Ngành công nghệ thông tin đại học Tôn Đức Thắng

2 năm học tại ĐH Tôn Đức Thắng, 2 năm học tại ĐH kỹ thuật Ostrava

1. Thời gian đào tạo: 4 năm, chia làm 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: 2 năm học tại Trường đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Q7, Tp. HCM.
  • Giai đoạn 2: 2 năm học tại Trường đại học kỹ thuật Ostrava.

2. Văn bằng:

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được nhận bằng cử nhân do trường đại học Kỹ thuật Ostrava cấp. Văn bằng có giá trị quốc tế, đồng thời được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận.

3. Mục tiêu đào tạo:

    3.1 Kiến thức:

  • Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về cơ sở toán trong khoa học máy tính, cấu trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, mạng máy tính, hệ điều hành, hệ cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình,… ; Kiến thức cơ sở ngành về toán chuyên ngành, lập trình máy tính, hệ thống máy tính, các ứng dụng của công nghệ thông tin.
  • Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần mềm; các kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin; các kiến thức về phát triển các hệ thống thông tin; các kiến thức về phát triển các hệ thống tính toán thông minh.
  • Hiểu được các quy trình vận hành bên trong công ty phần mềm.

    3.2. Kỹ năng:

  • Có khả năng lập trình, phát triển các phần mềm trên nền Web; có thể thiết lập và quản trị các hệ thống mạng máy tính tập trung và phân tán; có khả năng phát triển các hệ thống thông minh, nhất là trong lĩnh vực phân tích dữ liệu; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin doanh nghiệp.
  • Sinh viên có khả năng định hướng, hoạch định tốt trong việc phát triển sự nghiệp, có khả năng thích ứng và tự đào tạo cao để đáp ứng tốt với các yêu cầu mới; có khả năng tự cập nhật kiến thức và làm việc trong môi trường CNTT trên thế giới.
  • Có kinh nghiệm làm việc thực tế trong các dự án phần mềm và quản trị hệ thống.

4. Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

  • Lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin,… tại các tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước. 
  • Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các trường THPT.

5. Khung chương trình đào tạo: 

Xem tại đây

Thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ:

Viện Hợp tác, nghiên cứu và đào tạo quốc tế [Phòng A0001] Trường đại học Tôn Đức Thắng.

Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
       Điện thoại: 028 37 755053, Hotline: 0935 035 270;

Email: , Website: //tuyensinh.tdtu.edu.vn.

Thông tin tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế năm 2018 của trường đại học Tôn Đức Thắng xem tại đây

Khoa Công Nghệ Thông Tin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh chất lượng cao năm 2017 như sau:

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp xét tuyển
1 F52480101 Khoa học máy tính A00, A01, C01
2 F52480103 Kỹ thuật phần mềm A00, A01, C01

Quy định tổ hợp môn xét điểm:

STT Mã tổ hợp Các môn của tổ hợp
1 A00 Toán, Vật lí, Hóa học
2 A01 Toán, Vật lí, Tiếng Anh
3 C01 Ngữ văn, Toán, Vật lí


Những điểm khác biệt trong đào tạo: Có cơ hội giao lưu và học tập các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn về công nghệ phần mềm với các doanh nghiệp chuyên gia công và phát triển phần mềm; các khóa ngắn hạn về Công nghệ thông tin [CNTT] với các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Xem danh sách thí sinh đăng ký vào ngành Khoa Học Máy Tính tại: //tracuuxettuyen.tdt.edu.vn/

A. NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH [CÔNG NGHỆ THÔNG TIN]
I. GIỚI THIỆU Khoa học máy tính là ngành học sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh trong mọi hoạt động thực tiễn của xã hội. Nhóm ngành Khoa học máy tính của Trường đại học Tôn Đức Thắng đào tạo cử nhân có trình độ đại học với các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông; và Hệ thống thông tin. Học ngành này tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, sinh viên không những được trang bị khả năng lập trình tốt mà còn được trang bị các kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, thiết kế web, quản trị và phát triển các hệ thống thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Tôn Đức Thắng được hỗ trợ về chuyên môn bởi các công ty lớn như IBM, LogiGear, FSOFT; được đến các công ty phần mềm như TMA, Global CyberSoft, Harvey Nash, và nhiều công ty phần mềm khác, để thực tập và học tập thực tế. Các em sẽ nắm vững lý thuyết và được trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực tế để sau khi ra trường có thể làm việc đúng chuyên môn trong các môi trường nhiều cạnh tranh và áp lực cao.

II. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Nhu cầu chuyên viên tin học và phát triển phần mềm là rất lớn đối với các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức nói chung. Do được tiếp cận với các kiến thức mới, nắm vững lý thuyết và khả năng thực hành tốt, sinh viên học tại Khoa CNTT của Trường đại học Tôn Đức Thắng sau khi ra trường dễ dàng tìm được việc làm đúng chuyên môn.

Tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể thực hiện tốt các công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức của một kỹ sư phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin hoặc kỹ sư hệ thống mạng máy tính; có thể khai thác máy tính ở tầm chuyên gia vào giải quyết các vấn đề thuộc hầu hết các lãnh vực trong đời sống xã hội, như tài chính, ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, giao thông, giao vận, chính phủ điện tử, giáo dục trực tuyến và nhiều lĩnh vực khác; có cơ hội học lên bậc học cao hơn tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

III. ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
Trường Đại học Tôn Đức Thắng có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên. Tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, sinh viên có điều kiện học tập thuận lợi, được đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có kinh nghiệm hướng dẫn. Khoa CNTT có câu lạc bộ học thuật choạt động rất hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên. CLB học thuật của Khoa định kỳ tổ chức sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực công nghệ phần mềm, mạng máy tính, an toàn và bảo mật thông tin, . . . Bên cạnh đó, sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động xã hội, các phong trào văn hóa-văn nghệ nhằm học hỏi và trải nghiệm các kỹ năng mềm cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Sinh viên sau một năm học ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể đăng kí học chương trình của trường đại học danh tiếng ở Châu Âu, như Trường Đại học kỹ Thuật Ostrava của Cộng hòa Czech. Các sinh viên năm 3 hoặc năm 4 sẽ được tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp thực tế do các công ty phần mềm, các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trực tiếp đào tạo.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MŨI NHỌN
Chương trình mũi nhọn chuyên ngành Công nghệ phần mềm của Khoa CNTT được mở cho một số sinh viên có điều kiện và học tập khá. Chương trình do Khoa CNTT liên kết với các công ty phần mềm có uy tín xây dựng. Chương trình cho phép sinh viên tiếp cận qui trình phát triển phần mềm thực tế và các công nghệ tiên tiến nhất đang được ứng dụng rộng rãi vào xây dựng phần mềm. Chương trình mũi nhọn đồng thời cũng trang bị các kỹ năng mềm tại một số công ty từ năm thứ ba thông qua việc thực tập, tham gia đề án của công ty và có thể thực tập và/hoặc làm luận văn tốt nghiệp với các đề tài thực tế của công ty. Sinh viên tốt nghiệp dễ dàng có việc làm đúng chuyên ngành và có nhiều cơ hội được giữ lại làm việc tại chính công ty tham gia thực tập.

Vui lòng xem thêm chi tiết về chương trình tuyển sinh tại: //ts.tdt.edu.vn

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Công Nghệ Thông Tin [CNTT] có tiền thân là khoa Toán – Tin ra đời năm 1997 – cùng thời điểm thành lập trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đến ngày 02/03/2012, Khoa được tách ra và đổi tên thành Khoa CNTT đảm nhận vai trò đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực Khoa học Máy tính để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển bền vững của xã hội. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Khoa CNTT không những được trang bị khả năng lập trình tốt mà còn được trang bị các kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, thiết kế web, quản trị và phát triển các hệ thống thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khoa CNTT đã và đang là một trong những khoa có uy tín về giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Khoa CNTT có nhiều chương trình hợp tác đào tạo với các công ty lớn như IBM, LogiGear, FSOFT nên sinh viên có khả năng thực hành tốt. Chất lượng đào tạo của Khoa được khẳng định với trên 90 % sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn. Nhiều cựu sinh viên của Khoa hiện là những chuyên gia thành đạt, giữ các chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm, các công ty có sử dụng hệ thống thông tin như trưởng dự án hay giám đốc kỹ thuật.

2. Khả năng và cơ hội việc làm của sinh viên

Hiện nay, nhu cầu chuyên viên tin học và phát triển phần mềm là rất lớn đối với các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức nói chung. Trước xu hướng đó, Khoa CNTT đã chủ động triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các công ty lớn như IBM, LogiGear, FSOFT nhằm hỗ trợ sinh viên về chuyên môn cũng như khả năng thực hành tốt. Bên cạnh đó, Khoa CNTT cũng tạo điều kiện cho sinh viên đến các công ty phần mềm như TMA, Global CyberSoft, Harvey Nash, và nhiều công ty phần mềm khác, để thực tập và học tập thực tế. Vì sinh viên Khoa CNTT được nắm vững lý thuyết và được trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực tế nên sau khi ra trường có thể làm việc đúng chuyên môn trong các môi trường nhiều cạnh tranh và áp lực cao.

Hoàn thành chương trình học, sinh viên Khoa CNTT có thể thực hiện tốt các công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức của một kỹ sư phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin hoặc kỹ sư hệ thống mạng máy tính; có thể khai thác máy tính ở tầm chuyên gia vào giải quyết các vấn đề thuộc hầu hết các lãnh vực trong đời sống xã hội, như tài chính, ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, giao thông, giao vận, chính phủ điện tử, giáo dục trực tuyến và nhiều lĩnh vực khác; có cơ hội học lên bậc học cao hơn tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp phát triển phần mềm, các công ty có sử dụng hệ thống thông tin, phát triển các phần mềm ứng dụng, tham gia giảng dạy tại các trường đại học có đào tạo công nghệ thông tin hoặc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực khoa học máy tính.

3. Chương trình đào tạo

  • Khoa học máy tính [7480101]: Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính gồm nhiều môn học tự chọn mang tính xu hướng có nhu cầu cao trong lĩnh vực Công nghệ thông tin hiện nay: An toàn thông tin [Information Security], Hệ thống thông tin [Information Systems], Học máy [Machine Learning], Phân tích dữ liệu [Data Analytics]. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng tiếp tục nghiên cứu và phát triển chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Kỹ thuật phần mềm [7480103]: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm chú trọng đến sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành; Người học được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ phần mềm; Quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; Phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng công nghệ phần mềm vào thực tế.
  • Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu [7480102]: Chương trình đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực về Mạng và truyền thông dữ liệu; Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng lập trình hệ thống, thiết kế, chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý, bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông máy tính. Có khả năng tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực mạng và truyền thông dữ liệu.

4. Các chương trình đào tạo sau đại học

Từ năm 2013, Khoa CNTT đã được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo bậc Thạc sĩ ngànhKhoa học máy tính. Chương trình đào tạo thạc sĩ này được xây dựng nhằm đào tạo những cán bộ ngành Khoa học máy tính với mức độ chuyên môn sâu hơn, đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu cũng như yêu cầu phát triển kiến thức của học viên trong lãnh vực Khoa học máy tính.

Song song với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, Khoa CNTT còn phối hợp với trường Đại học Tomas Bata, cộng hòa Séc đào tạo trình độ Tiến sĩ theo chương trình Sandwich. Khoa cũng thường xuyên, chủ động tìm kiếm các học bổng cho sinh viên và giảng viên Khoa đi nghiên cứu và học tập tại các nước phát triển.

5. Điều kiện học tập

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên. Với hệ thống phòng máy tính gồm trên 500 máy tính được trang bị cấu hình mạnh, có thể cài các loại chương trình máy tính, sinh viên có điều kiện học tập thuận lợi cho những môn chuyên ngành.

Khoa CNTT có đội ngũ giảng viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Khoa có câu lạc bộ học thuật hoạt động rất hiệu quả, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên. CLB học thuật của Khoa định kỳ tổ chức sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực công nghệ phần mềm, mạng máy tính, an toàn và bảo mật thông tin, . . . Ngoài ra, sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động xã hội, các phong trào văn hóa-văn nghệ nhằm học hỏi và trải nghiệm các kỹ năng mềm cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Sinh viên sau một năm học ở Khoa CNTT của Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể đăng kí học chương trình của trường đại học danh tiếng ở Châu Âu, như Trường Đại học kỹ Thuật Ostrava của Cộng hòa Czech. Các sinh viên năm 3 hoặc năm 4 sẽ được tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp thực tế do các công ty phần mềm, các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trực tiếp đào tạo.

6. Mục tiêu hướng tới

Tiếp tục theo đuổi sứ mạng “vì sự nghiệp phát triển con người và một xã hội phát triển ổn định, bền vững”. Tập thể cán bộ Khoa CNTT nói riêng và Đại học Tôn Đức Thắng nói chung cam kết không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm “lấy học trò làm trung tâm” nhằm đào tạo cho xã hội những con người có kỹ năng chuyên môn thực tế, có khả năng tư duy phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, biết cộng tác với ngưới khác trong công việc và có các kỹ năng mềm cần thiết khác cho hoạt động nghề nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cùng với sự hỗ trợ từ nhà trường, Khoa CNTT chú trọng đến việc xây dựng nguồn lực để phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy. Đó là:

  1. Đội ngũ giảng viên có trình độ, nhiệt huyết và tận tâm được hỗ trợ trang thiết bị hiện đại. Giảng viên không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ giảng dạy.
  2. Khoa chú trọng đến việc thực hành thông qua hệ thống phòng máy với hơn 500 máy tính được trang bị cấu hình mạnh đáp ứng mục tiêu mỗi sinh viên được thực hành riêng một máy.
  3. Tập thể Khoa không ngừng nghiên cứu, nhìn nhận và hoàn thiện chương trình đạo tạo nhằm thích ứng tốt nhất với yêu cầu của xã hội.
  4. Sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động nghiên cứu như câu lạc bộ học thuật chuyên sâu về ngành và các hoạt động ngoại khóa như công tác Đoàn – Hội, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi. Các hoạt động giúp mỗi cá nhân rèn luyện toàn diện.
  5. Được đào tạo các kỹ năng chuyên môn thực tế bởi các doanh nghiệp trong ngành.

Video liên quan

Chủ Đề