Luyện tập cơ xương chậu

Không những vậy, chúng có thể giúp chị em đạt cực khoái dễ hơn. Cực khoái là đáp ứng co cơ, vì vậy cơ càng khỏe và dẻo dai thì càng dễ co hơn. Nếu đáy chậu quá yếu hoặc quá chặt, việc “lên đỉnh” sẽ khó hơn và gây đau khi giao hợp. 

Hít thở tư thế ngồi

Động tác này có vẻ dễ dàng, nhưng bạn nên đảm bảo ngồi thoải mái và hít thở sâu đến khi căng hai bên sườn, giãn cơ hoành và đáy chậu. Khi bạn hít vào, tưởng tượng ra mang cá và cahcs chúng mở rộng ra hai bên khi hít vào. Khi đó, cơ hoành và đáy chậu sẽ được giãn ra. Khi bạn thở ra hoàn toàn, cảm nhận các xương sườn trở lại vị trí ban đầu và đáy chậu hơi nâng lên. Tiếp tục trong 8-10 nhịp thở.

Luyện tập cơ xương chậu
Căng đùi sang hai bên

Có mối liên quan chặt chẽ giữa đùi trong và cơ đáy chậu. Cơ đùi trong quá chặt, cơ đáy chậu sẽ khó đàn hồi. Tư thế yoga này khiến cơ đáy chậu mềm dẻo hơn bằng cách giãn cơ đùi trong. Nằm ngửa và úp hai lòng bàn chân vào nhau. Đặt vài vật kê ở dưới đùi ngoài, chẳng hạn khối kê hoặc cuộn khăn. Chúng giúp hỗ trợ việc mở đùi trong. Thư giãn ở tư thế này trong 3-5 hơi thở, sau đó thực hiện các bài tập Kegel từ vị trí này.

Điều quan trọng là hiểu những điểm mấu chốt của các bài tập tăng cường sức mạnh đáy chậu. Các động tác Kegel đơn thuần không tập luyện cho tất cả các cơ đáy chậu. Dưới đây là cách thực hiện bài tập Kegel đúng cách: 

  • Đầu tiên, tưởng tượng những cơ ở vùng đáy chậu, những cơ chạy ngang giữa hai ụ ngồi (phần nhô ra của xương phía mông dưới khi bạn ngồi xuống) và cơ chạy dọc giữa xương mu và xương cụt.
  • Hít vào sâu, và khi thở ra, co các cơ giữa hai ụ ngồi lại giống như bạn khép hai cánh cửa thang máy vào. Một khi các cánh cửa đã đóng vào, nâng “thang máy” lên và thả ra.
  • Sau đó, tưởng tượng cơ đáy chậu giữa xương mu và xương cụt giống như hai cánh cửa “thang máy” và khi thở ra, đưa những cơ này lại gần nhau về phía giữa, nâng “thang máy” lên, sau đó thả lỏng.
  • Cuối cùng, đưa cả bốn cánh cửa “thang máy” co lại gần nhau, gặp tại điểm giữa, sau đó nâng lên. Lặp lại 5 lần.
Luyện tập cơ xương chậu

Động tác Lunge trong điền kinh

Động tác giãn này sẽ kéo dài tất cả các cơ đùi trước ở chân phía sau cho đến phần cơ sâu ở bụng dưới nằm ở vùng chậu. Đặt một chân lên trước sao cho đầu gối thẳng hàng với mắt cá chân và đầu gối còn lại đặt trên sàn. Hai tay đặt hai bên chân trước. Nếu tay bạn khó khăn để chạm đất, kê hai khối kê. Sau đó, đẩy hông về phía trước để giãn đùi trước của chân sau. Kiểm tra đảm bảo đầu gối trước thẳng với mắt cá. Giữ trong 12-15 nhịp thở sâu.

Luyện tập cơ xương chậu

Lunge bên

Động tác lunge này sẽ mở đùi trong, giúp kéo dài đáy chậu. Đứng với hai chân cách nhau một khoảng bằng độ dài chân. Duy trì sự kết nối của hai gót chân đối với sàn, co một đầu gối lại. Đặt hai tay xuống sàn hoặc lên khối kê. Giữ chân kia thẳng và xoay chân sau cho mũi bàn chân chỉ lên trần nhà. Giữ trong 8 nhịp thở, sau đó đổi bên và lặp lại mỗi bên một lần trở lên.

Luyện tập cơ xương chậu

Giãn cơ đùi sau

Động tác giãn này sẽ mở toàn bộ phần sau của chân từ gót chân cho đến mông, giúp bạn giãn sâu cơ đáy chậu. Bắt đầu với hai tay và hai đầu gối đặt trên sàn, duỗi một chân thẳng về phía trước và móc bàn chân lên. Giữ cho bên hông của chân phía sau thẳng ngay trên đầu gối, đảm bảo bạn không đang vặn hông. Giữ trong 10-12 nhịp thở sâu.

Luyện tập cơ xương chậu

Tư thế bồ câu có hỗ trợ

Tư thế yoga phục hồi này sẽ giãn và kéo dài cơ hông ngoài xung quanh chậu. Đặt một chiếc gối kê hoặc chăn cuộn vuông góc với thảm yoga. Để thực hiện tư thế này, đặt ống đồng của chân trước ngay trước gối kê; chân sau duỗi thẳng từ hông, đùi trong mở ra hướng lên trần nhà. Mở cẳng chân trước đến mức độ có thể, đảm bảo bạn có thể thư giãn và thả lỏng ở đây. Nếu tư thế giãn này gây khó chịu và bạn không thể thư giãn, nâng đỡ thân và đầu bằng khối kê hoặc chồng khăn khác. Nếu bạn thực hiện tư thế này quá đà, cơ sẽ co rút vào và sự việc sẽ trở nên tồi tệ. Giữ ở tư thế này trong 10-15 nhịp thở, sau đó đổi bên.

Cơ sàn chậu cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tình dục. Nếu có cơ sàn chậu khỏe mạnh thì khi quan hệ tình dục, chị em sẽ giảm được đau đớn cho vùng xương chậu và nâng cao khả năng đạt khoái cảm khi quan hệ. Khi phụ nữ mang thai, các cơ sàn chậu sẽ hỗ trợ trong việc nâng đỡ bào thai cũng như quá trình sinh sản sau này.

Việc mang thai và sinh nở có thể gây suy yếu cho cơ sàn chậu. Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi tác, béo phì, nâng đỡ vật nặng thường xuyên hoặc bệnh ho mãn tính cũng sẽ tác động đến cơ sàn chậu. Khi các cơ này yếu đi sẽ dẫn đến:

  • Không kiểm soát được nước tiểu
  • Không kiểm soát được việc đánh rắm
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục

Việc tập luyện cơ sàn chậu đã được chứng minh là cách tốt để ngăn chặn việc thoát vị của các cơ quan vùng chậu. Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện thường xuyên cho cơ sàn chậu sẽ làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh sa cơ quan vùng chậu.

Bạn hãy thử 5 bài tập sau để giúp cơ sàn chậu của mình khỏe mạnh hơn:

1. Bài tập cơ sàn chậu số 1 –  Kegel

Luyện tập cơ xương chậu
Bạn cũng có thể ngồi xổm như ảnh và co thắt cơ sàn chậu

Kegel là các bài tập giúp co và thư giãn các cơ sàn chậu. Kegel là bài tập rất tốt cho những bạn bị các triệu chứng són tiểu khi ho, hắt hơi, cười hoặc chạy nhảy hoặc không kiểm soát được đường tiết niệu khi mắc tiểu.

Cơ tham gia bài tập: Cơ sàn chậu

♦ Xác định chính xác khu vực cơ sàn chậu. Cách dễ nhất để làm điều này là ngưng tiểu giữa dòng. Khi đó bạn sẽ xác định được chính xác cơ sàn chậu của mình nằm ở đâu.

♦ Vào tư thế ngồi quỳ trên sàn, mông đặt lên 2 gót chân. Lưng giữ thẳng.

♦ Để thực hiện động tác Kegel, bạn chỉ cần hít sâu, co các cơ sàn chậu lại trong vòng 5 giây và sau đó thở ra, thả lỏng các cơ sàn chậu trong 5 giây. Sau đó lặp lại động tác.

♦ Thực hiện lại động tác 10 lần. Làm 3 lần mỗi ngày.

2. Bài tập cơ sàn chậu số 2 – Squat

Luyện tập cơ xương chậu
Bài tập cơ sàn chậu Squat

Squat là động tác yêu cầu sự tham gia của các cơ lớn trong cơ thể. BS CKII Trần Thu Huyền chia sẻ đây cũng là một trong những động tác giúp cải thiện sức mạnh của cơ thể. Khi bắt đầu bài tập, hãy chắc chắn là tư thế đứng của bạn vững vàng rồi hãy bắt đầu.

Cơ tham gia bài tập: Mông, cơ đùi sau, cơ đùi trước

Dụng cụ cần thiết: Tạ đòn

♦ Đứng thẳng, chân tách ra hơi rộng hơn vai, ngón chân tách theo hướng chỉa ra ngoài. Nếu sử dụng tạ đòn thì thanh ngang sẽ nằm sau cổ. Nếu sử dụng tạ nhỏ thì tay thẳng với vai, nắm lấy tạ.

♦ Hơi khuỵu đầu gối, đẩy hông và mông ra phía sau như thể bạn sẽ ngồi lên một cái ghế tưởng tượng. Giữ đầu và cằm nguyên tư thế, không ngẩng lên cũng không cúi thấp.

♦ Từ từ hạ thấp cho đến khi đùi song song với mặt đất, giữ cho sức nặng cơ thể tập trung ở gót chân, đầu gối hướng ra phía trước.

♦ Đứng thẳng chân và trở lại tư thế ban đầu.

♦ Lặp lại động tác 15 lần.

Buồng trứng đa nang và những câu hỏi thường gặp

3. Bài tập cơ sàn chậu số 3 – Bridge (cây cầu)

Luyện tập cơ xương chậu
Bài tập cây cầu

Bridge là bài tập rất tốt dành cho cơ mông. Nếu tập chính xác nó cũng sẽ giúp kích hoạt cơ sàn chậu. Bạn có thể cảm nhận điều này trong từng động tác đẩy và dừng của bài tập.

Cơ tham gia bài tập: Cơ mông, cơ đùi sau, cơ sàn chậu

♦ Nằm trên sàn. Cột sống sát với sàn, chân co 90 độ, bàn chân đặt trên sàn. Hai cánh tay duỗi thẳng, đặt hai bên hông, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.

♦ Hít vào, dồn lực vào hai gót chân, đẩy hông lên cao khỏi mặt đất bằng cách siết chặt cơ mông, cơ đùi sau và cơ sàn chậu. Lúc này cơ thể bạn sẽ dồn lực lên lưng trên và vai. Lưng trên, vai và đầu gối sẽ tạo thành một đường thẳng.

♦ Dừng lại 1–2 giây ở tư thế này và sau đó trở lại tư thế ban đầu.

♦ Thực hiện 10-15 lần cho 1 hiệp. Thực hiện 3 hiệp cho một buổi tập. Giữa các hiệp sẽ có khoảng nghỉ tầm 30–60 giây.

Nếu bạn muốn nâng cao bài tập này để đạt hiệu quả tốt hơn thì hãy tập với một quả bóng thăng bằng. Ở tư thế ban đầu, thay vì chân chống xuống sàn thì bạn sẽ đặt chân lên quả bóng, lưng thẳng dưới sàn và thực hiện tiếp các bước như trên.

4. Bài tập cơ sàn chậu số 4 – Split tabletop

Luyện tập cơ xương chậu

Bạn nằm và giơ chân như ảnh, sau đó tay để dọc thân, hai chân mở rộng

BS Trần Thu Huyền cho biết Tabletop là một động tác chân đóng vai trò nền tảng cho các động tác khác trong bộ môn Pilates. Bằng cách thêm vào động tác tách chân, bạn cũng giúp kích hoạt cơ hông và cơ sàn chậu.

Cơ tham gia bài tập: Cơ bụng, hông và cơ sàn chậu

Dụng cụ cần thiết: Thảm tập

♦ Bắt đầu với tư thế nằm thẳng trên thảm tập, chân co lên để đùi vuông góc với sàn trong khi cẳng chân thì song song với sàn. Hai tay duỗi thẳng để cạnh hai bên hông, lòng bàn tay úp xuống.

♦ Siết chặt cơ bụng, dồn lực vào cơ đùi để giữ hai chân chạm nhau.

♦ Dùng lực vào cơ đùi, từ từ tách hai chân ra ngoài đến một vị trí thoải mái. Lưu ý không để chân thả lỏng và hai đầu gối tách rời quá xa.

♦ Từ từ khép chân trở lại vị trí ban đầu.

♦ Thực hiện 10-15 lần cho 1 hiệp. Thực hiện 3 hiệp cho một buổi tập.

♦ Trong suốt quá trình tập, bạn nhớ siết cơ bụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Dồn lực vào hông, cơ sàn chậu và đùi để kiểm soát hai chân.

5. Bài tập cơ sàn chậu số 5 – Bird dog

Luyện tập cơ xương chậu

Đây là một bài tập tập trung vào sự cân bằng và ổn định. Bird dog là một bài tập toàn thân khiến nhiều cơ bắp trong cơ thể bạn đều vận động cùng một lúc, trong đó có cơ sàn chậu.

Cơ tham gia bài tập: Bụng, lưng, hông và mông

♦ Bắt đầu bằng tư thế quỳ chống tay trên sàn. Hai cổ tay bên dưới vai và hai đầu gối bên dưới hông. Lưng giữ thẳng, đầu giữ ngang vai, không đưa cao cũng không cúi thấp.

♦ Siết chặt cơ bụng, rút xương bả vai xuống lưng về phía hông.

♦ Từ từ duỗi thẳng chân trái và nâng cánh tay phải lên. Giữ cho xương chậu và vai của bạn cùng trên một đường thẳng. Đầu giữ nguyên, không ngẩng lên cũng không cúi thấp. Giữ ở tư thế này trong 2 giây.

♦ Gập và hạ chân với cánh tay xuống lại vị trí ban đầu trong khi vẫn giữ cơ thể ổn định. Sau đó đổi bên, đưa chân phải và cánh tay trái lên. Đây là một lần tập.