắm ló: giấm lúa [trồng thêm cây lúa vào chỗ cây chết hoặc ít]

  • Dún: lỗ rốn [chỉ bộ phận trên cơ thể]

  • Dừ: bây giờ, lúc này [Dừ mần chi tiếp = bây giờ làm gì tiếp]

  • Đạ ngá: đỡ ngứa [Đạ: có nghĩa là đỡ, giảm, thoải mái; ngá: ngứa]

  • Đạy: cái giỏ, cái túi [từ tiếng Nghệ An này hiện nay ít người dùng, chủ yếu lớp người già].

  • Độ: đậu, đỗ [Thi độ đại học = thi đậu, thi đỗ đại học]

  • Địt : xì hơi, đánh rắm.

  • Đi nhởi:  đi chơi [Đi nhởi không = Đi chơi không?]

  • Đập chắc: Đánh nhau [2 anh em lại đập chắc = 2 anh em lại đánh nhau]

  • Đọi : bát [Chiếc đọi ăn cơm = chiếc bát ăn cơm]

  • Địu: Bồng, bế

  • Đút : đốt [chỉ dùng khi bị côn trùng đốt]

  • Đụa: đũa [đụa ăn cơm = đũa ăn cơm], Lưu ý thêm, hầu hết các từ tiếng Nghệ dấu ngã sẽ thành dấu nặng khi nói].

  • Đàng : con đường [con đàng đó buổi tối vắng lắm = Con đường đấy buổi tối vắng vẻ lắm]

  • Đông ngài: đông người. [Trong tiếng nghệ ngài chính là người]

  • Đúa: Rổ, rá loại lớn.

  • Đôộng: đồi [VD: Lên Độông bứt sim = lên đồi hái sim]

  • Đâm gạo: giã gạo
     

    Cấy nốc trong tiếng Nghệ là đây!

2.2. Những từ tiếng xứ Nghệ vần E

  • Enh: Anh

  • Ẻ:  đại tiện [ị] đấy các bạn ạ. Tuy nhiên, nếu nghe nói "ẻ vô" thì bạn cần hiểu thêm nhiều nghĩa khác ở bài viết "quẹt khu, ẻ vô nghĩa là chi" nhé.

  • Eng hè: Anh nha [Chiều tới đón em đi xem phim eng hè … chiều tới đón em đi xe phim anh nha]
     

3. Tổng hợp những từ tiếng Nghệ An vần G, H hay nhất


Dưới đây là những từ tiếng Nghệ vần G, H hay nhất, phổ biến nhất đồng thời khó hiểu nhất với người ngoài tỉnh.
 

3.1. Từ tiếng Nghệ vần G

  • Ga: Gà [Con ga: Con gà. Chỉ dùng cho con gà thôi các bạn ạ, Chứ con bò thì vẫn gọi là con bò chứ không gọi là con bo nha]

  • Gây: cái gai [đi chân đất bị dẫm phải gây = đi chân đất bị dẫm phải gai]. Tuy nhiên, nhiều vùng xứ Nghệ nói thành cái "gi".

  • Gấy, con gấy: Gái, con gái. Từ tiếng Nghệ An này rất phổ biến đúng không các bạn.

  • Gưn hoặc gin: Gần [chỉ khoảng cách xa gần].

  • Gơ Chạ, Gơ cha, Gờ chà: Ôi trời, Ôi chao!

  • Gởi: Gửi [Gởi quà = Gửi quà]

  • Gầng, củ gầng : Gừng củ gừng

  • Gầu hoặc gàu = đài [VD: lấy cái gầu để múc nước = lấy cái đài để múc nước]
     

3.2. Tiếng Nghệ An hay vần H
 

  • Hại: Sợ, sợ sệt, hãi hùng

  • Hò, họ: dừng, dừng lại [Là ngôn ngữ khi người ra lệnh cho trâu, bò dừng lại!]

  • Hun, hun môi, hun má: Hôn, hôn môi, hôn má. Học tiếng Nghệ An cũng thấy thư giản lắm phải không các bạn?

  • Hâm, hâm lại: nấu, nấu lại [Chỉ dùng trong nấu nướng]

  • Hốt, hốt lên: bốc, bốc lên [Hốt ló = bốc lúa, bốc lúa lên]

  • Hột: Hạt  [Hột lạc = hạt lạc]

Cua đồng tiếng quê choa là cân giam!

4. Tổng hợp những từ tiếng Nghệ Tĩnh vần K, L, M, N, O hay nhất


Rất khó có thể kể những từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh trong một bài viết nên ở đây Nghệ ngữ chỉ chọn lọc lại những từ phổ biển hơn cả. 
 

4.1. Tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần K phổ biến

  • Khau: cái Gàu [ Chính là cái gàu để tát nước]

  • Khái, con khái: hổ, con hổ [ám chỉ chúa tể sơn lâm, con khái chính là con hổ].

  • Khun, khun ranh, khun rênh: Khôn, khôn ranh

  • Khẳm: Mùi [ám chỉ có mùi lạ khó chịu]

  • Khu: cái Mông [Chỉ bộ phận trên cơ thể con người. Các bạn hay hỏi khu tiếng Nghệ An Hà Tĩnh là gì thì giờ đã rõ rồi nhé]

  • Khở: Gỡ. [Khở lưới =  gỡ lưới, thường gặp ở người dân ven biển, làng chài]

  • Khén, khô khén: Khô, sấy khô [Dùng cho các loại nông sản cần phơi, sấy khô]

  • Khi túi: tối qua [thời điểm nói là ban ngày, nói về tối vừa qua, tối qua [khi túi tán gái ở mô rứa = tối qua đi tán gái ở đâu thế]

  • Khun nậy : khôn lớn

  • Khe : Con suối [Con khe mùa mưa nác nhiều = Con suối mùa mưa nước nhiều]

  • Kệ tau : mặc tôi [VD: Làm chi kệ tau = Làm gì mặc tôi]


4.2. Tiếng xứ Nghệ vần L

  • Lả, ngọn lả: lửa, ngọn lửa,

  • Lắt, lắt rau: Tỉa, nhặt rau

  • Ló, cơn ló: cây lúa

  • Lưa: còn, đang còn, còn nữa [lưa bao nhiêu người nữa = dang còn bao nhiêu người nữa]

  • Lục: tìm, tìm kiếm [Lục trong túi quần xem có thấy chiều khóa không = tìm trong túi

  • quần xem có chìa khóa không]

  • Lút: Ngập [nước lút tận chin = nước ngập tận chân]

  • Lót lét:  Rón rén, lén lút.

  • Lôông cơn :Trồng cây. [Lôông cơn gây rừng = Trồng cây gây rừng.

  • Lộ: Chỗ [Đồ này để lộ mô = Đồ này để chỗ nào]

  • Lọoc gà : Luộc gà

  • Lằng, con lằng : con nhặng, con ruồi

  • Loọc nhừ, loọc kỹ: Luộc kỹ 

  • Lá trù = lá trầu [chính là lá trầu không đó bạn]
     

Cơm quê choa măng chấm ruốc! Ảnh: Quỳnh

  • Ngái: Xa [Về quê anh ngái quá = Về quê anh xa quá]

  • Nác: Nước [Chỗ này nác su = chỗ này nước sâu]

  • Nhác : lười [Dạo ni nhác ra ngoài = Dạo này lười ra ngoài]

  • Nôốc : Thuyền [Cái nôốc lớn quá = Con thuyền lớn quá]

  • Ngá khu : Ngứa mông

  • Nỏ nhởi : không chơi [Nỏ nhởi với mi = không chơi với mày].

  • Nậy : lớn [dạo này nậy hey = dạo này lớn hey]

  • Ngoẹo = cong, rẽ [ Ngoẹo sang trái = rẽ sang bên trái]

  • Nỏ mần răng cả : không việc gì 

  • Ngài : người [Con ngày ngài lạnh lùng = Con người lạnh lùng]

  • Ngây : dở, hâm [Ngây à = dở ah, hâm ah].

  • Ngong, ngóng : Nhìn [trông ngóng] [Đang ngóng chi rứa = Đang nhìn gì thế]

  • Nương : vườn [Ra nương hái rau = ra vườn hái rau]

  • Nhôông : chồng [Cách xưng hô vợ chồng thôi nhé các bạn]
     

4.4. Tiếng Nghệ Tĩnh vần M

  • Mệ: mẹ [Mệ đã ăn cơm chưa = mẹ đã ăn cơm chưa?]. Tùy từng vùng mà tiếng Nghệ An Hà Tĩnh này có thể khác nhau nhé.

  • Mạn : Mượn [Cho tau mạn cấy bút = Cho tớ mượn cái bút]

  • Mạo, cái mạo: Mũ, cái mũ [Trời nắng ra ngoài thì nhớ đội cái mạo = trời nắng đi ra ngoài thì nhớ đội cái mũ]

  • Mấn: Váy. Tuy nhiên, trong tiếng Nghệ "xắt mấn" có thêm nghĩa bóng khác, bạn xem thêm tại bài Xắt mấn là chi nhé.

  • Mần: Làm [đi mần từ sáng sớm = đi làm từ sáng sớm]

  • Mi : Mày [Cái này không chỉ là từ điển miền trung mà nhiều nơi vẫn dùng].

  • Mồ: Nào [ Ăn cơm mồ = ăn cơm nào]

  • Mô : đâu [đi ăn cỗ ở mô = đi ăn cỗ ở đâu; đi mô đó = đi đâu đấy]

  • Me, con me : Bê, con bê [con bò mới sinh ra ý mà]

  • Mọi, con mọi : Muỗi, con muỗi [chỗ này mọi nhiều lắm = Chỗ này muỗi nhiều lắm]

  • Mun: tro bếp [Xúc mun ra bón ruộng trồng rau = Xúc tro bếp ra bón ruộng trồng rau]

  • Mụ tra : Bà già

  • Mớ : mơ [tối qua nằm ngủ mớ thấy = Tối qua nằm mơ thấy]

  • Mui: môi [Mui con em nớ khi mô cũng đỏ chót đi = môi con em đấy lúc nào cũng đỏ chót]

  • Mắc : bận [chiều ni mắc chi không = chiều nay bận gì không?]

  • Mói : muối [ Lọ mói = lọ muối]

  • Mụ gia : Mẹ chồng [vẫn giống với cách gọi của các vùng miền khác phải không các bạn]

Con trâu quê choa gọi cân tru!


Ở phần cuối bài viết giới thiệu về từ điển tiếng Nghệ An và Hà Tĩnh này Nghệ ngữ xin giới thiệu những từ vần T, R phổ biến đến bạn đọc.
 

5.1. Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần T phổ biến

  • Trấy : quả, trái cây [trấy gì = quả gì, trái cây gì]

  • Thúi : hôi [Nghe mùi thúi thúi = ngửi thấy mùi hôi hôi]

  • Trúp vả : cái đùi [ Con gái gì mà trúp vả đã khiếp = Con gái gì mà bắp đùi to thế]

  • Túi , bâu : Cái túi [Cái túi quần]

  • Tru : Con trâu

  • Trọi trốc : Gõ đầu [Hồi bé đi học toàn bị cô trọi trốc = Ngày bé đi học toàn bị cô giáo gõ đầu]

  • Tau : tao

  • Trôốc : Đầu [ Nghe mi nói mà tau đau trốôc quá = nghe mày nói mà tao đau hết cả đầu]

  • Trốc cúi, trốc gúi : đầu gối [đi bộ nhiều đau hết trốc cúi = chính là đi bộ nhiều đau hế đầu gối]

  • Trự : chữ [trự nghĩa xấu quá = chữ nghĩa xấu quá

  • Trụt quỳn : tụt quần [Thằng tèo chơi bị đám bạn trụt quỳn = thằng Tèo chơi bị đám bạn tụt quần]
     

    Xắt lòng chuối....

5.2. Những từ tiếng Nghệ vần R, S

  • Ruốc hôi : mắm tôm [tiếng Nghệ An gọi mắm tôm chính là ruốc hôi đấy các bác ạ]. Thậm chí còn có bài thơ tiếng Nghệ vịnh ruốc rất hay nữa nhé.

  • Rứa hè : Thế thôi [ăn cơm đảm bạc rứa hè = ăn cơm đảm bạc rứa thôi]

  • Rú : Rừng [Trong rú nhiều mọi lắm = trong rừng nhiều muỗi lắm]

  • Rào : sông [ ra rào đánh cá = Ra bờ sông đánh cá]

  • Ra răng : thế nào [Anh muốn lấy em làm vợ, ý em ra răng = Anh muốn lấy em làm vợ, ý em thế nào? 

  • Rứa : Thế [Làm như rứa = Làm như thế]

  • Rạc : xác xơ

  • Ra ngây, ra dại : Tâm thần.

  • Roọng : Ruộng

  • Rờ : sờ [Rờ tay vào =sờ tay vào] 

  • Ràn tru : chuồng trâu

  • Ròi bu : ruồi bâu [Ròi bu vô thức ăn = ruồi bâu vào thức ăn]

  • Sèm : thích, thèm

  • Suôn : thẳng [Thanh gỗ này suôn hầy = Thanh gỗ này thẳng nhỉ]


Bài viết trên là tổng hợp hơn 100 từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh phổ biến nhất. Nếu bạn là người ngoài hai tỉnh này, muốn tìm hiểu về tiếng Nghệ có thể tra thêm ở chuyên mục Từ điển tiếng Nghệ nhé. Hoặc bạn đọc có thể gửi email về nha. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề