Ngạch công chức chuyên ngành hành chính là gì

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV, ngạch viên chức là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Cụ thể, các ngạch chuyên viên ngành hành chính bao gồm:

- Chuyên viên cao cấp, Mã số: 01.001

- Chuyên viên chính, Mã số: 01.002

- Chuyên viên, Mã số: 01.003

2. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất đối với ngạch chuyên viên

Các tiêu chuẩn về phẩm chất đối với ngạch chuyên viên được quy định tại Điều 4 Thông tư 2/2021/TT-BNV, cụ thể như sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;

- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;

- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

3. Tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên

3.1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, ngạch chuyên viên phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;

- Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

[Khoản 3 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV, được sửa đổi tại Khoản 5 Điều Thông tư 06/2022/TT-BNV]

3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV [được sửa đổi tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV], các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.

4. Cách xếp lương các ngạch chuyên viên ngành hành chính

Cách xếp lương đối với các ngạch chuyên viên hành chính tại Thông tư 2/2021/TT-BNV áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:

- Ngạch Chuyên viên cao cấp [mã số 01.001] áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 [A3.1], từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Ngạch Chuyên viên chính [mã số 01.002] áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 [A2.1], từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Ngạch Chuyên viên [mã số 01.003] áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Như vậy, với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng [theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP] thì lương của người làm chuyên viên hành chính cụ thể như sau:

- Ngạch Chuyên viên cao cấp: Cao nhất là 11.920.000 đồng, thấp nhất là 9.238.000 đồng.

- Ngạch Chuyên viên chính: Cao nhất là 10.102.200 đồng, thấp nhất là 6.556.000 đồng.

- Ngạch Chuyên viên: Cao nhất là 7.420.200 đồng, thấp nhất là 3.486.600 đồng.

[Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 2/2021/TT-BNV]

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Viên chức chuyên ngành hành chính là gì?

công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Thi tuyển công chức hành chính là gì?

Thi tuyển công chức là hình thức thi, kiểm tra, phỏng vấn những người có đủ tiêu chuẩn vào những vị trí chức vụ, chức danh trong cơ quan hay bộ máy nhà nước, các đơn vị tổ chức,… cho họ vào biên chế và từ đó hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

Ngạch bậc công chức là gì?

Ngạch công chức là quy định riêng đối với công chức căn cứ để bổ nhiệm công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực của công chức đó.

Có bao nhiêu ngạch công chức hành chính?

đã được giải thích ở trên, theo quy định hiện nay 6 ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viênngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Chủ Đề