Map sensor là gì

  • Manifold absolute pressure sensor có nghĩa là Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP].
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô.

Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP] Tiếng Anh là gì?

Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP] Tiếng Anh có nghĩa là Manifold absolute pressure sensor.

Ý nghĩa - Giải thích

Manifold absolute pressure sensor nghĩa là Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP]..

Đây là cách dùng Manifold absolute pressure sensor. Đây là một thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kỹ thuật ô tô Manifold absolute pressure sensor là gì? [hay giải thích Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP]. nghĩa là gì?] . Định nghĩa Manifold absolute pressure sensor là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Manifold absolute pressure sensor / Cảm biến đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp [MAP].. Truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Lắp đặt cảm biến áp suất khí nạp góp phần nâng cao hiệu suất vận hành của ô tô, đồng thời kiểm soát được mức nhiên liệu tiêu thụ. Để đảm bảo bộ phận luôn hoạt động hiệu quả, bền bỉ, chủ xe nên tìm hiểu về nguyên lý hoạt động cũng như những dấu hiệu hư hỏng thường gặp của cảm biến.

1. Cảm biến áp suất đường ống nạp là gì?

Cảm biến áp suất đường ống nạp [MAP] là loại cảm biến dùng để đo lưu lượng gió gián tiếp được sử dụng ở động cơ đốt trong. Trong quá trình hoạt động, bộ phận này tạo ra một tín hiệu điện áp tỷ lệ thuận với lượng không khí trong cổ hút. Từ đó, ECU [bộ điều khiển trung tâm] sẽ sử dụng thông tin nhận được để điều chỉnh thời gian đánh lửa phù hợp và làm giàu hỗn hợp không khí, nhiên liệu cho động cơ. Hiện nay, cảm biến MAP được chia làm hai loại chính như sau:

  • Cảm biến MAP varistor bán dẫn: Sử dụng hiệu ứng biến áp của chất bán dẫn để biến đổi áp suất thành tín hiệu điện áp tương ứng.
  • Cảm biến MAP điện dung: Mạch đo cảm biến sẽ biến đổi điện dung tương ứng với áp suất thành tín hiệu điện bằng phương pháp dò tần số hoặc dò điện áp.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất đường ống nạp

2.1. Cấu tạo cảm biến áp suất đường ống nạp

Cảm biến áp suất đường ống nạp ô tô có cấu tạo từ một buồng chân không, ngăn cách bởi màng silicon mỏng để duy trì mức độ tiêu chuẩn. Trong buồng được gắn một con chip silicon [IC], một đầu tiếp xúc với áp suất đường ống nạp, đường ống dẫn và lưới lọc. Đầu còn lại tiếp xúc với chân không của buồng kín. Ngoài ra, giắc cắm cũng là một bộ phận cơ bản của cảm biến khí nạp.

Chip silicon được xem là lõi của cảm biến, giữ nhiệm vụ đo áp suất và có khả năng chịu được biến dạng nhờ vào thiết kế tích hợp cầu Wheatstone [là một mạch điện được sử dụng để đo điện trở bằng cách cân bằng hai chân của một mạch cầu] trên màng ngăn. Hiện nay, chúng được chế tạo trực tiếp bởi các nhà sản xuất cảm biến và có khả năng tích hợp cao.

2.2. Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất đường ống nạp

Cảm biến MAP thường được đặt phía trên đường ống nạp, bên cạnh hoặc trên thân bướm ga, cũng có thể là trước turbo. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ như một thiết bị áp suất khí quyển. Trước khi khởi động, động cơ ở trạng thái không có chân không, lúc này tín hiệu truyền đến ECM [bộ điều khiển đánh lửa] nhằm xác định mật độ không khí. 

Khi động cơ hoạt động, áp suất tăng, lượng không khí giảm. Sự chênh lệch này sẽ kích hoạt chip tác động vào buồng kín, gây nên sự thay đổi điện trở đối với điện áp. Lúc này, ECU [bộ điều khiển trung tâm] sẽ tổng hợp tín hiệu từ các cảm biến là MAP, IAT [nhiệt độ khí nạp], ECT [nhiệt độ nước làm mát động cơ] và RPM [tốc độ động cơ] để tính toán mật độ nhằm xác định chính xác khối lượng và đưa ra tỷ lệ tối ưu với nhiên liệu trước khi đưa vào buồng đốt. 

3. Một số dấu hiệu hư hỏng thường gặp của cảm biến áp suất đường ống nạp 

Cảm biến MAP là bộ phận rất nhạy cảm với bụi bẩn. Đặc biệt, hệ thống đường ống nạp dễ bị tắc nghẽn và rò rỉ khi vệ sinh không cẩn thận, ảnh hưởng đến quá trình thay đổi áp suất chân không. Các tác động mạnh trong quá trình xe vận hành cũng có nguy cơ làm hỏng các mối nối, gây ra các hư hại cho cảm biến. Ngoài ra, nếu đầu nối điện để gần động cơ sẽ dễ bị nứt do quá nhiệt. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cảm biến áp suất đường ống nạp hư hỏng:

  • Đèn Check Engine báo sáng: Khi gặp trục trặc, cảm biến MAP sẽ gửi thông tin sai đến bộ điều khiển và không thể cung cấp dữ liệu cho ECM, dẫn đến đèn động cơ bật sáng.
  • Động cơ giảm công suất do hỗn hợp hòa khí loãng: Cảm biến MAP bị hỏng làm cho tỷ lệ không khí, nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn. Đây là nguyên nhân khiến công suất động cơ bị giảm, xe tăng tốc khó hơn và thậm chí là chết máy.
  • Xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn mức bình thường: Khi cảm biến MAP bị trục trặc, tín hiệu gửi về bộ điều khiển sẽ không chính xác. Lúc này, bộ xử lý trung tâm sẽ không tính toán được lượng nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt và thay đổi thời gian đánh lửa. Do đó, động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu cao và hiệu suất vận hành giảm.
  • Lượng khí thải ra nhiều hơn: Khi cảm biến áp suất đường ống nạp gặp vấn đề thì sẽ gửi tín hiệu sai đến PCM [mô-đun điều khiển hệ thống truyền lực], điều này khiến gia tăng lượng khí thải có hại ra môi trường. 
  • Động cơ phát ra tiếng ồn trong lúc hoạt động: Hiện tượng này xảy ra khi cảm biến MAP bị hỏng, nhiên liệu đốt cháy không đúng cách. Cụ thể là không được đánh lửa trong buồng đốt thay vào đó là thực hiện trong ống xả khiến đường dẫn bị quá nhiệt, gây ra các tiếng nổ lớn.
  • Xe gặp sự cố khi khởi động: Động cơ rất nhạy cảm với hỗn hợp nhiên liệu tại thời điểm khởi động máy. Do đó, nếu cảm biến MAP hỏng, tín hiệu gửi đi bị sai cũng có thể khiến xe không nổ máy được.

Đối với ô tô, cảm biến áp suất đường ống nạp giữ vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng không khí đưa vào bên trong động cơ. Tuy nhiên, bộ phận này rất dễ bị hư hỏng do bị tắc, nhiễm bẩn hoặc lỗi mạch. Những hư hỏng của cảm biến MAP về lâu dài sẽ khiến hiệu suất vận hành động cơ giảm, ô tô tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn, thậm chí có thể gây cháy nổ nghiêm trọng. Do đó, việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cũng là một giải pháp giúp phương tiện luôn vận hành bền bỉ và êm ái.

Với những khách hàng đang sở hữu các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil,... có thể đặt lịch bảo dưỡng và mang xe đến các xưởng dịch vụ VinFast trên toàn quốc để được đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng xe đúng cách. 

Ngoài ra, nếu có nhu cầu, quý khách có thể liên hệ đăng ký lái thử miễn phí và đặt cọc xe ngay hôm nay để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm: Chức năng của các loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến áp suất chân không đường ống nạp – MAP – Manifold Absolute Pressure là một cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ, giúp cho động cơ ô tô hoạt động ổn định, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí xả.

Vậy, cảm biến áp suất đường ống nạp [MAP – Manifold Absolute Pressure] hoạt động thế nào, đâu là những thông số chính mà các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô nhất thiết phải quan tâm khi sửa chữa chúng. Hôm nay, hãy cùng trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC tiếp tục tìm hiểu về cảm biến áp suất đường ống nạp trong chuỗi bài viết tìm hiểu về cảm biến trên ô tô của chúng tôi.

Thông tin cảm biến áp suất đường ống nạp

Cảm biến áp suất đường ống nạp [MAP – Manifold Absolute Pressure] trên ô tô được dùng để đo áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp của động cơ. Cảm biến áp suất đường ống nạp được nối với đường áp suất ống nạp sau bướm ga.

Khi động cơ khởi động, cảm biến áp suất đường ống nạp nhận các thông tin áp suất trong đường ống nạp rồi chuyển chúng thành tín hiệu điện áp gửi về ECU để ECU tính toán và hiệu chỉnh thời gian phun cơ bản.

Cảm biến áp suất đường ống nạp được cấu tạo từ một buồng chân không, màng silicon, một con chíp silic [IC], lưới lọc, đường ống dẫn và giắc cắm.

Cảm biến áp suất đường ống nạp [MAP- Manifold Absolute Pressure] có nguyên lý làm việc khá cơ bản. Khi động cơ hoạt động, độ chân không ở sau bướm ga được đưa đến màng silicon. Lúc này, màng silicon sẽ biến dạng và làm thay đổi điện trở của màng silicon.

Sự thay đổi điện trở trên màng silicon được gửi về IC [được tích hợp bên trong cảm biến] và IC sẽ xuất ra 1 tín hiệu điện áp tương ứng gửi về hộp ECU, ECU sẽ dựa vào tín hiệu đó sẽ hiểu được áp suất trong đường nạp là bao nhiêu và từ đó tính toán lượng phun xăng cơ bản.

Nguồn cấp không đổi cho cảm biến là 5V. Áp suất trong buồng chân không trong cảm biến gần như là tuyệt đối và nó không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của khí quyển, khi độ cao thay đổi.

– Khi On chìa khóa điện áp chân Signal: xấp xỉ 3.8V – Khi nổ máy điện áp chân Signal: khoảng 1.6-1.8V

Một số xe sử dụng cảm biến MAP 4 dây là cảm biến MAP được tích hợp cùng cảm biến đo nhiệt độ không khí nạp IAT [Intake Air Temperature].

Cảm biến nhiệt độ không khí nạp [IAT- Intake Air Temperature] đo nhiệt độ khí nạp đi vào động cơ, tín hiệu này giúp ECU hiệu chỉnh sự phun nhiên liệu theo sự thay đổi của nhiệt độ không khí nạp, Khi nhiệt độ không khí nạp thấp [mật độ không khí tăng] ECU sẽ điều khiển hiệu chỉnh tăng lượng phun xăng và tăng góc đánh lửa sớm. Ngược lại, khi nhiệt độ không khí nạp cao [mật độ không khí giảm] ECU sẽ điều khiển hiệu chỉnh giảm lượng phun ra và giảm góc đánh lửa sớm.

– Nằm trên cổ hút ,sau bướm ga. – Có xe được lắp bên ngoài và được nối với ống hơi chân không tới.

– Cấp nguồn 5V, mát cho cảm biến. Kiểm tra điện áp chân Signal xấp xỉ 3.8V khi chưa nổ máy. + Nổ máy đo tín hiệu chân Signal khoảng 1.6- 1.8 V, lên ga đo tín hiệu tại dây signal sẽ thay đổi theo tín hiệu áp suất đường ống nạp [áp suất tăng thì điện áp cảm biến tăng lên, áp suất giảm điện áp cảm biến giảm theo]. + Trường hợp đã tháo cảm biến ra khỏi xe thì dùng cái ống tiêm và một đường ống nối đến đồng hồ đo áp suất chân không và nối với cảm biến . đo tín hiệu điện áp phát ra theo mức độ chân không cấp đến cảm biến và so sánh với 1 bảng thông số của nhà sản xuất.

– Cũng có thể sử dụng máy đọc lỗi vào data list để xem tín hiệu cảm biến khi đạp ga, tín hiệu cảm biến phải thay đổi.

– Ống chân không nối với cảm biến MAP bị tuột/tắc – Hỏng cảm biến MAP. – Tiếp xúc, đầu giắc nối với cảm biến MAP hỏng. – Đứt dây tín hiệu. – Chập mạch tín hiệu của cảm biến MAP. – Mất dây mass hoặc nguồn Vc [5V] cấp cho cảm biến MAP. – Hỏng PCM.

Trên thực tế những xe ô tô đời mới hầu hết là có cả cảm biến MAF [Cảm biến lưu lượng khí nạp – Mass Air Flow Sensor] và cảm biến MAP [Cảm biến áp suất đường ống nạpManifold Absolute Pressure].

Nhưng tùy theo từng hãng mà họ sử dụng MAF hay MAP là tín hiệu chính để tính toán lượng phun xăng cơ bản. Có hãng lại sử dụng MAP là tín hiệu chính để tính toán lượng phun xăng cơ bản nhưng có hãng lại sử dụng cảm biến MAF. [Các bạn nhớ đón xem bài viết về cảm biến lưu lượng khí nạp MAF ở số tiếp theo]

Nhìn vào dữ liệu của cảm biến trên màn hình máy chẩn đoán có thể phân tích được nhiều bệnh liên quan tới áp suất đường ống nạp như hiện tượng bị hở cổ hút, hay hiện tượng hở van EGR.

  • Một số hãng xe, khi đường dây tín hiệu của cảm biến MAP bị hở mạch, ECU sẽ thiết lập mã lỗi cảm biến MAP nhưng xem tín hiệu Data List của cảm biến vẫn thấy có sự thay đổi, lúc này ECU sẽ sử dụng tín hiệu độ mở bướm ga và tín hiệu tốc độ động cơ để tính toán đưa ra tin hiệu cảm biến áp suất đường ống nạp để chạy dự phòng.
  • Cảm biến MAP trên động cơ Diesel còn có tên gọi khác là “Booster Pressure Sensor”, nó được sử dụng để đo áp suất đường ống nạp, tín hiệu của nó gửi về ECU cũng được sử dụng để giám sát sự hoạt động của Turbo tăng áp, nếu Turbo tăng áp hư hỏng không đủ áp lực ECU cũng có thể thiết lập mã lỗi. Kỹ thuật viên cũng có thể phân tích tín hiệu của cảm biến này để kiểm tra Turbo tăng áp.

Trường dạy nghề sửa chữa điện ô tô – trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC chúc các bạn có những bài học bổ ích tại đây. Mời các bạn đón xem tổng hợp các bài viết về cả biến trên xe ô tô tại đường dẫn dưới:

>>> Tổng hợp các bài viết về cảm biến trên ô tô của VATC

Mọi ý kiến và đóng góp xin vui lòng gửi về

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: 0945.71.17.17 Email: [email protected]

Video liên quan

Chủ Đề