Lũ nguồn xảy ra ở đâu

Chọn đáp án A.

Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống ->Miền núi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hàng năm ở nước ta, các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ lại phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Vậy bạn có biết lũ lụt là gì, chúng bắt nguồn từ đâu và được hình thành như thế nào? Hãy cùng Kiến Thức 24h tìm hiểu một số thông tin về lũ lụt trong bài này.
 


 

Lũ lụt là hiện tượng gì?

Lũ lụt thực chất là một từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai loại hiện tượng khác nhau là lũ và lụt. Có rất nhiều người trong số chúng ta vẫn còn hiểu sai nghĩa của lũ, lụt, lũ lụt và do đó dùng sai các từ này. Thực ra chỉ khi nào cả lũ và lụt cùng xảy ra một lúc thì đó mới được gọi là hiện tượng lũ lụt. Còn nếu như những hiện tượng này xảy ra riêng rẽ thì chúng ta sẽ gọi riêng chúng là lũ và lụt.

► : Là hiện tượng nước chảy với tốc độ dòng chảy lớn, nước chảy xiết, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, ruộng vườn,….Do lượng nước ít và tốc độ chảy cao nên thời gian lũ xảy ra rất nhanh và có tính bất ngờ. Lũ thường xảy ra ở trên các vùng núi cao do địa hình đồi dốc khiến nước chảy nhanh xuống khu vực thấp hơn.
 


 

► Lụt: là hiện tượng nước ngập trên một vùng đất trong thời gian dài. Hiện tượng này xảy ra do một lượng nước lớn không có chỗ thoát đi hay thoát không kịp nên đọng lại tại các vùng trũng, từ đó tạo ra ngập lụt ở các khu vực này. Do đặc tính cơ bản của nước là chảy từ cao xuống thấp nên lụt thường xảy ra ở các vùng trũng của khu vực trung du và đồng bằng.
 


 

► Lũ lụt: là hiện tượng xảy ra khi có cả hai yếu tố lũ và lụt. Nếu một dòng lũ với khối lượng nước khổng lồ chảy xuống, gây ngập lụt cho khu vực mà chúng đi qua trong thời gian dài hoặc ở vùng đồng bằng bị ngập lụt mà dòng nước chảy rất xiết thì chúng ta có thể gọi các tình trạng này là lũ lụt.

Như vậy đặc điểm chính để phân biệt lũ và lụt là tốc độ dòng chảy và thời gian ngập. Với lũ, tốc độ dòng chảy rất nhanh, mạnh nhưng thời gian ngập lại ngắn. Với lụt, tốc độ dòng chảy rất chậm, yếu nhưng thời gian ngập lại khá lâu,

Ngoài lũ thông thường, các chuyên gia còn phân loại thêm hai dạng lũ khác là lũ ống và lũ quét. Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng hai hiện tượng này là một nhưng thực chất chúng lại có sự khác nhau khá rõ rệt.

► Lũ ống: Là hiện tượng khi nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp và gặp nơi có địa hình khép kín, chỉ thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có dạng hình ống [nguồn gốc cho tên gọi lũ ống]. Lúc này khi nước đổ về nhiều, do đường thoát nước bị co hẹp lại, dòng nước sẽ tụ lại ở miệng ống và không thoát kịp. Trong khi ở phần trên, nước ngập và dâng lên rất nhanh thì ở phần dưới, dòng nước thoát ra với sức mạnh khủng khiếp tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.
 


 

► Lũ quét: Là hiện tượng xảy ra khi một khối nước khổng lồ chảy nhanh từ cao xuống thấp, quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng. Sức mạnh của lũ quét được hình thành nhờ vào khối lượng nước, độ dốc của địa hình và số lượng vật cản [ở những vùng đồi núi có cây cối bị chặt phá, lũ quét sẽ hình thành dễ dàng với sức mạnh khủng khiếp hơn rất nhiều]. Đặc điểm chính để phân biệt lũ quét với lũ thông thường là thời gian duy trì [thời gian xảy ra một trận lũ quét ít hơn 6 giờ đồng hồ].
 


 

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ lụt:

- Do mưa lớn kéo dài: Những cơn mưa lớn trong thời gian dài sẽ trút xuống một lượng nước khổng lồ. Nếu ở trên các khu vực đồi núi chúng sẽ có thể tạo ra lũ. Còn ở khu vực đồng bằng chúng sẽ gây ngập lụt.

- Do các cơn bão mạnh: Những cơn bão thường đi kèm với mưa lớn và do đó cũng là nguyên nhân gây ra lũ, lụt. Bên cạnh đó các cơn bão thường có tỷ lệ tạo ra lũ quét cao hơn so với mưa.

- Thủy triều: Khi hiện tượng triều cường [thủy triều dâng tới điểm cao nhất] xảy ra, nước có thể tràn qua các con đê, đập và từ đó tạo ra ngập lụt.

- Sóng thần: Những cơn sóng thần ập vào đất liền sẽ gây ra tình trạng lụt cho các khu vực ven biển.

- Các thảm họa khác: Vỡ đê, động đất hay núi lửa phun trào,…cũng là một số nguyên nhân có thể gây ra ngập lụt.

- Do con người: Chặt phá rừng là nguyên nhân dẫn tới lũ lụt, lũ quét. Xả lũ đê, đập, hồ thủy điện; kênh đào và đường ống dẫn nước bị vỡ; xây dựng nhà cửa thiếu quy hoạch là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở các thành phố.
 


 

Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra vào khi nào?

Ở nước ta, lũ lụt xảy ra chủ yếu tại hai khu vực là vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Trung Bộ. Nguyên nhân chính gây ra lũ lụt là do các trận mưa lớn. Thời gian xảy ra lũ lụt cụ thể như sau:

► Tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, lũ thường xảy ra tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

► Ở khu vực miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, lũ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Tên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn đọc giải đáp những băn khoăn và trả lời cho câu hỏi: Lũ lụt là gì? Tại sao xảy ra hiện tượng lũ lụt? Dù đã có sự chuẩn bị đề phòng nhưng mỗi năm, những trận lũ quét, lũ ống ở nước ta vẫn gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và của cải. Do đó làm thế nào để đối phó hiệu quả với lũ lụt vẫn đang là một bài toán khó khăn đối với cả chính quyền và người dân nước ta.

Lũ được tạo ra khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ cao xuống thấp, gây ngập lụt, tàn phá địa hình, tài sản và có khả năng cướp đi tính mạng của nhiều người.

Lũ ống là gì

Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và thường chỉ xảy ra ở miền núi, các lưu vực nhỏ, nơi có địa hình khép kín bởi các dãy núi cao bao quanh.

Ở miền núi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo dài, ở giữa là các thung lũng với những khe, suối và sông nhỏ. Ở những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại khiến đường thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều và không kịp thoát tại điểm co thắt khiến mực nước dâng nhanh ở trên, tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.

Về cơ bản, lũ ống cũng giống như các loại lũ khác, được hình thành do nước từ trên cao đổ xuống đột ngột, tạo ra sức tàn phá lớn đối với hạ lưu, có thể quét mọi thứ gặp phải trên đường đi.

Đáng lưu ý là lũ ống xuất hiện kèm theo dòng nước xiết cùng những xoáy nước vô cùng nguy hiểm.

Lũ quét là gì

Lũ quét là một loại lũ được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Lượng nước lớn này hình thành do những cơn mưa dông, bão nhiệt đới, một khối lượng lớn băng trên núi tan chảy một cách đột ngột hoặc do đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây.

Lũ quét có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, nhất là khi độ dốc lớn và dòng chảy không bị ngăn trở nhiều. Con người đã và đang chặt phá cây cối bừa bãi khiến nhiều cánh rừng trơ trọi. Vì vậy, dòng chảy của lũ quét nếu xảy ra sẽ càng nhanh, mạnh, tạo ra sức tàn phá càng lớn.

Lũ quét thường xuất hiện ở những nơi gần đồi núi, chảy tràn vào các thung lũng, cuốn phăng mọi trở lực trên đường, kể cả nhà cửa.

Đáng chú ý là khi dòng nước khổng lồ tuôn chảy từ trên cao xuống với tốc độ cao gặp lực cản lớn sẽ bị dội ngược lại va vào dòng nước đang đổ về tạo ra nhiều xoáy nước hút mọi thứ xung quanh, làm cho mực nước dâng nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

  • 09:09 | Thứ Bảy, 24/10/2020

[QBĐT] - Phải đến khi lũ rút hơn 1 ngày, chúng tôi mới tiếp cận được với xã Ngư Hóa [huyện Tuyên Hóa], địa phương nằm ngay đầu nguồn cơn lũ. Đây cũng là địa phương thường xuyên phải gánh chịu cảnh lũ quét kinh hoàng trong mỗi mùa mưa lũ.  

Chủ động với phương châm “4 tại chỗ”

Con đường rải thảm nhựa phẳng lỳ từ xã Mai Hóa đến xã Ngư Hóa ngày thường quanh co uốn lượn là thế, qua mấy ngày mưa lũ, có nhiều đoạn đã bị ách tắc bởi đất, đá mái ta-luy dương sạt lở. Có đoạn, mái ta-luy âm sát mặt đường sạt xuống dòng rào Trổ.

Phải đến sáng 21-10-2020, nghĩa là hơn một ngày sau mưa lũ đã rút ở huyện Tuyên Hóa, chúng tôi mới tiếp cận được địa bàn xã Ngư Hóa. Xe ô tô dừng lại ngay điểm sạt lở đầu tiên, còn sau đó phải cuốc bộ qua những điểm sạt lở. May sao, sau đó, cán bộ xã Ngư Hóa đi xe máy ra “tăng-bo” tiếp sức, khi đoạn đường đến trung tâm xã còn hơn chục cây số.

Sau lũ, mặc dù tuyến đường Mai Hóa-Ngư Hóa còn bị ách tắc nhưng lãnh đạo huyện Tuyên Hóa đã vào động viên chính quyền và người dân vùng lũ quét Ngư Hóa.

Xã Ngư Hóa nằm giữa dòng chảy ở thượng nguồn rào Trổ, bốn bề là núi cao. Vì vậy, mỗi khi mưa lũ, địa phương này phải hứng chịu những đợt lũ quét kinh hoàng. Nước lũ cứ thế băng qua nhà dân và cuốn đi tất cả những gì "chúng" gặp trên đường. Không mùa mưa lũ nào, người dân nơi đây không thiệt hại.

Vừa gặp chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Ngư Hóa Nguyễn Thanh Phong cho biết: “Trong mưa lũ, Ngư Hóa là xã bị chia cắt, các lực lượng cứu hộ từ bên ngoài vào không thể tiếp cận để cứu hộ cứu nạn kịp thời. Vì vậy, khi có thông báo mưa lũ, chính quyền địa phương đã chủ động tuyên truyền vận động người dân di dời đến nơi an toàn, đặc biệt ở những vùng bị chia cắt, bị ngập sâu và những nơi bị lũ quét. Chính quyền địa phương còn chủ động bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn với phương châm “4 tại chỗ” nhằm ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra. Do đó, chưa bao giờ xã Ngư Hóa xảy ra thiệt hại về người do mưa lũ. Đợt mưa lũ vừa qua, xã Ngư Hóa có 76/166 nhà dân bị ngập, trong đó có 1 nhà bị nước lũ cuốn hoàn toàn, một nhà hư hỏng nặng, 1 nhà bị tốc mái. Đặc biệt, mưa lũ đã khiến 20ha keo, 300 gốc tiêu, 3.500 gốc cây ăn quả bị gãy đổ”.  

Giải cứu người trong lũ dữ

Cũng giống như nhiều hộ dân khác ở xã Ngư Hóa, ngay từ sáng 17-10, khi lũ bắt đầu về, chị Nguyễn Thị Hợp ở thôn 5, xã Ngư Hóa phải dọn lên núi cao phía sau nhà để ở. Cứ mỗi lều, bạt lại có từ 3 đến 4 nhà ở chung.

Chị Hợp cho biết: “Nước lũ ở đây rất lớn và dữ. Vì vậy, mỗi khi có thông báo lũ, người dân ở đây chủ động mang các vật dụng, đồ đạc thiết yếu lên núi cao ở phía sau nhà dựng lều bạt để ở tránh lũ. Tuy tránh được thiệt hại về người, nhưng không thể tránh khỏi thiệt hại về vật chất, tài sản. Đặc biệt, cơn lũ năm nay, lớn và dữ không khác cơn lũ lịch sử năm 2016. May sao, lũ lên vào ban ngày”.

Ngôi nhà của anh Nguyễn Tiến Khang và chị Nguyễn Thị Tuyết bị lũ cuốn trôi.

Gia đình anh Nguyễn Tiến Khang và chị Nguyễn Thị Tuyết, ở thôn 4, xã Ngư Hóa là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lũ vừa qua. Sau khi nước rút, ngôi nhà của anh chị bị nước lũ "bứng" đi cách nền nhà hơn 100m. Tất cả vật dụng đồ đạc của gia đình tích cóp được suốt bấy nhiêu năm qua đã bị cuốn theo dòng lũ dữ.

Là hộ cận nghèo, giờ đây, anh chị quay trở về điểm xuất phát ban đầu với 2 bàn tay trắng. Trận lũ lịch sử năm 2016, gia đình anh chị không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng năm nay, cả ngôi nhà của anh chị đã bị cuốn trôi trong nháy mắt.

Đứng giữa nền nhà trống trơn, chị Tuyết kể trong nước mắt: “Khoảng 17 giờ chiều ngày 18-10, nước lũ bắt đầu dâng cao, chị và 3 con nhỏ lên gia đình người bà con để tránh lũ. Đến tối, chồng tiếp tục về nhà để chuyển lợn, gà và các vật dụng còn lại. Nhưng đêm tối không có điện nên không thể vận chuyển kịp. Một mình anh xoay xở giữa dùng lũ. Không ngờ lũ lên nhanh và dữ quá, đến sáng 19-10, anh chị xuống xem nhà thì ngôi nhà và toàn bộ vật dụng trong gia đình đã không còn!”.

Người dân Ngư Hóa lên núi dựng lều bạt tránh lũ.

Chủ tịch UBND xã Ngư Hóa Nguyễn Thanh Phong kể, ngày 18-10, lũ bắt đầu lên. UBND xã nhanh chóng cử cán bộ đi vận động bà con di dời lên nơi ở cao để tránh lũ.

Sáng ngày 19-10, lũ bắt đầu lên nhanh. Khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn của xã vừa về đến trụ sở, thì nhận được tin báo giải cứu khẩn cấp của một hộ dân ở thôn 5. Đây là thôn có nhiều nhà dân ở khu vực lũ quét, nước chảy rất xiết. Khi nhận được điện thoại, xã đã tổ chức lực lượng và phương tiện để ứng cứu kịp thời. 

Sau nhiều giờ vật lộn với dòng nước lũ, thuyền cứu hộ và các phương án cứu hộ, như: dùng dây và phao để tiếp cận đưa 5 người trong gia đình này ra ngoài, cũng không thể thực hiện được. Chỉ khi nước bắt đầu xuống khoảng 1m, lực lượng cứu hộ của xã mới đưa được người ra ngoài. May sao ngôi nhà không bị sập.

Dương Công Hợp

Video liên quan

Chủ Đề