Mẹo chữa bệnh ổ gà

Phạm Hồng Thái []

Mụn nhọt là nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Nhọt thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Kích thước của nhọt từ 1-2cm. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng. Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Nhọt lúc đầu cứng, dần dần mềm rồi nhọt vỡ hoặc dò mủ và  có thể để lại sẹo. Mủ vàng đặc, có thể nhìn thấy ngòi mủ bám vào nang lông. Thông thường bệnh nhân chỉ bị 1-2 nhọt nhưng có khi người bệnh bị rất nhiều nhọt. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng, thường gọi là đinh râu. Có trường hợp nhọt tập trung thành cụm nhiều nhọt và thường hay ở sau lưng nên gọi là hậu bối. Ngoài ra, còn nhọt ổ gà là những nhọt xuất hiện ở nách... Khi bị nhọt nếu chỉ có 1-2 nhọt thì có thể người bệnh không bị sốt. Nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối thì người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi... Đặc biệt, nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng thì cần phải theo dõi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

Cách xử trí: Khi nhọt mới xuất hiện có thể bôi dung dịch betadine nhiều lần, sử dụng các thuốc sát khuẩn khác như chlorhexidine, clindamycin, milian, castellani, các mỡ kháng sinh bôi. Trường hợp nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng cần sử dụng kháng sinh toàn thân và chích nhọt khi đã “chín” tại cơ sở y tế.


BS. Vũ Hồng Ngọc

Mới đầu, viêm nang lông chỉ là những mụn sần nhỏ vô hại quanh lỗ chân lông. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, để viêm nang lông biến chứng thành nhọt, cụm nhọt, mụn đinh, ổ gà,... sẽ gây đau đớn và nhiều phiền toái cho người bệnh.

Đối với những trường hợp mắc viêm nang lông do cầu khuẩn, khi bệnh nặng, độc tố của cầu khuẩn tiết ra quá cao, sẽ khiến cho toàn bộ nang lông bị viêm, đồng thời lan cả sang các tổ chức mô xung quanh. Lúc này, sẽ hình thành các mụn chứa bọc mủ to, đỏ tấy và đau nhức. Nếu viêm quá nặng, đinh nhọt to, bệnh nhân có thể bị sốt. 

Viêm nang lông bị hoại tử, xác bạch cầu và tế bào chết bị giữ lại trong lỗ chân lông tạo thành "ngòi". Sau khoảng 10 ngày thì các mụn đinh nhọt mềm, vỡ, có thể nặn "ngòi" ra. Vết thương sẽ dần khô sẹo.

Viêm nang lông có thể biến chứng thành đinh nhọt. [Ảnh: Internet]

Điều trị đinh nhọt do viêm nang lông biến chứng cần hết sức thận trọng, bởi lúc này viêm đã lan sâu vào trong, nếu không cẩn thận, có thể gây nhiễm trùng huyết. Khi mụn mới sưng cứng thì chỉ nên chấm cồn I ốt 3-5% hoặc bôi bôi kem có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm như ichthynol để tránh viêm lan rộng. 

Không nên chích nặn nhọt sớm, mà nên để mụn tự vỡ. Sau khi mụn vỡ thì nặn hết mủ và ngòi ra, chấm thuốc sát trùng và bôi thuốc mỡ kháng sinh cho da nhanh lành, giảm nguy cơ nhọt để lại sẹo. 

Hàng ngày thay rửa bằng các dung dịch sát khuẩn như Nitrat bạc 1%, Rivanol 1%, betadin pha loãng cho đến khi nào vết nhọt khô se và lành lại. Nếu tình trạng viêm quá nặng thì có thể tiêm hoặc uống thêm thuốc kháng sinh.

2. Viêm nang lông biến chứng thành cụm nhọt

Đây là tình trạng vùng da bị viêm nang lông biến thành một cụm đinh nhọt có chứa nhiều mù và nhiều ngòi. Đây là biến chứng thường gặp của viêm nang lông do tụ cầu vàng gây ra. Độc tính của vi khuẩn tụ cầu vàng khiến cho viêm nhiễm lan rộng đến chân bì và hạ bì, làm hoại tử phần mềm tổ chức cả một vùng da. 

Rất dễ nhận biết tình trạng viêm nang lông biến chứng thành cụm nhọt. Vùng da sẽ hình thành các đám mụn tấy đỏ, sưng nề, mụn có nhiều mủ nhiều ngòi, đỏ tím. Cụm nhọt thường có kích thước từ 5 - 20cm. Đặc biệt, viêm nang lông biến chứng thành cụm nhọt thường làm tổn thương da rất sâu, khiến da lõm xuống khoảng 0,5 - 1cm, khiến cho bề mặt da lỗ chỗ như tổ ong. Khi nhọt lành thì các mô da bị xơ hóa tạo thành sẹo.

Để điều trị viêm nang lông biến chứng thành cụm nhọt thường phải sử dụng đến kháng sinh liều cao. Vệ sinh cụm nhọt hàng ngày bằng các dung dịch có tính sát khuẩn. Tránh việc chích và nặn mủ sớm, khiến vùng da bị nhiễm khuẩn lan rộng.

3. Viêm nang lông biến chứng thành nhọt ổ gà

Nhọt ổ gà là tình trạng da viêm nang lông biến chứng kèm theo viêm tuyến mồ hôi hoặc viêm tuyến bã nhờn, tạo nên các ổ mủ sâu, ảnh hưởng tới cả vùng chân bì và hạ bì. Ban đầu, các mụn viêm nang lông nổi thành cục cứng, chúng có thể mọc rải rác hoặc mọc thành cụm. Các u mủ mềm dần rồi vỡ ra, thường để lại sẹo. Nhọt ổ gà là biến chứng thường gặp của viêm nang lông vùng nách.

Viêm nang lông cũng có thể biến chứng thành mụn ổ gà. [Ảnh: Internet]

Nhọt ổ gà thường tạo các thương tổn nối thông nhau nên dễ tạo thành vùng sẹo lớn và sâu, vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Viêm nang lông biến chứng thành nhọt ổ gà thường tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, hay tái phát, nhất là vào mùa hè.

Bệnh nhân cần phải bôi các thuốc kháng sinh và thuốc mỡ lên vùng nhọt ổ gà hàng ngày để phòng ngừa viêm lan rộng. Nếu cần thì có thể tiêm kháng sinh hoặc phẫu thuật chích nặn các ổ viêm xơ hóa. Không nên tùy tiện sử dụng các phương pháp đắp thuốc, đắp lá dân gian, dễ làm viêm nhiễm nặng hơn.

Những sai lầm trong điều trị viêm nang lông khiến bệnh nghiêm trọng hơn

Nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Khi mới xuất hiện, nhọt thường chỉ là một nốt nhỏ trên da sau đó sưng viêm đỏ và lan rộng, thậm chí có thể bị sưng tấy và lớn dần sau vài ngày, gây đau đớn và khó chịu. Chỉ với một cái nhọt cũng có thể gây đau, kèm theo tình trạng viêm và sốt.

Nếu phát hiện những dấu hiệu sớm khi bị lên nhọt, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Có rất nhiều thành phần đa dạng giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu, đau đớn và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.Dưới đây là các biện pháp khắc phục tại nhà rất hiệu quả để chữa nhọt và u nang trên mặt, lưng hay chân.

Triệu chứng của nhọt

Nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng, nổi mụn cứng lớn và có mủ trắng ở trung tâm. Khi mới xuất hiện, mụn nhọt chỉ là nốt sưng đỏ trên da, sau đó phát triển lớn dần và tạo mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như đầu, ngực, lưng, mặt, nách, mông và bẹn, những nơi có nhiều khả năng đổ mồ hôi và ma sát.

Phụ thuộc vào các điều kiện da khác nhau và một số yếu tố dinh dưỡng trong cơ thể mỗi người mà nhọt xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo chung của nhọt và u nang:

Nhọt lớn dầnBạch huyết tăng lênNhọt phát triển với một nốt đỏ trên daNhọt hay u nang có đầy mủ trắngNhọt và u nang gây ngứaDa ở vùng bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác đau đớn và cứngNhọt xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trungBạn có thể điều trị nhọt tại nhà nhờ một số phương pháp dân gian đơn giảnNhững dấu hiệu cảnh báo có thể đi kèm với một số triệu chứng như sau:Sốt cao [đặc biệt ở trẻ em]Những nốt đỏ trên daNhọt không giảm sưng sau vài ngàyĐau đớn dữ dộiSưng tấyBệnh tiểu đườngThay đổi khẩu vịRối loạn tim

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Nhọt thường được gây ra bởi những vi khuẩn có hại thông qua các vết thương nhỏ, nang lông trên da hay các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Các nguyên nhân khác của tình trạng mụn nhọt là:Hệ thống miễn dịch kémVệ sinh kémNghiện rượuBệnh tiểu đườngMặc quần áo chậtThiếu dinh dưỡngTiếp xúc với hóa chất độc hạiHóa trị

Các phương pháp điều trị nhọt

1. Đắp bánh mỳĐắp bánh mỳ là biện pháp khắc phục nhọt và u nang tại nhà, rất đơn giản và hiệu quả.Đầu tiên, hãy dành một miếng bánh mì để ngâm vào nước hoặc sữa ấm, sau đó đắp bánh mỳ vào khu vực bị ảnh hưởng trong vài phútCách này có thể giúp giảm tình trạng viêm da và chữa lành nhọt nhanh chóng. Làm điều này hai lần một ngày cho đến khi nhọt của bạn được chữa khỏi.

2. Bột nghệ

Sử dụng bột nghệ là phương pháp hoàn toàn tự nhiên có tác dụng chống viêm; hiệu quả trong việc điều trị mụn, nhọt và chăm sóc da rất tốt, tránh để lại sẹo và vết thâm.Đầu tiên, khuấy 1 thìa bột nghệ vào nửa cốc sữa hoặc nước ấm. Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày trong 4-5 ngàyNgoài ra, bạn có thể:Tạo một miếng dán dày bằng cách trộn bột nghệ và gừng tươi với một lượng bằng nhau. Sau đó, đắp hỗn hợp này vào khu vực bị sưng viêm. Tiếp theo, quấn một miếng vải mềm và sạch xung quanh.3. Thịt lợn xông khóiBạn cũng có thể thử thịt xông khói để điều trị nhọt nhanh chóng. Dưới đây là các bước chi tiết.Hãy dành một chút thịt xông khói hoặc thịt lợn muối. Sử dụng một miếng vải sạch và mềm mại để bao phủ. Sau đó, đặt miếng vải này trực tiếp trên các khu vực bị ảnh hưởng.Cách điều trị này có vẻ lạ, nhưng nếu thực hiện nhiều lần trong ngày, mủ từ cái nhọt sẽ thoát ra nhanh chóng và đem lại hiệu quả bất ngờ.

4. Tỏi

Để khắc phục tốt nhất cho nhọt và u nang ở mặt, lưng hay chân, hãy sử dụng tỏi. Gia vị này có thể điều trị nhọt theo nhiều cách khác nhau.Làm một miếng dán dày khoảng 2-3 tép tỏi, sau đó dán tại khu vực bị ảnh hưởngĐun nóng 1 tép tỏi và đặt nó vào khu vực bị ảnh hưởng trong ít nhất 10 phút và thực hiện một vài lần mỗi ngàyĂn 2-3 tép tỏi sống hàng ngày sẽ tạo ra kết quả tốt như hai phương pháp điều trị trên.5. Tinh dầu tràTinh dầu trà xanh có chứa đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn và kháng nấm. Việc sử dụng thường xuyên của các loại dầu này có thể tăng tốc độ quá trình chữa bệnh và giảm đau và khó chịu gây ra bởi nhọt.Đầu tiên, lấy một miếng bông và nhỏ vài giọt dầu cây tràTiếp theo, đắp nó trực tiếp lên các khu vực bị ảnh hưởngLàm điều này 5-6 lần mỗi ngày trong một vài ngày cho đến khi cái nhọt của bạn hoàn toàn biến mấtLưu ý: Không ăn tinh dầu trà6. Bột ngôBột ngô là một chất hấp thụ tự nhiên cho làn da của bạn khi bị nhiễm trùng.Đầu tiên, đun sôi nửa cốc nướcTiếp theo, thêm bột ngô để có một miếng dán dày Sau đó, đắp hỗn hợp này vào vùng bị ảnh hưởngChe lại bằng một miếng vải sạch và mềm mạiLàm điều này một vài lần mỗi ngày cho đến khi cái nhọt của bạn trở nên mềm mại và da không còn bị nhiễm trùng.7. Dầu thầu dầuBạn cũng có thể sử dụng dầu thầu dầu như một chất khử trùng và trị bệnh cho làn da của bạn.Đầu tiên, lấy một miếng bông và nhỏ vài giọt tinh dầu thầu dầu. Tiếp theo, nhẹ nhàng đắp các miếng bông vào khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này có thể giúp hút chất độc ra khỏi cái nhọt một cách hiệu quả

Đây là 7 phương pháp chữa trị hiệu quả nhọt và u nang trên mặt, lưng hoặc chân. Hy vọng rằng bạn có thể sử dụng các phương pháp trên để điều trị nhọt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nguồn SKĐS 

Video liên quan

Chủ Đề