Ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

Ngân hàng, một hoạt động không thể thiếu ngày nay. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng và hầu hết có mặt trong các hoạt động của mua bán trao đổi hằng ngày. Tuy nhiên thì ngân hàng liên doanh là một loại hình ngân hàng đang được quan tâm đến hiện nay. Như vậy thì ngân hàng liên doanh gì? Ngân hàng liên doanh bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về ngân hàng liên doanh. Để tìm hiểu hơn về ngân hàng liên doanh các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về ngân hàng liên doanh nhé.

Ngân hàng liên doanh

  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ,văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  • Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
  • Thông tư số 25/2019/TT-NHNN ngày 2 tháng 12 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Theo quy định tại  khoản 5 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN  quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ,văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam giải thích thuật ngữ ngân hàng liên doanh như sau:

  • hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam [gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam] và Bên nước ngoài [gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài] trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài như sau:

  • Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng.
  • Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài:
  • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
  • Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;
  • Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
  • Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
  • Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác.
  • Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, g khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
  • Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của ngân hàng liên doanh và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến ngân hàng liên doanh. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về ngân hàng liên doanh đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về ngân hàng liên doanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga [VRB] ra đời trên cơ sở hợp tác liên kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng Ngoại thương Nga [VTB], xuất phát từ ý tưởng thành lập một ngân hàng liên doanh giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác song phương Việt - Nga.

Ngày 19/11/2006, VRB đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai hệ thống tài chính, đồng thời, tháo gỡ những khó khăn trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Ban lãnh đạo BIDV tặng cờ thi đua cho VRB nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập. Ảnh: VRB

15 năm phục vụ khách hàng

Với vai trò là cầu nối kinh tế, tài chính, ngay từ khi thành lập, VRB đã ký kết các hợp đồng hợp tác, triển khai các giải pháp tài chính cho nhiều đối tác là đại diện của các doanh nghiệp liên doanh hai nước. Trong đó có các tập đoàn, công ty lớn của Nga tại Việt Nam như Vietsovpetro, Rosneft Việt Nam, Power Machines Việt Nam, Zarubezhneft, Sukhoi, Rosoboron Export...

Năm 2016, VRB triển khai kênh thanh toán song phương Việt - Nga bằng đồng nội tệ, tạo nên dấu mốc trong phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Điều này tạo thế mạnh cho VRB trong phục vụ hoạt động thanh toán, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nga.

Năm 2020 và 2021, VRB hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam [Napas] và Trung tâm xử lý giao dịch thanh toán quốc gia Liên bang Nga [NSPK] cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ nội địa mang thương hiệu quốc gia của Liên bang Nga - thẻ chip MIR tại Việt Nam.

Đồng thời, ngân hàng này cũng chuẩn bị điều kiện để tham gia sàn giao dịch ngoại hối Moscow. "Đây là bước đệm thúc đẩy sự phát triển các giao dịch thanh toán bằng đồng nội tệ, cung cấp các công cụ để quản lý rủi ro ngoại hối, tạo nguồn thanh khoản của hai đồng tiền, tạo cơ sở xác định tỷ giá trực tiếp VND và RUB, thúc đẩy sử dụng bản tệ trong thanh toán song phương", đại diện VRB cho biết.

Hiện, VRB là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán song phương Việt - Nga, có lượng thanh toán đồng nội tệ nhiều nhất.

Nỗ lực hoạt động theo mô hình đa năng, hiện đại

Bên cạnh việc mở rộng nền khách hàng Nga, VRB cũng có những bước chuyển mình trong mục tiêu trở thành "ngân hàng hiện đại, hoạt động theo mô hình đa năng", đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng đại chúng.

Lấy sáng tạo làm kim chỉ nam, những năm qua, VRB liên tục áp dụng công nghệ mới nhằm tạo ra nhiều sản phẩm - dịch vụ tài chính ưu việt, đồng thời, tập trung nguồn lực để phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau.

Với khách hàng cá nhân, các sản phẩm của VRB đáp ứng nhu cầu đa dạng, lãi suất thu hút, thời gian phục vụ nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Ngân hàng cho biết, thái độ tận tâm và chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt để tăng trải nghiệm và sự gắn bó cũng như thu hút khách hàng đến với VRB, tạo nền tảng tăng trưởng khách hàng bền vững suốt thời gian qua.

Với khách hàng doanh nghiệp, nhà băng này triển khai nhiều chương trình, sản phẩm hỗ trợ phát triển kinh doanh, tăng cường giao thương, thương mại quốc tế. Đơn cử như các chương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thi công xây lắp, khách hàng pháp nhân trong lĩnh vực thiết yếu... cùng nhiều ưu đãi về phí và lãi suất.

Trong chiến lược kinh doanh, VRB chú trọng khách hàng vừa và nhỏ [SMEs], khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FDI] và khách hàng bán lẻ. Các khách hàng doanh nghiệp tiêu biểu của VRB là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam [Vietnam Airlines], Công ty cổ phần Thuỷ điện Geruco Sông Côn, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt [Bamboo Airways], các đại lý cấp 1 của các tập đoàn toàn cầu như Công ty TNHH Sena Tech, Công ty TNHH Jworld Vina, Công ty TNHH Eunsung Electronics Vina, Công ty TNHH TPS Việt Nam...

Tiếp nối hành trình 15 năm, VRB nỗ lực phấn đấu, nâng cao chất lượng để phục vụ khách hàng và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội.

An Nhiên

Video liên quan

Chủ Đề