Muốn biết tính chất của một chất cần biết Công thức

08:28:2704/07/2021

Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với chất, hiểu về chất có ở đâu và chất có những tính chất gì? hỗn hợp là gì? chất tinh khiết là gì? cách tách chất ra khỏi hỗn hợp?

• Bài tập về chất, phân biệt chất và vật thể, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

- Vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá,... ; các vật thể tự nhiên này có các chất khác nhau.

* Ví dụ: Khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,... ; trong thân cây mía gồm các chất như đường saccarozo, nước, xenlulozo,... ; trong nước biển có chất muối ăn natri clorua,...; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

- Vật thể nhân tạo như nhà ở, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển [ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy,...], công cụ sản xuất,... được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

* Ví dụ: Nhôm, chất dẻo, thủy tinh,... là chất; gỗ gồm thành phần chính là xenlulozơ; thép gồm có sắt và một số chất khác,...

2. Chất có ở đâu?

Như vậy chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất:

- Chất có trong tự nhiên như: đường, xenlulozo,...

- Chất do con người điều chế được như: chất dẻo, cao su,...

II. Tính chất của chất

1. Mỗi chất có tính chất nhất định

+ Mỗi chất có tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau:

- Tính chất vật lí của chất là: Trạng thái [rắn, lỏng, khí], màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,... các tính chất hóa học của chất là: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,...

+ Các cách nhận biết tính chất của chất:

 - Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

 - Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

 - Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,...

2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

- Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

- Biết cách sử dụng chất

- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

III. Chất tinh khiết

+ Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, ví dụ: nước biển, nước muối, nước khoáng, nước sông, nước suối, nước ao, hồ, giếng,...

+ Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác, ví dụ như nước cất

+ Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Trên đây là nội dung lý thuyết hóa 8 bài 2: Chất qua nội dung bài này các em có thể giải đáp được các thắc mắc về chất như: Chất là gì? chất có từ đâu và tính chất của chất. Các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

1- Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất [tinh khiết] có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

2- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.

3- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

16:28:3521/01/2019

Bài viết dưới đây sẽ hệ thống kiến thức cần nhớ về cách tính theo công thức hoá học để các em có thể nắm vững các dạng bài tập hoá học 8 liên quan đến chủ đề này.

I. Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất

- Từ công thức hoá học [CTHH] đã cho AxBy ta dễ dàng tính được %A,%B theo công thức sau:

%

.100%

%

.100%

- Trong đó: MA, MB và MAxBy lần lượt là khối lượng mol của A, B và AxBy.

* Lưu ý: Công thức trên có thể mở rộng cho các hợp chất có 3, 4,.. nguyên tố.

* Ví dụ 1: Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố sắt có trong sắt [III] oxit Fe2O3

 Hướng dẫn: Ta có: Fe = 56  MFe = 56 [g].

Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160  MFe2O3 = 160g.

%mFe =

.100%= 70%

⇒ Từ trên có thể tính % khối lượng của Oxi có trong Fe2O3 là: 100% - 70% = 30%

* Ví dụ 2: Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong vôi tôi Ca[OH]2

 Hướng dẫn: Ta có Ca = 40, O = 16, H = 1; trong 1 mol Ca[OH]2 có 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O, 2 nguyên tử H. MCa[OH]2 = 40 + 2.16 + 2.1 = 74

 Thành phần % của các nguyên tử có trong hợp chất là:

 %mCa =

.100% = 54,05%

 %mO = 

.100% = 43,25%

 %mH = 

.100% = 2,70

 hoặc %mH = 100% - %mCa - %mO = 100% - 54,05% - 43,25% = 2,7%

II. Tính tỉ số khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

- Từ công thức hoá học đã cho AxBy ta có thể lập được tỉ số khối lượng của các nguyên tố:

mA : mB = x.MA : y.MB

* Ví dụ 1: Xác định tỉ số khối lượng của các nguyên tố cacbon và hidro trong khí metan CH4

 Hướng dẫn: Ta có: C = 12, H = 1;

 trong 1 mol CH4 có 1 nguyên tử C, 4 nguyên tử H

 mC : mH = 1.12 : 4.1 = 12 : 4 = 3 : 1

Lưu ý: Nếu đã biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố thì lập tỉ số theo tỉ lệ thành phần % này, ví dụ, theo như Fe2O3 ở trên ta đã tính được %mFe = 70% và %mO = 30% khi đó mFe : mO = 7:3.

* Ví dụ 2: Xác định tỉ số khối lượng của các nguyên tố lưu huỳnh và oxi trong đồng sunfat CuSO4

 Hướng dẫn: Ta có Cu = 64, S = 32, O = 16; trong 1 mol CuSO4 có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

 mS : mO = 1.32 : 4.16 = 32 : 64 = 1 : 2

III. Tính khối lượng của nguyên tố có trong một lượng chất đã biết

- Nếu có m là khối lượng của một hợp chất đã biết CTHH là AxBy ta có thể tính mA là khối lượng của nguyên tố A theo công thức sau:

* Ví dụ 1: Tính khối lượng của nguyên tố oxi có trong 8 [g] muối đồng sunfat CuSO4

 Hướng dẫn: Ta có: CuSO4 = 64 + 32 + 64 = 160 ⇒ MCuSO4 = 160g

 

* Ví dụ 2: Tính khối lượng của nguyên tố N có trong 0,2 mol muối kali nitrat KNO3

 Hướng dẫn: Ta có: KNO3 = 39 + 14 + 3.16 = 101 ⇒ MKNO3 = 101g ⇒ mKNO3 = 101.0,2 = 20,2 g

Lưu ý: Khi biết thành phần % về khối lượng của nguyên tố thì ta tính theo giá trị % này, nhân nó với khối lượng cho biết của chất, ví dụ, tính khối lượng sắt có trong 5kg sắt [III] oxit, biết thành phần % về khối lượng của sắt là 70% : mFe = 0,7.5 = 3,5 [kg]

IV. Cách xác định công thức hoá học của hợp chất

1. Khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố và phân tử khối

- Cho biết %A, %B ta cần tìm các chỉ số x, y

* Ví dụ: Xác định CTHH của một oxit biết phân tử khối của oxit bằng 160 và thành phần % về khối lượng của nguyên tố sắt là 70%

 Hướng dẫn: Ta gọi CTHH của oxit cần tìm là FexOy

- Để tính các chỉ số x, y ta lập tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố và hợp chất:

 và 

Suy ra: 

⇒ CTHH của oxit là : Fe2O3

* Lưu ý: Khi không biết phân tử khối của chất, giả sử không biết số trị 160 trong ví dụ trên, ta tìm tỉ lệ giữa các chỉ số x, y [số nguyên]. Muốn vậy, ta viết x thay vào chỗ số trị 160 trong các phép tính trên, rồi lấy x chia cho y ta được:

Vậy công thức là Fe2O3

- Cho biết tỉ số mA : mB = a : b. Cần tìm các chỉ số x, y.

* Ví dụ: Xác định CTHH một oxit của nitơ, biết phân tử khối bằng 46 và tỉ số khối lượng mN : mO = 3,5 : 8

Hướng dẫn: Ta gọi công thức hóa học cần tìm có dạng NxOy

- Ta có: x . 14 + y . 16 = 46      [1]

- Lập tỉ số khối lượng:  mN : mO = x . 14 : y . 16 = 3,5 : 8

Rút ra tỉ lệ: x : y = [3,5/14]:[8/16] = 0,25 : 0,5 = 1:2

Suy ra: 2x = y, thay vào [1] và giải ta được: x = 1 và y = 2

⇒ Công thức hóa học của oxit là NO2

- Hoặc giải theo cách sau:

Từ tỉ lệ 1 : 2 có thể viết công thức ở dạng [NO2]n. 

Phân tử khối của oxit là 46, tức n[14 + 2.16] = 46. Suy ra n = 1

Do đó x = n = 1 và y = 2n = 2. CTHH là NO2

3. Trong bài toán có thể cho dữ kiện để tìm phân tử khối

- Ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể để các em hiểu rõ cách tính

 Ví dụ:  Biết axit HxSyOz có %S = 32,65% và y = 1. Tính phân tử khối của axit.

* Hướng dẫn:

 Ta có %S = 

.100%

 ⇒ 

Vậy phân tử khối của axit HxSyOz là 98

 Ví dụ 2: Biết 1 lít khí axetilen [khí đất đèn] nặng 1,16g. Tính phân tử khối của khí axetilen

* Hướng dẫn: Ta có: V = n.22,4 ⇒ n=V/22,4

mặt khác, ta có: M = m/n

Theo bài ra ta có: m = 1,16g, V = 1 lít

Vậy suy ra khối lượng mol của khí axetilen bằng M = 1,16.22,4 = 26 [g].

V. Bài tập về cách tính theo công thức hóa học

Bài 2 trang 71 sgk hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau

a] Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5g có thành phần các nguyên tố 60,68% Cl và còn lại là Na.

b] Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g, thành phần 43,4% Na 11,3% C và 45,3% O.

Lời giải bài 2 trang 71 sgk hóa 8:

a] Ta có: %Cl = 60,68%

 ⇒ mCl =

 ⇒ nCl = 

 ⇒ mNa = 58,5 - 35,5 = 23

 nNa = 

Vậy trong 1 phân tử hợp chất A có : 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl.

⇒ CTHH của  A là: NaCl

b] Tương tự: Ta tính được mNa = 46 [g]; mC = 12 [g]; mO = 48 [g]

⇒ nNa = 2 [mol]; nC = 1 [mol]; nO = 3 [mol]

Vậy trong 1 phân tử hợp chất A có : 2 nguyên tử Na,1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.

⇒ CTHH của  A là: Na2CO3

Bài 4 trang 71 sgk hóa 8: Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.

Lời giải bài 4 trang 71 sgk hóa 8:

Ta có: mCu = 80.80/100 = 64g

 ⇒ nCu = 64/64 = 1 mol nguyên tử Cu.

 Lại có: mO = 20.80/100 = 16.

 ⇒ nO = 16/16 = 1 mol nguyên tử O.

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

⇒ Công thức của oxit đồng màu đen là CuO.

Bài 5 trang 71 sgk hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của khí A.

- Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.

- Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.

Lời giải bài 5 trang 71 sgk hóa 8:

- Khối lượng mol của khí A : dA/H2 = 17 ⇒ MA = 17.2 = 34 [g]

- Theo bài ra ta có khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

⇒ mH =[34.5,88]/100 = 2 [g]

⇒ mS = 34 – 2 = 32 [g]

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A là: nH = 2/1 = 2[mol]; nS = 32/32 = 1 [mol]

Vậy trong 1 mol phân tử chất A có : 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S

⇒ CTHH của khí A là H2S

Hy vọng với phần hệ thống lại cách tính theo công thức hóa học với các dạng toán ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, và chia sẻ nếu thấy bài viết hay. Chúc các em học tốt!

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề