Lòng thương cảm là gì

Sự đồng cảm nuôi dưỡng mối dây liên kết, sự thương cảm đào sâu khoảng cách. Điều này thật thú vị!

Therese Wiseman là bậc thầy về điều dưỡng, cô đã nghiên cứu rất nhiều ngành nghề đòi hỏi sự đồng cảm và đưa ra 4 đặc tính của sự đồng cảm:

1. Tiếp nhận quan điểm: Khả năng tiếp nhận quan điểm của người khác hoặc công nhận quan điểm của người khác là chân lý của họ

2. Không phán xét: Không dễ dàng chút nào vì phần lớn chúng ta đều thích phán xét

3. Nhận biết cảm xúc của người khác

4. Diễn đạt điều đó

Đồng cảm là chia sẻ cảm xúc với người khác. Tôi luôn hình dung đồng cảm như một nơi thiêng liêng thế này.

Khi một người đó mắc kẹt dưới một chiếc hố sâu và họ kêu cứu vọng lên:

“Tôi bị mắc kẹt rồi, ở đây tối quá, tôi cảm thấy sợ hãi”

Và rồi chúng ta leo xuống và nói:

“Này bạn, tôi biết cảm giác của bạn như thế nào. Có tôi ở đây với bạn rồi!”

Còn sự thương cảm là như thế này:

“Ôi, tệ thật nhỉ. Ai chà! Cậu muốn ăn ít bánh kẹp không?”

Đồng cảm là một lựa chọn, rất dễ làm chúng ta tổn thương. Bởi vì, để có thể kết nối cảm xúc của bạn, tôi cần phải kết nối một cái gì đó trong chính tôi. Có thể giúp tôi hiểu được cảm xúc của bạn. Một sự chia sẻ, đồng cảm thường không bao giờ bắt đầu với từ: “Ít ra thì”

Chúng ta luôn có thói quen đó, khi một ai chia sẻ với chúng ta một chuyện rất đau lòng, ta thường có thói quen “tích cực hóa” nó. Ở đây, chúng ta dùng như một động từ, có nghĩa là chúng ta cố gắng tìm ra mặt tích cực trong một vấn đề. 

“Tôi vừa bị sẩy thai”

“Ít ra bạn biết là bạn có thể có thai”

“Tôi nghĩ cuộc hôn nhân của tôi đang trên bờ vực thẳm”

“Ít ra thì bạn cũng đã kết hôn”

“John sắp bị đuổi học”

“Ít ra thì Sarah đạt danh hiệu học sinh giỏi”

Điều ta hay làm khi đối diện với những cuộc nói chuyện khó khăn là cố gắng cho mọi thứ nghe có vẻ tốt hơn. Nếu tôi chia sẻ với bạn về một điều gì đó rất tệ, tôi chỉ cần bạn nói:

“Mình thật sự không biết sẽ nói gì về lúc này, nhưng mình mừng là bạn đã chia sẻ với mình”

Bởi vì, hiếm khi một câu trả lời có thể làm mọi thứ tốt đẹp hơn. Và điều làm mọi thứ tốt đẹp hơn là sự kết nối tinh thần của cảm xúc

1. Thương cảm cho gia đình Watney.

Sympathy for the Watney family.

2. tỏ lòng thương cảm chút đi.

Gina, have some compassion.

3. Tôi rất thương cảm cho con gái chúng tôi .

My heart went out to our daughter .

4. Lạy Chúa, chẳng còn chút thương cảm nào sao?

Holy God, is there no mercy?

5. 5 Chúa Giê-su là người giàu lòng thương cảm.

5 Jesus was a man of deep empathy.

6. Anh định gợi lòng thương cảm từ dư luận hả?

You want to stir up public emotion, is that it?

7. Não của trẻ con sẽ dễ truy cập vào nỗi sợ hơn là lòng thương cảm.

Kids'brains access fear more easily than they do compassion.

8. Theo Kinh Thánh, nó bao hàm việc biểu lộ lòng thương cảm bằng hành động thương xót.

In the Bible, it includes the active manifestation of pity by an act of mercy.

9. Ố ồ, tôi đã làm tổn thương cảm xúc của các bác sĩ chuyên khoa rồi à?

Did I hurt the big-time oncologist's itty-bitty feelings?

10. Hằng ngàn anh chị em đã có mối thương cảm khi biết về nạn lụt ở Queensland, Úc.

Feelings of sympathy came to thousands of you who learned of the flooding in Queensland, Australia.

11. Nhưng nỗi sầu khổ ấy chính là điều hun đúc cho bạn thêm sức mạnh , sự hiểu biết và cả lòng thương cảm nữa .

But broken hearts are what give us strength and understanding and compassion .

12. Người quản lý phải biết kiên định khi đưa ra những quyết định khó khăn, 1 người biết cách sắp xếp chú ý đến chi tiết và có lòng thương cảm với những người đồng bào của mình.

Tough decisions are gonna have to be made by a wise administrator, someone who combines a listening disposition with attention to detail and compassion for her fellow man.

13. Từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời, con người cố công mưu cầu tình yêu thương, cảm thấy hạnh phúc trong tình yêu thương nồng nàn, ngay cả héo hon và chết khi không được yêu thương.

From the cradle to the grave, people strive after love, thrive in its warmth, even pine away and die for lack of it.

14. Nó liên quan đến cảm xúc tích cực như yêu thích và thương cảm, nhưng cũng liên quan đến hàng tấn những chức năng khác, như ghi nhớ, ngôn ngữ, chú ý, kể cả sự tức giận, căm ghét và đau đớn.

Sure, it is involved in positive emotions like love and compassion, but it's also involved in tons of other processes, like memory, language, attention, even anger, disgust and pain.

15. Vì Chúa nghe thấu tiếng khóc than của những người hoạn nạn và cảm nhận được mối thương cảm sâu xa của các anh chị em dành cho họ, nên từ lúc ban đầu, Ngài đã ban cho cách thức để các môn đồ của Ngài có thể giúp đỡ.

Because the Lord hears their cries and feels your deep compassion for them, He has from the beginning of time provided ways for His disciples to help.

Có một sự thật rằng giờ guồng quay cuộc sống của mọi người cứ nhộn nhịp quá khiến đôi khi con người ta chẳng còn thời gian mà để ý đến những người xung quanh, rồi những căn bệnh hiện đại như "bệnh vô cảm" ra đời. Bởi thế nên, sự cảm thông, chia sẻ giữa người với người lúc nào cũng được đề cao, thế nhưng cảm thông là một chuyện còn thể hiện nó như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Có đôi khi, người ta vẫn nhầm lẫn giữa đồng cảm và thương hại ấy, dù rõ ràng, một bên có thể là sức mạnh vực dậy người đang cần nó, còn một bên lại mang đến tác dụng chẳng mấy tích cực. Hãy thử xem bạn đã bao giờ khiến sự cảm thông của mình bị biến chất tiêu cực như thế chưa nhé!

Đồng cảm là hiểu và chia sẻ cảm nhận với người đang cần nó, nhận biết được họ đã phải trải qua những gì. Còn thương hại chỉ là lời nói đãi bôi.

Khi bạn cảm thông với một người, bạn sẽ không phán xét hay chỉ trích họ. Còn khi cảm thấy thương hại họ, bạn sẽ không ngừng xét đoán những gì liên quan đến họ.

Đồng cảm đồng nghĩa với việc bạn sẵn sàng trở thành một người biết lắng nghe mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó, thương hại một người bạn sẽ không ngừng lên mặt "dạy đời" người đó và đưa ra cả đống lời khuyên răn không cần thiết.

Đồng cảm là biết đặt mình vào vị trí của một người. Thương hại là bạn chỉ biết nhìn nhận sự việc theo cách của mình.

Đồng cảm còn là sự động viên đúng lúc và quan tâm đến cảm xúc của người khác. Ngược lại, thương hại một người, bạn chỉ biết chép miệng than thân thay người đó.

Đồng cảm là sự bắt sóng, nhạy cảm với từng cảm xúc của người khác, dù họ không nói ra hay thể hiện ra. Thương hại lại khác, khi ấy bạn thường bỏ sót những thứ vụn vặt tưởng chừng không quan trọng, chỉ quan tâm những gì sờ sờ ngoài mặt.

Đồng cảm là thừa nhận việc bạn và người đó cũng có hỉ nộ ái ố, biết vui, biết buồn, biết giận, biết hờn. Thương hại lại là kìm nén cảm xúc của bản thân và tìm cách lấp liếm, ngăn cản cảm xúc của người khác.

Nguồn: Lifehack

Video liên quan

Chủ Đề