Mức ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay được quy định như thế nào

Là một phân ngành quan trọng của du lịch, lữ hành bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch và tổ chức, cá nhân gián tiếp cung ứng các dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan… Ngành lữ hành bao gồm lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Tiền ký quỹ là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Bài viết cung cấp thông tin về tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế năm 2022.

Tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế 2020

  • Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
  • Tiền ký quỹ trong kinh doanh là số tiền Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khi có ý định thành lập đối với những ngành nghề pháp luật quy định về số tiền ký quỹ. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng tiền ký quỹ này trên thực tế.
  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại; ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập; hoạt động tại Việt Nam; được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng.
  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng;
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng;
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.
  • Trong trường hợp khách du lịch bị chết; bị tai nạn; rủi ro, bị xâm hại tính mạng; cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời; doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
  • Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp; cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét; đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ; doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ.
  • Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện; ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý.
  • Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
  • Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Ngoài tiền ký quỹ các doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ; số hướng dẫn viên lữ hành quốc tế,… để có thể được pháp kinh doanh lĩnh vực này. Cụ thể:

  • Mức vốn điều lệ trên 250.000.000 đồng khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.
  • Mức vốn điều lệ trên 500.000.000 đồng khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.
  • Công ty phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.
  • Cam kết chỉ kinh doanh các ngành nghề có điều kiện khi đáp ứng quy định pháp luật.
  • Công ty có vốn nước ngoài chỉ được thành lập theo hình thức liên doanh đối với ngành nghề lữ hành.
  • Theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh là “kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam”.
  • Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
    • Quản lý hoạt động lữ hành;
    • Hướng dẫn du lịch;
    • Quảng bá, xúc tiến du lịch;
    • Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
    • Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.

  • Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hưỡng dẫn viên du lịch quốc tế.
  • Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
  • Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
    • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
    • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
    • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
  • Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
    • Quản lý hoạt động lữ hành;
    • Hướng dẫn du lịch;
    • Quảng bá, xúc tiến du lịch;
    • Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
    • Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.

  • Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hưỡng dẫn viên du lịch quốc tế.
  • Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

>> Xem thêm:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 2022 của ACC.

  • Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
  • Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
  • Người điều hành có thời gian ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
    • Quản lý hoạt động lữ hành;
    • Hướng dẫn du lịch;
    • Quảng bá, xúc tiến du lịch;
    • Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
    • Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

>> Xem thêm:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2022 của ACC.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; Doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.

  • ACC là tổ chức chuyên về thành lập công ty nói chung và công ty du lịch nói riêng. Với đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, luôn mang đến cho khách hàng sự án tâm và chất lương về kết quả làm ra.
  • Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp; ACC sẽ thỏa thuận chi phí qua điện thoại để khách hàng quyết định thực hiện hay không. Chi phí ACC cung cấp là chi phí trọn gói, không phát sinh.
  • Những vẫn đề trước khi thành lập công ty du lịch như đặt tên công ty, xác định vốn điều lệ, người đại diện theo phép luật, …. ACC sẽ tư vấn kỹ lưỡng và giúp khách hành chọn được những nội dung theo như mong muốn.

Giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành mới theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP như sau:

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng [mức cũ là 100 triệu đồng].

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a] Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng [mức cũ là 250 triệu đồng];

b] Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng [mức cũ là 500 triệu đồng];

c] Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng [mức cũ là 500 triệu đồng].

Chính phủ giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

Hoàn trả tiền chênh lệch ký quỹ cho doanh nghiệp

Giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là biện pháp hỗ trợ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành còn hoạt động cũng như các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào lĩnh vực lữ hành.

Ngân hàng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đã cấp cho doanh nghiệp, cấp mới Giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo mức ký quỹ nêu trên và hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Nghị định 94/2021/NĐ-CP cho doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định 94/2021/NĐ-CP có hiệu lực [28/10/2021].

Gửi danh sách, thông tin doanh nghiệp đã tiến hành đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Nghị định cũng nêu rõ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm như sau:

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP có thể đổi Giấy chứng nhận theo mức quy định tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi.

Từ ngày 1/1/2024, doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức ký quỹ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi.

Nghị định 94/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành [28/10/2021]. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Điều 1 Nghị định này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2023.

Thanh Quang


Video liên quan

Chủ Đề