Nam cực ở đâu

Nam Cực là lục địa phủ băng bao quanh Nam Cực và chính nó được bao quanh bởi Nam Đại Dương. Đây là khối đất liền lớn thứ năm trên hành tinh.

Vì Bán đảo Nam Cực là khu vực tự hào có nhiệt độ trung bình cao nhất trên lục địa, vẫn còn dưới mức đóng băng một chút, nên phần lớn diện tích đất liền vẫn chưa ổn định ngoại trừ các trạm nghiên cứu. Mặc dù người ta đồn đoán về sự tồn tại của một vùng đất ở cực Nam trong nhiều thế kỷ, nhưng phải đến đầu những năm 1820, mối nghi ngờ mới được các nhà thám hiểm người Anh, Mỹ và Nga xác nhận. Mặc dù đã đi vòng quanh lục địa vào cuối những năm 1700, nhưng thuyền trưởng James Cook chưa bao giờ thực sự nhìn thấy vùng đất này cho chính mình.

Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực của Trái Đất. Nó nằm trong vùng Nam Cực của nam Bán cầu, gần như nằm hoàn toàn trong vòng Nam Cực, và được bao bọc xung quanh bởi Nam Băng Dương. Với 14,0 triệu km2 [5,4 triệu sq mi], nó là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Châu Nam Cực gần gấp 2 lần diện tích của Australia. Khoảng 98% châu Nam Cực bị phủ bởi băng với bề dày trung bình ít nhất , nó kéo dài theo mọi hướng như đểm đầu mút phía bắc là bán đảo Nam Cực. Châu Nam Cực, tính trung bình là lục địa lạnh nhất, khô nhất và gió nhiều nhất, và có độ cao trung bình cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ 200 mm [8 inch] dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nhiệt độ của châu Nam Cực xuống đến −89 °C [−129 °F]. Không có con người sinh sống lâu dài ở đây, nhưng có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống trong năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác trong lục địa này. Chỉ có các sinh vật ưu lạnh có thể sống sót ở đây như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mite, nematode, chim cánh cụt, hải cẩu và tardigrade. Thực vật nơi đây là tundra. Mặc dù các huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ["Southern Land"] xuất phát từ thời cổ đại, nhà thám hiểm NgaFabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên chiếc thuyền Vostok và Mirny đã thấy thảm băng của lục địa đầu tiên vào năm 1820. Tuy nhiên, lục địa này vẫn còn phần lớn bị bỏ quên vào cuối thế kỷ 19 do môi trường khắc nghiệt của nó, thiếu thốn các nguồn tài nguyên và biệt lập. Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, cấm các vụ thử hạt nhân và đổ chất thải hạt nhân, khu vực này dùng để phục vụ cho nghiên cứu, và bảo vệ vùng sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học từ nhiều quốc gia.

Có bao giờ bạn nghĩ Nam Cực – lục địa hoang dã và lạnh lẽo bậc nhất trên trái đất sẽ là điểm du lịch tiềm năng trong tương lai?

Nhắc đến Nam Cực, chắc hẳn phần lớn du khách sẽ hình dung là một nơi tuyết phủ trắng quanh năm, chỉ có các loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi,… mới có thể tồn tại. Thế thì bạn đã lầm to vì trải nghiệm mà Nam Cực mang lại thật sự nhiều hơn mong đợi và chưa bao giờ là đủ đối với những ai yêu thích phiêu lưu mạo hiểm. Nếu bạn cũng là một trong những hành khách tìm kiếm sự mới mẻ, độc đáo thì thì Nam Cực sẽ là một trong những điểm đến tiềm năng chờ đợi bạn khám phá.


 


Giới thiệu về Nam Cực

Châu Nam Cực là lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của trái đất, được mệnh danh là lục địa với nhiều cái “nhất”: lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên thế giới. Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới không có chính phủ, tuy nhiên từng có 8 quốc gia bên ngoài đã tuyên bố chủ quyền ở các vùng đất khác nhau của Châu Nam Cực, hiện nay còn lại 7 quốc gia. 

Những ai được trải nghiệm tour Nam Cực có thể xem là một điều may mắn bởi vì nơi đây có rất ít dấu vết dân cư và cảnh quan chưa bị tác động. Đặt chân lên lớp băng Nam Cực người ta tưởng chừng như đặt chân lên một hành tinh khác, một vùng đất không người sinh sống, nơi các sức mạnh thời tiết và cuộc sống hoang dã thống trị.


 


Nam Cực hoang dã chưa bị tác động nhiều bởi con người


Nam Cực được khám phá lần đầu vào năm 1820 do bộ ba thuyền trưởng của hải quân hoàng gia Nga, Anh và Mỹ. Trong thế kỷ 19, nhiều cuộc thám hiểm nơi đây cũng được tổ chức. Trong hai thế kỷ 19 và 20, phần lớn tàu bè phiêu lưu đến Nam Cực là các đoàn của những tay săn cá voi và hải cẩu. Mãi đến gần cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới tiến hành lập căn cứ ở đây để khảo sát về sinh học, địa lý, đại dương học, vật lý, thiên văn và khí tượng vì ở đây không bị ô nhiễm, không khí sạch sẽ đến nỗi con người hầu như không cảm nhận được bất kỳ mùi nào. 

Ngày nay, du lịch Nam Cực đã được đưa vào khai thác và được xem là một trong những chuyến đi độc đáo và xa xỉ bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, những hành khách đã từng trải qua hành trình này đều phải công nhận giá trị mà chuyến đi mang lại là vô cùng quý báu và rất xứng đáng.

Khí hậu và thời điểm thích hợp để khám phá Nam Cực


Mặc dù Nam Cực quanh năm lạnh lẽo nhưng vẫn có mùa đông và mùa hè tại đây. Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, nhiều vùng nằm sâu trong Nam Cực không nhận được ánh sáng mặt trời. Vào mùa hè, phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt băng đều bị phản chiếu trở lại. Do đó, Nam Cực nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình [Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển] làm cho nơi đây có khí hậu hơn cả Bắc Cực, trở thành nơi lạnh nhất trên địa cầu.

Theo Brighside, nhiệt độ ngoài trời ở nơi thuộc top lạnh nhất thế giới này có thể xuống đến -79 độ C. Nhiệt độ không bao giờ cao hơn -29 độ, kể cả vào mùa hè.


 


Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa hè tại Nam Cực. Đây chính là thời điểm thích hợp cho các hoạt động trải nghiệm du lịch tại một trong những nơi thời tiết khắc nghiệt nhất trái đất.

Những trải nghiệm độc đáo tại Nam Cực


Nhiều du khách sẽ thắc mắc rằng Nam Cực lạnh giá như vậy thì có thể tổ chức hoạt động tham quan như thế nào. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt là thế nhưng vẫn không làm giảm đi sự hấp dẫn của vùng đất tận cùng cực nam này. 

Ngắm mặt trời mọc: Nghe có vẻ bình thường nếu như bạn đang ở đất liền, nhưng đây là Nam Cực. Vào mùa đông, mặt trời không xuất hiện ở đường chân trời và con người sẽ phải sống hoàn toàn trong bóng tối suốt 4 tháng. Điều này có thể khiến nhịp sinh học của bạn bị đảo lộn.

Đôi khi bạn cũng bị khó ngủ hay ăn một cái gì đó không thấy ngon, vì ngỡ rằng mình đang dùng bữa giữa đêm tối. Những ánh mặt trời đầu tiên ló rạng sau mùa đông dài cứ như một điều kỳ diệu xuất hiện. Mọi người mong chờ để được ngắm mặt trời mọc vì trải nghiệm này được xem là cực kỳ xa xỉ nơi đây.


 


Ngắm mặt trời mọc ở Nam Cực


Khám phá vương quốc của các loài động vật chỉ có ở Nam Cực: Bạn có thể chèo thuyền kayak len lỏi giữa những tảng băng trôi ngắm bầy chim cánh cụt. Vùng biển này còn lôi cuốn cả những đàn cá voi hay hải cẩu đến tìm mồi.

Giữa cái im lặng tưởng chừng như vĩnh cửu ở Nam Cực, người ta phải nín thở chiêm ngưỡng lũ cá voi ngụp lặn ngay trước mắt, thưởng lãm kính vạn hoa màu sắc do ánh nắng phản chiếu trên các băng sơn, lắng nghe âm thanh của bầy cánh cụt,… những điều không thể tìm kiếm ở những lục địa xô bồ khác.


 

Ngắm chim cánh cụt ở Nam Cực



Hải cẩu cũng có nhiều tại lục địa này


>>> Đọc thêm: Khám Phá Vương Quốc Chim Cánh Cụt Ở Nam Cực

Tham gia hoạt động giải trí độc đáo: Đến với Nam Cực, bạn đừng ngần ngại tham gia tranh tài cuộc thi chạy marathon trên tuyết. Lặn biển khám phá Nam Cực, hay trải nghiệm theo một cách lãng mạn hơn bằng thuyền buồm. Bên cạnh đó, du khách có thể dành phần lớn thời gian để trò chuyện cùng nhau. Nếu nhóm của các bạn đến từ những quốc gia khác nhau, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để học thêm một ngoại ngữ mới.


 


Chèo thuyền kayak thám hiểm Nam Cực


Nếu lên kế hoạch du lịch Nam Cực bạn phải vạch rõ thời gian bao lâu, đi vào thời điểm nào trong năm và cách di chuyển đến đây. Để giúp bạn có những trải nghiệm chân thật và trọn vẹn nhất, VYC Travel mang đến tour du lịch độc đáo khám phá Nam Cực kết hợp những địa điểm tham quan thú vị trong cùng chuyến hành trình. 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề