Xương dài nhất của người là xương gì năm 2024

Cơ thể con người do 206 xương hợp thành. Hệ thống xương này chính là các đòn bẩy giúp cơ bắp co giãn và cử động, ngoài ra xương cũng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể như: ngực, bụng, đầu, hệ hô hấp, tiêu hóa… Xương hình thành từ giai đoạn bào thai và phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn dậy thì. Sự phát triển cũng xương cũng chính là điều quan trọng giúp chúng ta tăng chiều cao nhanh chóng.

Đặc điểm của xương

Xương hay mô xương có cấu tạo khác với các mô khác trong cơ thể. Đây là bộ phận có nhiều hình dáng và vai trò khác nhau để tham gia vào cấu trúc của cơ thể, bảo vệ các cơ quan và giúp cho cơ thể vận động, di chuyển. Sâu bên trong xương là tủy xương có vai trò tạo ra các tế bào máu và giữ trữ các loại khoáng chất, đặc biệt là canxi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_xuong_dai_ra_do_dau_1_056a26636f.png) ​Cấu tạo bên trong xương

Trong giai đoạn mới sinh và nhỏ tuổi, bên trong cơ thể sẽ có khoảng 270 xương mềm. Dần lớn lên theo sự trưởng thành thì xương cũng dài ra, có một số thì sẽ hợp nhất với nhau. Vì thế, khi đạt độ tuổi nhất định, cơ thể con người chỉ còn khoảng 206 chiếc xương, trong đó lớn nhất là xương đùi và nhỏ nhất là xương bàn đạp nằm ở tai giữa.

Cấu tạo của xương trong cơ thể là protein collagen, các khoáng chất cần thiết để làm cứng khung xương giúp nâng đỡ cơ thể là canxi và phospho. Đến 99% hàm lượng canxi có trong cơ thể được tích lũy ở răng và xương. Xương cũng là nguồn dự trữ canxi giúp duy trì nồng độ canxi trong máu và giới hạn nó ở mức bình thường. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành thì xương sẽ không dễ bị gãy.

Xương dài ra do đâu? Sự phát triển và cấu tạo xương

Xướng của người được hình thành từ giai đoạn bào thai và quá trình xương phát triển khác nhau theo từng giai đoạn:

Giai đoạn phôi thai

Đối với giai đoạn này xương sẽ phát triển từ lớp trung bì và trải qua 3 giai đoạn gồm, màng, sụn và xương. Màng xương được cấu tạo từ tháng thứ nhất trong giai đoạn thai kỳ. Sự phát triển màng xương thành sụn xương diễn ra vào đầu tháng thứ 2 và đần cấu tạo thành xương vào cuối tháng này của phôi thai.

Bước qua tháng thứ 3, phần khung xương của thai nhi phát triển vượt trội, điều này thể hiện sự phân chia rõ ràng các khớp, đốt ngón tay và ngón chân. Đến giai đoạn thứ 5 và 6 của thai kỳ các khớp ở tay và chân bắt đầu có thể cử động, tháng 7 - 8 của thai kỳ bắt đầu phát triển cơ quanh xương. Đến giai đoạn tháng cuối của thai kỳ, khung xương của trẻ cơ bản đã hoàn thành với đầy đủ các bộ phận, tuy nhiên xương vẫn rất mềm.

Giai đoạn sau sinh

Xương người được chia ra làm 4 loại là xương dài, xương dẹt, xương ngắn và xương bất định hình. Trong đó, cấu tạo của mỗi loại gồm 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi. Vị trí nối các đầu xương được gọi là khớp.

Vậy xương dài ra do đâu? Trong giai đoạn nhỏ tuổi phần lớn các xương được cấu tạo bởi chất liệu sụn, khi cơ thể phát triển chất liệu sụn này dần biến đổi thành xương thông qua quá trình được gọi là cốt hóa. Xương phát triển dài ra là nhờ vào quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng hay còn gọi là điểm cốt hóa xương. Đối với các xương dài, điểm cốt hóa này nằm ở đầu xương và khi cơ thể trưởng thành sẽ cốt hóa, hòa nhập với thân xương. Đối với các loại khác như xương dẹt, xương ngắn, sụn tăng trưởng nằm ở phần sụn bao bọc xung quanh.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_xuong_dai_ra_do_dau_2_44d1bf12cd.png) ​Các giai đoạn hình thành và phát triển của xương

Biện pháp giúp xương phát triển dài ra

Sau khi giải đáp xong thắc mắc "Xương dài ra do đâu?" thì hãy cùng xem các cách giúp xương dài ra nhé!

Sự phát triển dài ra của xương bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dinh dưỡng, di truyền, môi trường sống và rèn luyện thể lực… Trong đó có 3 giai đoạn phát triển nhanh là giai đoạn bào thai, thời kỳ sơ sinh và thời kỳ tiền dậy thì.

Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng không chỉ tác động đến sự dài ra của xương mà còn ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất. Xây dựng chế độ ăn để bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng nên được thực hiện từ giai đoạn thai kỳ của người mẹ. Trẻ sơ sinh cần được duy trì bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ được cho là nguồn dinh dưỡng tốt nhất lúc này. Đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết cho trẻ là protid, lipid, vitamin, đường và khoáng chất. Ngoài ra nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thông qua việc thay đổi các loại thực phẩm làm phong phú thực đơn.

Sự phát triển dài và to ra của xương dựa vào quá trình chuyển hóa từ sụn xương, được gọi là quá trình cốt hóa. Dinh dưỡng cần thiết cho quá trình này là canxi, phot pho và sự tham gia của các vitamin như vitamin D, vitamin K2, calcitriol… Vậy nên chế độ dinh dưỡng phải nên bổ sung đầy đủ các chất chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_xuong_dai_ra_do_dau_3_9570d445cd.jpg) ​Bổ sung thêm thực phẩm chứa canxi để hỗ trợ sự phát triển của xương

Rèn luyện thể lực

Xương dài ra do đâu? Đó cũng là nhờ vào việc rèn luyện thể dục. Thông qua các bài tập là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương. Vì vậy bạn nên tạo một thói quen rèn luyện thể dục mỗi ngày với các bài tập theo từng độ tuổi như nhảy xa, nhảy cao, bơi,... những môn thể dục này giúp kéo căng cơ, vươn dài người, kích thích cột sống và xương phát triển hiệu quả. Ngoài ra còn phòng ngừa các bệnh đau xương khớp hiệu quả.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được cho câu hỏi "Xương dài ra do đâu?" và những biện pháp giúp xương phát triển tốt nhất có thể. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!