Màu Báo cáo Thực hành hóa học 12 Bài 39

1.1. Mục đích thí nghiệm

– Nắm được một số kỹ năng thí nghiệm cơ bản

– Nắm vững các thao tác thí nghiệm điều chế FeCl2, Fe[OH]3

– Nghiên cứu tính oxi hóa của K2Cr2O7

– Nghiên cứu khả năng phản ứng của Cu và H2SO4 đặc, nóng

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

– Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

– Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

– Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

– Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

– Không nếm hoặc ngửi trực tiếp  hoá chất.

– Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

1.3. Cơ sở lý thuyết

a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe[OH]2

FeCl2 + 2NaOH → Fe[OH]2↓ + 2NaCl

                            Trắng xanh

c. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của K2Cr2O7

6FeSO4+K2Cr2O7+7H2SO4 → 3Fe2[SO4]3+K2SO4 +Cr2[SO4]3 +7H2O

d. Thí nghiệm 4: Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑+ 2H2O

1.4. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất

a. Dụng cụ thí nghiệm

– Ống nghiệm, pipet

– Kẹp gỗ, đèn cồn

b. Hóa chất

– Đinh sắt,

– Dung dịch HCl, dung dịch NaOH

– Dung dịch H2SO4, dung dịch K2Cr2O7

– Cu mảnh, dung dcihj H2SO4 đặc nóng

1.5. Các bước tiến hành thí nghiệm

a. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

+ Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

+ Rót vào đó 3-4ml dd HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

b. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe[OH]2.

– Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

+ Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

+ Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

c. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

– Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

– Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

– Lắc ống nghiệm, quan sát.

d. Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

– Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

– Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

2. Báo cáo thực hành

– Hiện tượng: Phản ứng xảy ra bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

– Giải thích: Do xảy ra phản ứng  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑. Khí không màu thoát ra là khí Hidro.

– Lưu ý: 

+ Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng do một phần Fe2+ bị oxi hoá trong không khí thành Fe3+

+ Cách bảo quản muối sắt[II] không bị oxi hoá là cho vào dung dịch muối sắt[II] một ít bột sắt: Fe +  2Fe3+  →  3Fe2+

– Hiện tượng: Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.

– Giải thích: 

Muối sắt[II] phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe[OH]2. Sau 1 thời gian Fe[OH]2 bị oxi hóa thành Fe[OH]3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe[OH]2 và Fe[OH]3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe[OH]3 khi đã oxi hóa hết Fe[OH]2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe[OH]2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]2↓ đỏ nâu

– Hiện tượng: Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm, đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng nhạt

– Giải thích:  

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2[SO4]3 + K2SO4 + Cr2[SO4]3 + 7H2O

– Hiện tượng: 

+ Bọt khí không màu thoát ra không màu, có mùi hắc

+ Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần sang màu xanh. 

+ Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa xanh 

– Giải thích: 

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 [mùi hắc] và dd Cu2+ màu xanh.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu[OH]2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ [mùi hắc] + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O [phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm]

3. Luyện tập

Câu 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm. Rót vào ống nghiệm 3-5 ml dung dịch HC1 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy:

a]

A. Chất khí không màu sủi lên từ đinh sắt.

B. Chất khí đỏ nâu sủi lên từ bề mặt dung dịch,

C. Chất khí không màu sùi lên từ bề mặt dung dịch.

D. Chất khí đỏ nâu sủi lên từ đinh sắt.

b]

A. Dung dịch ngà màu xanh nhạt.

B. Dung dịch ngả màu đỏ nâu.

C. Dung dịch gần như không đổi màu.

D. Dung dịch ngả màu vàng chanh.

Câu 2: Đun sôi 4 – 6 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm. Rót nhanh dung dịch FeCl2 mới điều chế vào dung dịch NaOH.

a] Quan sát hiện tượng ta thấy xuất hiện kết tủa có màu

A. Xanh thẫm.    

B. Đỏ nâu    

C. Trắng hơi xanh.    

D. Vàng nhạt.

b] Để kết tủa đến cuối buổi thí nghiệm ta thấy xuất hiện kết tủa có màu

A. Xanh thẫm.    

B. Đỏ nâu.    

C. Trắng hơi xanh.   

D. Vàng nhạt.

Câu 3: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dung dịch H2SO4 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy:

A. Chất khí không màu, dung dịch không màu.

B. Chất khí đỏ nâu, dung dịch màu vàng.

C. Chất khí không màu, dung dịch màu xanh nhạt.

D. Chất khí đỏ nâu, dung dịch màu xanh thẫm.

Câu 4: Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 mới điều chế, lắc ống nghiệm, ta thấy:

A. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

B. Dung dịch chuyển từ mầu da cam sang màu vàng nhạt.

C. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt.

D. Dung dịch chuyến từ màu trắng xanh sang màu da cam.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm vững các nội dung sau đây:

  • Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom  
  • Nắm được các thao tác thực hành thí nghiệm cơ bản

4. Luyện tập Bài 39 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom  

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 39 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 39.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

5. Hỏi đáp về Bài 39 Chương 7 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bài thực hành hóa 12 bài 39 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị soạn bài 39 hóa 12 cũng như biết cách trả lời các câu hỏi trong phần thực hành. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Mời các bạn tham khảo một số đề thi học kì 2 hóa 12 năm 2021 tại:

  • Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm học 2020 – 2021
  • Đề thi học kì 2 hóa 12 năm học 2020 – 2021 Đề 1

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………….

Lớp        : ………………………………………………………………………………………..

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,…

Hóa chất: đinh sắt đã đánh thật sạch, vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3

Cách tiến hành:

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm.

Rót vào ống nghiệm này 3 – 4ml dung dịch HCl.

Đun nóng nhẹ thất rõ bọt khí sủi lên.

Hiện tượng – giải thích:

Ta thấy dung dịch ban đầu là dung dịch trong suốt,

Khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt

Sau một thời gian thấy dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ. Màu nâu đỏ là của muối sắt [III]

Phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, công tơ hút dài…

Hóa chất: dung dịch FeCl2, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Lấy dung dịch FeCl2 vừa đều chế được ở thí nghiệm 1cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau đây:

Đun sôi 4 – 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH.

Quan sát màu của kết tủa vừa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối thí nghiệm để quan sát tiếp.

Hiện tượng – giải thích:

Khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl2, ta thấy kết tủa có màu trắng xanh, sau một thời gian ta thấy kết tủa chuyền dần sang màu nâu.

Giải thích: Muối sắt [II] phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe[OH]2. Sau một thời gian Fe[OH]2 bị oxi hóa thành Fe[OH]3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe[OH]2 và Fe[OH]3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe[OH]3 khi đã oxi hóa hết Fe[OH]2

Phương trình hóa học: 

FeCl2 + 2NaOH → Fe[OH]2↓ + 2NaCl

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]3

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…

Hóa chất: dung dịch FeSO4, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch K2Cr2O7,

Cách tiến hành:

Điều chế dung dịch FeSO4 bằng cách cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm.

Hiện tượng – giải thích:

Khi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 ta thấy dung dịch chuyển dần sang màu nâu đỏ, do trong môi trường axit có chất oxi hóa K2Cr2O7, Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.

Phương trình hóa học

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2[SO4]3 + K2SO4 + Cr2[SO4]3 + 7H2O

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ,..

Hóa chất: dung dịch H2SO4 đặc, mảnh đồng, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Cho 1- 2 mảng đồng vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được.

Hiện tượng – giải thích:

Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh Cu2+.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Cu[OH]2 đồng thời phản ứng chậm lại [do nồng độ H2SO4 giảm]

Phương trình hóa học 

Cu + 2H2SO4đặc

CuSO4 + SO2 + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu[OH]2 + Na2SO4

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

[Phản ứng làm giảm nồng độ axit → làm phản ứng xảy ra chậm

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 12 bài 39. Nội dung bài thực hành hóa học 12 Bài 39 hóa 12 Thực hành tính chất hóa học sắt đồng và những hợp chất của sắt crom gồm 4 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe[OH]2

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O­7

Thí nghiệm 4. Phản ứng của đồng với H2SO4 đặc nóng

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

……………………………………

Trên đây Tip.edu.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài thực hành hóa 12 bài 39. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan

Chủ Đề