Lưỡi vàng là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Tôi là Bình. Hôm trước tôi có đọc được một bài tư vấn của bác sĩ cho anh Nam về bệnh lưỡi trắng. Tuy nhiên, lưỡi của tôi không trắng mà có màu vàng. Tôi không biết liệu mình có mắc phải bệnh gì liên quan đến gan hay không. Mong bác sĩ tư vấn thêm. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào anh Bình!

Cảm ơn anh đã thường xuyên theo dõi chuyên mục hỏi đáp của chúng tôi và cũng đã gửi câu hỏi liên quan đến triệu chứng vàng lưỡi. Chúng tôi xin có một số chia sẻ cho anh về triệu chứng này như sau:

1.

2.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bị vàng lưỡi có nguy hiểm không?

Chúng tôi xin khẳng định với anh rằng bị vàng lưỡi không nguy hại và đúng như anh suy đoán, người bệnh có thể anh đang mắc phải một căn bệnh liên quan đến gan hoặc mật. Vì gan và mật là 2 cơ quan có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải các chất độc trong cơ thể. Do đó, khi 2 cơ quan này hoạt động không bình thường, không thực hiện tốt chức năng của mình sẽ dẫn đến các căn bệnh liên quan đến vàng da, vàng mắt và vàng lưỡi.

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ 2 trong cơ thể. Với chức năng chính là cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan chế biến và chuyển hóa thành nhiều thể loại rồi được dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống hoặc nhịn đói. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau như tuyến giáp trạng (thyroid glands), tuyến tụy tạng (pancreas), tuyến thượng thận (adrenal glands), cũng như hệ thống thần kinh (parasympathetic & sympathetic systems),… Khi chức năng của gan gặp vấn đề, cơ thể sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết, do đó, các tuyến giáp, tuyến tạng, tuyến thượng thận sẽ không hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng vàng da, vàng lưỡi.

Thận là một cơ quan có cấu trúc phức tạp với nhiều chức năng khác nhau liên quan đến hệ tiết niệu, điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit – bazơ và điều chỉnh huyết áp của cơ thể con người. Chúng đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin đồng thời cũng sản xuất các hóc môn. Trong trường hợp chức năng của thận gặp vấn đề, các chức năng này sẽ không được hoạt động bình thường. Do đó, các chất độc cũng được lưu trữ lại, không thể thải ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, chúng được tích tụ lại tại các điểm khác nhau trên cơ thể, trong đó có lưỡi, khiến lưỡi trở nên có màu vàng.

Trường hợp nhẹ hơn với vàng lưỡi là do các tế bào, vi khuẩn chết trong miệng, kẹp giữa các nhú lưỡi khiến các nhú lưỡi phình lên, các vi khuẩn trong miệng có cơ hội phát triển, sản xuất các sắc tố khác nhau tạo thành lớp màu vàng trên bề mặt của lưỡi. Hiện tượng này tương tự như nguyên nhân dẫn đến lưỡi trắng của anh Nam mà anh đã đọc được.

2. Khi nào cần gọi bác sĩ?

Để chấm dứt tình trạng vàng lưỡi, anh Bình nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các loại dung dịch khử trùng (nước súc miệng) mỗi ngày, sau đó súc miệng lại bằng nước nhiều lần. Nên bỏ hút thuốc và tăng chất xơ trong chế độ ăn uống để giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng cũng như giảm sự tích tụ của các tế bào chết.

Trong trường hợp bị vàng lưỡi kéo dài, kèm theo các biểu hiện về vàng da, vàng mắt thì anh nên đến gặp bác sĩ vì có thể lúc này bệnh đã chuyển sang vàng da.

Nếu anh cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám bệnh, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho anh.

Lưỡi là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, có vai trò tiêu hóa thức ăn, giúp phát âm và cảm nhận vị giác. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện lưỡi có mảng bám màu vàng, hãy cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu báo động của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân nào gây ra mảng bám màu vàng trên lưỡi? Làm thế nào để khắc phục? Mời Quý khách cùng tìm hiểu lưỡi có mảng bám màu vàng trong bài viết dưới đây.

1. Lưỡi có mảng bám màu vàng là bị bệnh gì?

Nguyên nhân lưỡi có màu vàng phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bị lông đen, khô miệng, thiếu nước bọt,...

1.1. Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân đầu tiên gây nên vàng lưỡi là vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa triệt để. Việc chải răng sai cách, không thay bàn chải định kỳ làm cho các cặn thức ăn, vi khuẩn, mảng bám còn sót lại. Sau một thời gian ngắn, các chất này tích tụ ở nhú lưỡi và làm cho lưỡi chuyển sang màu vàng.

1.2. Các bệnh lý về đường tiêu hóa, gan, thận

Các bệnh lý về gan, thận, dạ dày, đường tiêu hóa có thể làm cho cơ thể sản xuất quá nhiều bilirubin, một chất có màu vàng. Bilirubin dư thừa tích tụ trong máu và các mô khác, bao gồm cả lưỡi, gây vàng da, vàng mắt và vàng lưỡi.

1.3. Khô miệng, thiếu nước bọt

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây lưỡi có mảng bám màu vàng là thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc giữ cho khoang miệng sạch sẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa,... Khi lượng nước bọt trong khoang miệng giảm mạnh, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Lưỡi vàng là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Mảng bám vàng trên lưỡi do nhiều nguyên nhân gây ra

1.4. Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Khi sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, nồng độ cồn và nicotine trong máu tăng cao. Cồn và nicotine có thể làm giảm tiết nước bọt, làm cho khoang miệng bị khô. Khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mảng bám màu vàng trên lưỡi.

1.5. Lưỡi có mảng bám màu vàng do tác dụng phụ một số thuốc

Thuốc có chứa bismuth subsalicylate có thể làm cho lưỡi chuyển sang màu vàng hoặc đen, đồng thời cũng có thể làm cho phân bị sẫm màu. Một số loại thuốc khác cũng có thể gây vàng lưỡi, bao gồm thuốc sắt, thuốc hóa trị, thuốc chống sốt rét và thuốc tránh thai đường uống.

2. Lưỡi có mảng bám vàng: Khi nào nên đi khám?

Lưỡi có mảng bám màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở miệng. Vì vậy, Quý khách nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy thêm các dấu hiệu sau đây:

  • Mảng bám trên lưỡi dày, cứng, khó cạo sạch.
  • Mảng bám trên lưỡi có màu vàng đậm, kèm theo mùi hôi miệng khó chịu.
  • Lưỡi có mảng bám màu vàng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, da bầm tím,...

3. Kiểm soát vàng lưỡi tại nhà

Để kiểm soát vàng lưỡi, Quý khách có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây.

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là biện pháp quan trọng nhất để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi, giúp cải thiện màu sắc ở lưỡi. Quý khách nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và chải lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm. Ngoài ra, Quý khách cũng có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng.

Lưỡi vàng là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Quý khách cần vệ sinh cả mặt lưỡi để ngăn chặn vi khuẩn phát triển

3.2. Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi

Dụng cụ cạo lưỡi giúp loại bỏ lớp tế bào chết và mảng bám trên lưỡi, giúp lưỡi trở nên sạch sẽ và hồng hào hơn. Quý khách nên cạo lưỡi 2-3 lần/tuần.

3.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Quý khách cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường, bột… Thay vào đó, Quý khách hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin B12.

3.4. Uống đủ nước để khắc phục lưỡi có mảng bám màu vàng

Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thải độc, từ đó giúp cải thiện vàng lưỡi. Quý khách nên uống 2-3 lít nước/ngày.

3.5. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể gây tổn thương gan, từ đó dẫn đến vàng lưỡi. Vì vậy, Quý khách cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn và tránh để stress kéo dài.

3.6. Tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hoạt động của gan, từ đó giúp cải thiện vàng lưỡi. Quý khách nên xây dựng chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

3.7. Điều trị triệt để nguyên nhân gây vàng lưỡi

Nếu vàng lưỡi do các bệnh lý gây ra, Quý khách nên đi khám sớm để điều trị triệt để và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Một số căn bệnh tạo mảng bám vàng trên lưỡi như nhiễm trùng nấm Candida, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh gan, thiếu vitamin B12…

Lưỡi vàng là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Quý khách nên khám nha khoa định kỳ để điều trị triệt để các bệnh về răng miệng

4. Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng

Vấn đề về gan có thể là nguyên nhân gây vàng lưỡi. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh, Quý khách hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện tình trạng này.

4.1. Nguyên tắc dinh dưỡng giúp gan khỏe mạnh

  • Đa dạng các nhóm thực phẩm: Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm: glucid, lipid, protid, vitamin, khoáng chất.
  • Hạn chế muối, đường, chất béo: Hạn chế muối dưới 5g/ngày, đường dưới 25g/ngày, chất béo dưới 25% tổng năng lượng.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu glutathione: Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác hại của các gốc tự do. Các thực phẩm giàu glutathione bao gồm: tỏi, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt,...
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi: Rau xanh và trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe nói chung và gan nói riêng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Nhai chậm, kỹ, tránh vội vàng, không làm việc trong khi ăn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước ép hoa quả, rau củ tự nhiên.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Luộc chín các loại thức ăn, không dùng thực phẩm qua đêm.

4.2. Món ăn gợi ý giúp hạn chế mảng bám vàng trên lưỡi

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch, sữa chua, hoa quả tươi,...
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt, thịt nạc, rau xanh luộc, canh rau củ,...
  • Bữa tối: Salad rau củ, cá nướng, đậu phụ,...

Quý khách hãy tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng trên để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng gan hiệu quả.

Như vậy, mảng bám màu vàng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, Quý khách nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Quý khách cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa mảng bám màu vàng trên lưỡi.

Quý khách đang gặp vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay để được tư vấn và thăm khám miễn phí.