Nên uống thuốc trước hay sau khi ăn trái cây

Ảnh minh họa. Nguồn: sakda.info

Từ lâu, người ta thường chọn lựa thời điểm dùng thuốc thích hợp dựa vào các bữa ăn [ngay, gần hoặc xa bữa ăn] tùy vào sự tương tác thuốc và thức ăn, thức uống. Thức ăn thức uống nếu được dùng chung cùng với thuốc sẽ ảnh hưởng làm thay đổi mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc, do đó làm thay đổi tác dụng và cả độc tính đối với thuốc. Tức là, nếu dùng thuốc không đúng lúc, thuốc và thức ăn thức uống có thể gây tương tác với thuốc dùng một cách bất lợi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thuốc không ảnh hưởng bởi thực phẩm, muốn uống lúc nào cũng được.

Trước hết, thức ăn thức uống có thể làm thay đổi mức độ hấp thu của thuốc đưa đến thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Nếu uống thuốc vào lúc đói [trước khi ăn 1 giờ chẳng hạn] thời gian lưu thuốc tại dạ dày chỉ trong vòng vài chục phút rồi tống ngay xuống ruột giúp thuốc được hấp thu khá nhanh. Trái lại, nếu thuốc uống ngay sau bữa ăn, thời gian lưu thuốc tại dạ dày sẽ lâu hơn, từ 1 - 4 giờ làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc, tức thuốc được hấp thu chậm và kém, đưa đến thuốc cho tác dụng chậm. Dựa vào bữa ăn, có thể chia thuốc uống ra làm 4 loại: loại nên uống vào lúc bụng no, loại uống vào lúc bụng đói, loại nên uống cùng với bữa ăn, và loại uống tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc.

Thuốc nên uống vào lúc bụng no [tức uống ngay sau khi ăn]:

Một số kháng sinh kém bền với môi trường acid như Ampicillin, Erythromycin, Lincomycin… nên uống vào lúc bụng no [nhờ thức ăn trung hòa acid ở dạ dày]; nếu uống vào lúc bụng đói làm tăng khả năng phân hủy thuốc do môi trường có nhiều acid tại dạ dày. Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid [NSAID: Ibuprofen] nếu dùng dạng không bao bảo vệ niêm mạc dạ dày thì nên uống vào lúc bụng no để không hại dạ dày.

Thuốc nên uống vào lúc bụng đói [tức uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ]:

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột [như Aspirin pH8] hay dạng phóng thích dược chất kéo dài [như Adalate LP] nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Thuốc nên uống cùng với bữa ăn:

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K, kháng sinh kháng nấm griseofulvin nên uống cùng bữa ăn [ngay trước hoặc ngay sau cũng được] để nhờ chất béo của thức ăn thức uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn. Thuốc trợ tiêu hóa bổ sung enzyme tiêu hóa pancreatin [Festal, Neopeptine…] cũng nên uống cùng với bữa ăn [hoặc trước khi ăn 5 - 10 phút] để giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Thuốc uống lúc nào tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc:

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào sự hiểu biết về dược động học, dược lực học của từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng [thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có đề cập nhưng có khi không nói đến].

Ví dụ thứ nhất cho thấy uống thuốc lúc nào tùy thuộc vào tác dụng của thuốc. Domperidon [Motilium-M] là thuốc có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn; cho nên, Domperidon được dùng trị chứng khó tiêu đầy bụng, no lâu do thức ăn chậm xuống ruột.

Cần uống thuốc Domperidon 15 - 30 phút trước bữa ăn nhằm cho thuốc có đủ thời gian hấp thu vào máu cho tác dụng trị chứng khó tiêu do dạ dày hoạt động không tốt. Bởi vì sau khi uống Doperidom khoảng 30 phút thì thuốc mới vào được trong máu và đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương, tức khi đó thuốc mới cho tác dụng tốt nhất. Nếu ta uống thuốc sau bữa ăn, và thời gian uống sau bữa ăn lại quá dài, Domperidon không kịp phát huy tác dụng trị chứng khó tiêu đã phát sinh.

Ví dụ thứ hai cho thấy uống thuốc lúc nào không chỉ tùy thuộc vào tác dụng của thuốc mà còn tùy thuộc vào tác dụng phụ có hại của thuốc. Glimepirid là thuốc trị đái tháo đường týp 2 [ĐTĐ2] theo cơ chế kích thích tế bào bêta của tuyến tụy tiết insulin để giúp hạ đường huyết nếu có sự tăng đường huyết. Đối với người bệnh ĐTĐ2, thời điểm tăng đường huyết dễ xảy ra sau bữa ăn. Vì vậy, nên uống thuốc Glimepirid ngay trước bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày [có tài liệu ghi uống vào bữa ăn thì cũng tương tự].

Uống ngay trước bữa ăn để Glimepirid có thời gian cho tác dụng đúng lúc đường huyết bắt đầu tăng do bữa ăn. Còn Metformin cũng là thuốc trị ĐTĐ 2 nhưng nên uống Metformin sau bữa ăn vì Metformin có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa [buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy], nếu uống bụng trống dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn [uống trước bữa ăn do bụng đói dễ bị nôn hơn].

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn [Bộ Y tế]

Trái cây là loại thực phẩm gắn liền với con người kể từ thời điểm con người xuất hiện trên Trái Đất, ít nhất cũng là 9 triệu năm và cơ thể chúng ta cũng hoàn toàn thích nghi với việc tiêu thụ loại thực phẩm này. Vấn đề là nên ăn trái cây trước bữa ăn hay sau bữa ăn? Làm sao để biết cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau.

Trái cây [hoa quả] luôn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho sắc đẹp và sức khỏe. Với đặc điểm chứa ít calo, giàu vitamin và khoáng chất, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, sỏi thận, béo phì, loãng xương, huyết áp cao,... nên các chuyên gia dinh dưỡng càng khuyến khích mọi người nên ăn trái cây thường xuyên.

Nhiều người cho rằng ăn trái cây sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn nên thường tranh thủ ăn trái cây ngay sau những bữa ăn chính. Thế nhưng, liệu đây có phải là cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe?

Một số vấn đề đặt ra về việc sử dụng hoa quả sau bữa ăn:

  • Nếu sau khi ăn một bữa no, nhiều dinh dưỡng mà lại ăn thêm hoa quả thì có thể xảy ra trường hợp thừa dinh dưỡng. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu,... có thể dẫn đến khó tiêu hóa.
  • Trái cây có hàm lượng đường khá cao [glucose, fructose, sucrose, tinh bột,...]. Nếu ăn no rồi mới ăn trái cây thì lượng đường trên không kịp hấp thụ vào hệ thống tiêu hóa, đường sẽ lên men trong dạ dày, sinh ra axit dẫn tới triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Trái cây còn giàu Hemicellulose, enzyme phân hủy Cellulose, chất xơ Pectin đều có khả năng hấp thụ nước mạnh. Sau khi các loại hoa quả đã hấp thụ nước, chúng sẽ nở ra và tăng cảm giác no trong dạ dày, khiến ta cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, nếu có quá nhiều Cellulose cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể.
  • Đối với những người đang muốn giảm cân, nếu ăn nhiều trái cây sau khi đã ăn no càng khiến dạ dày bị to ra, từ đó dẫn đến béo phì.

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính không tốt cho sức khỏe vì bạn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,...

Trong một số trường hợp nếu bạn đã và đang có vấn đề về tiêu hóa thì nên thay đổi cách ăn hoa quả để hấp thu được dinh dưỡng chuẩn. Dưới đây là một số lời khuyên hướng dẫn bạn cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe, bạn có thể cân nhắc và tham khảo:

  • Lượng trái cây nên ăn: Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, trái cây và rau củ quả nên chiếm ít nhất một nửa khẩu phần ăn của bạn.
  • Thời điểm nên ăn trái cây: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo, giúp tiêu hóa hiệu quả vì trong trái cây có chất đường khiến cơ thể dễ dàng hấp thu để bổ sung năng lượng, đồng thời các chất xơ trong trái cây khiến cơ thể khó hấp thụ được, dễ tạo cảm giác no. Đây cũng chính là bí quyết giảm cân khi dùng trái cây trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trái cây sau bữa ăn từ 2 - 3 giờ hoặc tốt nhất là vào buổi sáng. Vào buổi sáng, khi mới thức dậy, cơ thể rất cần nạp năng lượng, trái cây nhiều fructose rất hữu ích cho mục tiêu trên.
  • Tiêu chí chọn trái cây: “Mùa nào thức nấy”. Khi trái cây vào mùa vừa có chất lượng cao mà giá thành lại phải chăng. Hoa quả nào cũng tốt và bổ dưỡng và ăn loại nào là lựa chọn tùy vào sở thích, thói quen ăn uống của mỗi người. Gợi ý: Vào mùa hè, bạn có thể chọn những loại trái cây nhiều nước, nhiều vitamin C, caroten và một số chất khoáng, ưu tiên màu sắc sặc sỡ nhưng ít ngọt như cam, táo, ổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn là một cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe

  • Nên ăn hoa quả ngay sau khi gọt: Hoa quả tuy cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu để lâu sẽ không còn tươi, hương vị thơm ngon không còn và giảm cả về lượng chất dinh dưỡng. Do vậy, hoa quả gọt xong ăn luôn sẽ là tốt nhất. Nếu buộc phải chuẩn bị từ trước, bạn có thể ngâm trái cây vào nước muối nhạt để duy trì lượng vitamin, khoáng chất và hạn chế tình trạng thâm sau khi gọt quá lâu.
  • Một số loại trái cây không phù hợp ăn khi đói: Hồng, cà chua, chuối, quýt, cam, vải thiều, một số trái cây chưa chín vì có thể gây hại cho dạ dày của bạn.

Ngoài ra, có một số đối tượng cần lưu ý khi ăn trái cây bao gồm:

  • Người có hệ thống tiêu hóa yếu hoặc có bệnh thì các chất xơ có trong hoa quả dễ gây ra cảm giác đầy hơi. Tốt nhất là bạn vẫn nên ăn các loại trái cây cách xa bữa ăn.
  • Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn trái cây kèm các loại thực phẩm khác để đường từ hoa quả đi vào ruột non chậm rãi hơn. Việc ăn kèm còn giúp làm giảm lượng đường trong máu so với việc chỉ ăn mỗi hoa quả.
  • Với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, người mẹ không nên ăn trái cây chứa nhiều đường mà nên thay thế bằng các loại ít đường như bưởi, táo, thanh long, cam,...

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ sắp xếp được thời điểm ăn trái cây phù hợp cho bản thân và gia đình để phát huy được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng của loại thực phẩm tuyệt vời này.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, hongngochospital.vn, plo.vn, suckhoegiadinh.com.vn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề