Loại rác thải phổ biến ở đại dương là gì

Các đại dương trên thế giới hàng năm phải tiếp nhận hơn chín triệu tấn rác nhựa; điều này đe dọa môi trường sống và sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã. Với hơn 270 loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải bỏ gây nên. Ngoài ra, hơn 240 loài đã được ghi nhận có cá thể nuốt phải nhựa. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển và của loài người.

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển trải dài trên 3.200 km và nằm ở vị trí trung tâm đa dạng sinh học của các vùng biển nhiệt đới, sở hữu nguồn cá dồi dào, có các hệ sinh thái biển đa dạng như các rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển. Mặc dù mới chỉ khai thác một phần tiềm năng kinh tế biển, nhưng tình trạng suy thoái tài nguyên biển và ô nhiễm đại dương đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiện nay môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tại Việt Nam lượng rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm là 0,28 tấn - 0,73 tấn, chiếm 6% và là nước xếp thứ 4 về lượng rác thải nhựa trên biển của toàn thế giới.

Hiện nay rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi từ trên đường phố đến dưới sông ngòi, từ khu dân cư đến các khu công nghiệp, nhà hàng,... Nói chung ở đâu có hoạt động của con người ở đó có rảc thải nhựa. Nhưng hầu hết chúng có một điểm chung là nếu không được phân loại và xử lý thì đều được xả ra biển.

Rác thải nhựa từ đất liền trôi theo ống nước ngầm, sông, suối… ra biển. Do con người khi xả rác bừa bãi xuống sông, suối, đường phố… bị gió và mưa thổi bay, cuốn trôi ra biển. Hoặc nhiều loại rác thải nhựa như khăn ướt, bông tẩy trang, băng vệ sinh... bị xả xuống bồn cầu rồi ra biển.

Rác thải nhựa do hoạt động du lịch: Khách du lịch khi tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển do thiếu ý thức đã xả rác xuống biển hoặc bờ biển… 

Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản: Các ngư cụ khai thác thủy sản bị hư, hỏng được vứt bỏ hoặc rơi xuống biển; các chất thải từ các loại tàu lưu thông trên biển cũng là nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển.

Rác thải nhựa bị cuốn từ đất liền xuống biển do ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan như: mưa bão, sóng thần, lốc xoáy…

Ô nhiễm rác thải tại khu neo đậu tàu cá Lạch Cờn

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống con người, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật khác trên trái đất; trong đó các loại sinh vật biển là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Các loại sinh vật biển thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn và nuốt chúng vào gây nên tình trạng tổn hại thành ruột hoặc gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí gây tử vong.

Bên cạnh việc sinh vật biển bị tác động trực tiếp khi ăn phải rác thải nhựa thì việc các sinh vật trong chuỗi thức ăn của chúng bị giết chết do rác thải nhựa cũng đã gây nên tình trạng thiếu thức ăn của chúng.

Những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị bỏ đi hoặc các loại rác thải nhựa khác, khiến chúng bị kẹt lại không thoát ra được sẽ yếu dần và chết đi.

Rác thải nhựa sẽ gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật biển, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.

Ngoài ra còn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài của hệ sinh thái do việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ nơi khác đến.

Tác hại mà rác thải nhựa mang đến cho đại dương là vô cùng khôn lường. Chính vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần có biện pháp kịp thời để giảm thiểu tình trạng xả rác thải nhựa ra đại dương:

Không xả rác thải ra sông, suối… vì đây là nguồn rác chính đổ thẳng ra biển. Thay vào đó hãy phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần. Xây dựng quy trình tái chế rác thải nhựa an toàn, thân thiện với môi trường.

Không vứt rác ra bãi biển, nâng cao ý thức du lịch biển. Cần dọn dẹp rác thải ngay sau khi thực hiện các hoạt động trên biển.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân, cộng đồng dân cư ven biển về tác hại của rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động thủy sản; không vứt các ngư cụ hỏng [lưới đánh cá, dây câu…] xuống biển;

Rác thải nhựa chẳng những ám ảnh nhiều quốc gia bởi hậu quả để lại lâu dài mà còn đẩy đại dương đi dần vào cái chết trắng.

Rác thải nhựa tràn ngập trên bãi biển Sukaraja ở Bandar Lampung, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP

Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên [WWF] mới đây đã công bố một báo cáo phản ánh thực trạng rác thải nhựa đang ở mức báo động tại các đại dương, qua đó kêu gọi những nỗ lực khẩn cấp nhằm xây dựng một hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa.

Bản báo cáo được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng rẽ về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Báo cáo của WWF nêu rõ mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó phần lớn là rác thải từ sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Loại rác thải này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm biển, mặc dù ngày càng nhiều nước có hành động cấm sử dụng loại sản phẩm này.

Theo đó, WWF cho biết rác thải nhựa đã xuất hiện ở cả những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của Trái Đất như vùng băng Bắc Cực và trong cả các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.

Theo ông Eirik Lindebjerg, Giám đốc phụ trách chính sách nhựa toàn cầu của WWF, rác thải nhựa đang là mối nguy đối với hệ sinh thái biển tại nhiều nơi. Đáng quan ngại nhất là rác thải nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ mạng lưới thức ăn của các động vật biển.

Trong một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra có 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại, có tới 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc có hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.

Các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của các chất có gốc là nhiên liệu hóa thạch ở mọi ngóc ngách của biển cả, từ mặt biển đến đáy sâu đại dương sâu, từ các cực đến đường bờ biển của những hòn đảo xa xôi nhất, phát hiện ở cả những sinh vật phù du nhỏ nhất cho đến cá voi - loài lớn nhất sinh sống trong đại dương.

Trên thực tế, khi ở trong nước, nhựa bắt đầu phân hủy, trở nên nhỏ hơn và dần nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do vậy, ngay cả khi toàn bộ vấn đề gây ô nhiễm môi trường biển hoàn toàn chấm dứt, lượng vi nhựa trong đại dương vẫn có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2050. Trong khi đó, rác thải nhựa vẫn tiếp tục đổ ra biển với khối lượng ước tính tăng gấp 2 lần vào năm 2040. WWF dự báo ô nhiễm nhựa tại các đại dương sẽ tăng gấp 3 lần trong cùng khoảng thời gian này.

Hiện trên thế giới đã có nhiều dự án tận dụng rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng như: sáng kiến độc đáo biến rác thải nhựa thành gạch xây nhà tại Kenya. Hay các nhà bảo vệ môi trường ở Indonesia đã lập ra một viện bảo tàng được làm hoàn toàn bằng nhựa. Tái sử dụng rác thải nhựa làm vật dụng gia đình, đồ trang trí… Tuy nhiên tỷ lệ tái sử dụng rác thải còn quá nhỏ so với lượng rác thải nhựa hàng ngày thải ra. Điều này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng đại dương ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái toàn cầu.

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương cũng giống như cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay cần cắt giảm lượng khí thải carbon để kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất. Còn cuộc chiến chống rác thải nhựa ở các đại dương cũng cần đặt ra các mục tiêu hạn chế rác thải nhựa đổ ra biển. Hiện một số vùng biển trên thế giới như Địa Trung Hải, Hoàng Hải đã chạm ngưỡng giới hạn về rác thải nhựa. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là nhanh chóng có hành động hướng tới các mục tiêu trung hòa khí thải, trung hòa ô nhiễm trong thời gian sớm nhất có thể.

Nhiều nhà khoa học rất kỳ vọng tìm ra giải pháp để ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về môi trường dự kiến diễn ra từ ngày 28-2 đến 2-3 tới ở Nairobi [Kenya].

Rác thải phổ biển nhất ở đại dương là gì?

Rác thải nhựa đại dương, bản chất chính là rác thải nhựa của đất liền. Các loại chất thải nhựa khác nhau, bao gồm túi nilon, hộp đựng thực phẩm và bao bì, chiếm khoảng 31,7% tổng lượng chất thải rắn đô thị. 14,1% lượng rác thải nhựa đại dương là túi nilon- nhiều nhất trong số lượng rác nhựa trôi nổi hàng năm trên biển.

Rác thải nhựa đại dương là gì?

Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng... Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản.

Ước tính mỗi năm có khoảng bao nhiêu chất thải nhựa thải đổ ra đại dương?

Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Thực tế này khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới, theo báo cáo phát hành của Ngân hàng Thế giới [World Bank] công bố hôm nay.

Nhựa thải ra đại dương có ảnh hưởng gì đến con người hay không vì sao?

Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…

Chủ Đề