Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không

Bánh tránh trộn là một trong những món ăn vặt quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Internet

Bánh tráng trộn là một loại bánh có xuất xứ từ Tây Ninh nhưng đã trở nên vô cùng phổ biến trên cả nước. Món ăn vặt này được làm từ những miếng bánh tráng mỏng, cắt nhỏ rồi trộn với bò khô, xoài, tôm rang, trứng cút luộc, hành phi, rau râm, đậu phộng và nước sốt bò. Khi ăn các mẹ còn có thể bỏ thêm chanh và ớt cay để món ăn có mùi vị đậm đà và  đặc biệt hơn. Tuy được chế biến rất đơn giản nhưng món ăn vặt này lại rất thơm ngon và lạ miệng. Chính vì thế, loại bánh này đã nhận được rất nhiều sự yêu thích từ các chị em.

Tuy rất thơm ngon và đặc biệt, nhưng món ăn này lại thường được bày bán ở những gánh hàng rong. Những nơi này thường không được đảm bảo hoàn toàn vệ sinh thực phẩm do được di chuyển qua nhiều nơi. Việc này đã vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, trứng giun sán và nấm mốc có cơ hội xâm nhập và phát triển. Chính vì thế, phụ nữ đang mang thai nếu ăn quá nhiều bánh tráng trộn thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm giun sán và các loại kí sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không

Bánh tráng trộn thường được bày bán ở những gánh hàng rong. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, nguyên liệu dùng để chế biến bánh tráng trộn thường là các thực phẩm dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và có nguồn gốc xuất không rõ ràng. Do đó, đây là món ăn không có tính an toàn cho các mẹ. Thức ăn nên sử dụng ngay sau khi chế biến, tuy nhiên, chúng ta thường không thể biết được các loại bánh tráng trộn đã được chế biến từ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ để tránh được những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Đọc thêm:

Bà bầu nên ăn bánh tráng trộn như thế nào để an toàn?

Nếu “nghiện” ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ mà không biết nên mua ở đâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ có thể tự chế biến bánh tráng trộn ở nhà, vừa an toàn vừa tiện dụng. Để chế biến được món ăn vặt “thần thánh” này, các mẹ chỉ cần mua những nguyên liệu như bánh tráng, bò khô, xoài, tôm rang, trứng cút luộc, hành phi, rau râm, đậu phộng và nước sốt bò, vv… Có thể mua trực tiếp hoặc order trên các nền tảng như Shopee, Tiki, Lazada vô cùng tiện lợi.

Khi lựa chọn nguyên liệu, các mẹ nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng của chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé các mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không

Các mẹ có thể tự chế biến bánh tráng trộn ở nhà để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên ăn bánh tráng trộn trong lúc quá đói để tránh bị sót ruột. Ngoài ra, các mẹ cũng chỉ nên ăn bánh tráng trộn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy bụng, khó tiêu và “thu nạp” vào cơ thể những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.

Bà bầu ăn bánh tráng trộn trong thai kỳ tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, nhưng các mẹ cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng chỉ nên ăn bánh tráng trộn như một món ăn vặt, không nên ăn bánh tráng trộn để thay thế món chính. Bởi vì đây là một trong những món ăn không có chứa thành phần dinh dưỡng cao.

Một số món ăn bà bầu không nên ăn trong thời gian thai kì

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn:

Có bầu ăn bánh tráng được không đang là thắc mắc và quan tâm của nhiều người đang trong giai đoạn mang thai. Để giải đáp cho bạn thắc mắc này, sau đây mời bạn xem bài viết dưới đây của Happy Family nhé.

Sơ lược về bánh tráng

Bánh tráng là 1 trong những món ăn truyền thống tại Việt Nam, từ loại bánh trang ban đầu người dùng có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như: bánh tráng trộn, bánh cuốn, bánh tráng nướng muối ớt hay đồ cuốn để ăn thịt luộc,…Vị dai, béo béo của bánh tráng sẽ rất phù hợp để ăn chung với các thực phẩm bên trong. Tuy nhiên, vấn đề mẹ bầu có ăn bánh tráng được không đang là thắc mắc của nhiều sản phụ trong giai đoạn mang thai.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Bánh tráng có thành phần chính làm từ gạo và tinh bột

Những nguyên liệu chế biến món bánh tráng trộn

Vì những mẹ bầu thường thích ăn món ăn làm từ bánh tráng này nhất nên sau đây chúng tôi sẽ phân tích những nguyên liệu có trong món này.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Các nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là 1 trong những món trộn có vị ngon được nhiều người tại Việt Nam yêu thích, đối với bà bầu thì còn thèm hơn nếu như họ được ăn trong giai đoạn mang thai. Nguyên liệu chính của món ăn này là bánh tráng thường được sản xuất tại Tây Ninh, để món ăn trở nên đầy đủ hương vị và hấp dẫn thì người ta sẽ trộn với một số nguyên liệu sau:

  • Bánh tráng muối: Bánh tráng, tép, muối Tây Ninh, tắc
  • Bánh tráng tắc: Bánh tráng, muối Tây Ninh, sa tế, tắc
  • Bánh tráng bơ: Bánh tráng, muối Tây Ninh, tép khô, bơ, hành phi
  • Bánh tráng cuốn: Bánh tráng, xoài non, muối cay Tây Ninh, trứng, khô bò, bơ

Phụ nữ mang thai ăn bánh tráng được không? Có tốt không?

Bà bầu ăn bánh tráng có tốt không? Đa phần các loại bánh tráng bán trên thị trường hiện nay đều làm từ bột gạo. Chúng sẽ được sản xuất trên quá trình xay nhuyễn bột gạo sau đó đun nóng và áp lên chảo có hình trón. Với nguyên liệu chính là gạo và tinh bột thì bánh tráng hoàn toàn an toàn với mẹ bầu mang thai.

Sản phẩm sau khi hoàn thành có thể chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau liên quan tới bánh tráng như: bánh tráng trộn, bánh tráng tắc, bánh tráng muối, bánh tráng bơ…

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được bánh tráng trong giai đoạn mang thai

Có thể thấy những nguyên liệu chính để làm các món bánh tráng này chính là muối, tắc, xoài, bơ,…Đây đều là những thực phẩm dễ gây nóng trong người vì thế mẹ bầu có thèm ăn bánh tráng trộn khi mang thai thì hãy nên dùng với lượng vừa phải.

Bà bầu ăn bánh tráng muối được không?

Bà bầu ăn bánh tráng muối được không? Vị mặn ngon của muối Tây Ninh khi ăn vào sẽ làm cho bạn có cảm giác thèm nhưng nếu ăn với số lượng quá nhiều thì mẹ bầu sẽ có khả năng bị phù cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần hạn chế ăn đồ ăn mặn không chỉ bánh tráng muối mà còn nhiều loại thực phẩm khác nữa. Nên ăn đồ ăn chính, tránh ăn các loại đồ ăn đã chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, thịt xông khói.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Bà bầu nên ăn bánh tráng muối với số lượng vừa phải, tránh ăn nhiều quá sẽ bị mặn

Bà bầu có ăn bánh tráng trộn được không?

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh tráng trộn là rau răm sống, xoài cùng các nguyên liệu khô như mực, bò khô, hành phi, trứng cút. Nếu chỗ bán chế biến không hợp vệ sinh thì khả năng cao trong bánh tráng trộn sẽ chứa những loại vi khuẩn có hại, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mà không vấp phải sự cản trở nào. Vì thế, bạn nên cân nhắc chỗ mua bánh tráng trộn uy tín để khi ăn vào không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Bà bầu cần chọn bánh tráng trộn ăn hợp vệ sinh

Đa phần bánh tráng trộn bán ngoài đường hầu hết đến từ các gánh hàng rong nên sẽ thường xuyên gặp ô nhiễm bởi thời tiết ngoài đường. Nếu có mua bánh tráng trộn hãy ưu tiên mua các hàng quán ở trong nhà bạn nhé.

Mẹ bầu có thể ăn bánh tráng trộn khi thèm nhưng nên sử dụng với lượng vừa phải, tránh việc ăn quá nhiều. Nếu bạn đang thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không thì chúng tôi khuyên bạn hãy hạn chế vì đây là giai đoạn bạn nên cẩn trong trong việc ăn uống.

Để đảm bảo đạt tính an toàn cao nhất thì bạn có thể mua nguyên liệu về rồi tự làm bánh tráng trộn tại nhà cũng được. Không nên ăn nhiều sẽ khó tiêu và không ăn lúc đói sẽ làm bụng trở nên cồn cào. Hãy xem như đây là 1 món ăn vặt không nên xem nó là món ăn chính ăn khi đói bạn nhé.

Bà bầu ăn bánh tráng nướng được không?

Bánh tráng nướng là món ăn làm từ bánh tráng nhiều chất dinh dưỡng, an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, do trong món ăn này chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng nên bạn không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng cân nhanh, mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn các món ăn khác hoặc nặng hơn có thể gây táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Mang thai 3 tháng đầu ăn bánh tráng được không
Bánh tráng nướng chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn hơn cho bà bầu

Bên cạnh đó, việc ăn nhiều bánh tráng nướng sẽ làm cho cơ thể tích tụ nhiều chất độc gây áp lực lên gan thận. Gan thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể do các nguyên liệu để chế biến bánh tráng nướng có các phẩm màu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều trường hợp thực tế cho thấy rằng mẹ bầu ăn bánh tráng nướng nhiều sẽ gặp nguy cơ mỡ trong máu, béo phì hoặc giảm làm chức năng các cơ quan đào thải trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn dùng với số lượng phù hợp, lâu lâu mới ăn 1 lần thì chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.

Để việc dùng bánh tráng nướng diễn ra an toàn, mẹ bầu cần nắm một số lưu ý sau:

  • Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần, nếu bạn là người mê món này thì hãy giảm liều lượng ăn uống không nên ngày nào cũng ăn.
  • Bà bầu cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác tốt cho cơ thể đặc biệt là các loại rau củ có lợi trong giai đoạn mang thai.
  • Sau khi dùng bánh tráng nước thì hãy bổ sung nước để chúng giúp điều hòa cho cơ thể.

Lời kết

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề có bầu ăn bánh tráng được không cùng một số lưu ý cần thiết cho bạn khi ăn bánh tráng trong giai đoạn mang thai. Hy vọng những kiến thức do Sắc Kim cung cấp ở trên đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn trong việc sử dụng bánh tráng khi mang thai nhé.