Ngành Công tác xã hội Đại học Sư phạm

Đến tham dự và theo dõi buổi lễ trọng thể này có các đơn vị, cơ quan tổ chức ban ngành trong nước và quốc tế, các tổ chức hợp tác với khoa CTXH như: UNICEF Việt Nam, Childfund Việt Nam, Plan, GVI; Đại diện Đảng ủy Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội; Đại diện các đơn vị đào tạo CTXH trong cả nước tham dự trực tiếp và theo dõi trực tuyến qua nền tảng Zoom, livestream trên trang fanpage Facebook và kênh YouTube của khoa.

Tập thể khoa CTXH, trường ĐHSP Hà Nội và TS Nguyễn Hiệp Thương được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Tiến sĩ Nguyễn Hiệp Thương - Trưởng khoa CTXH đã nhấn mạnh đến chặng đường không ngừng phát triển và sự trưởng thành của khoa để trở thành một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CTXH trong cả nước.

Mười năm qua, khoa đã đào tạo hơn 5.000 nhân viên CTXH trong tất cả các hệ chính quy, vừa học vừa làm, từ xa, liên thông, đại học và sau đại học có chất lượng trên khắp cả nước; Ghi dấu ấn là địa chỉ đào tạo CTXH uy tín, tin cậy tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Hiệp Thương - Trưởng khoa CTXH, trường ĐHSP Hà Nội phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa

Từ năm 2012, trường ĐHSP Hà Nội đã trở thành thành viên Hiệp hội Đào tạo CTXH thế giới. Năm 2021, chương trình đào tạo của khoa đã được kiểm định chất lượng là minh chứng rõ ràng, khẳng định thương hiệu trên bản đồ đào tạo ngành CTXH.

Khoa CTXH là một trong những đơn vị của trường ĐHSP Hà Nội có hoạt động quan hệ quốc tế phát triển mạnh mẽ. Nhiều chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường đại học tại Úc, Mỹ, Bỉ, Thụy Điển, Nhật Bản… đã mở ra cơ hội liên kết đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên cũng như các chương trình giao lưu sinh viên rất giá trị. Đặc biệt, chương trình thực hành CTXH quốc tế ngắn hạn đã giúp bạn bè quốc tế hiểu về đất nước, con người và hoạt động CTXH tại Việt Nam.

Công đoàn khoa CTXH được Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc

Bên cạnh đó, trong những năm qua, khoa CTXH còn thể hiện là một trong những điển hình hoạt động phong trào, đoàn thể sôi nổi, sáng tạo. Đặc biệt, những hoạt động đó có tính nhân văn sâu sắc khi hướng tới các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Với đặc thù của ngành đào tạo, các hoạt động phát triển cộng đồng của khoa là thế mạnh, đặc trưng và thể hiện sự đóng góp tích cực trong cộng đồng xã hội. Hoạt động phát triển cộng đồng được tổ chức thường xuyên gắn với quá trình đào tạo nhân lực công tác xã hội nhằm đem đến phúc lợi, bình đẳng và hạnh phúc cho các nhóm dễ bị tổn thương như: Trẻ mồ côi; Người nhiễm HIV/AIDS; Phụ nữ, trẻ em bị bạo hành; Nhóm người bị buôn bán…

Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội tặng Bằng khen tới 7 cá nhân có đóng góp cho sự phát triển khoa CTXH giai đoạn 2011-2021

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tháng 9/2021, khoa CTXH của trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức sự kiện ý nghĩa “Tập huấn hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân COVID-19 và gia đình”. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của hơn 1.000 học viên là người giảng dạy, thực hành CTXH, đội ngũ y, bác sĩ cũng như người nhiễm và gia đình. Buổi tập huấn với sự tham gia của chuyên gia đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới, một lần nữa nâng tầm vóc và vị thế của khoa CTXH trường ĐHSP Hà Nội.

Tại lễ mít tinh kỷ niệm 10 năm thành lập, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐHSP HN đã chúc mừng những thành tựu phát triển và trưởng thành của khoa CTXH trong 10 năm qua.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐHSP HN phát biểu chúc mừng tập thể cán bộ giảng viên khoa CTXH

GS.TS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh, mặc dù là khoa “trẻ tuổi” của nhà trường nhưng khoa CTXH luôn tạo được những dấu ấn riêng biệt. Với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, kết nối và lan tỏa rộng khắp, khoa CTXH không chỉ được trường ĐHSP Hà Nội mà còn các cấp, ngành, đơn vị hợp tác trong và ngoài nước ghi nhận. Khoa CTXH trở thành điểm sáng cho tinh thần kết nối và lan tỏa của trường ĐHSP Hà Nội…

Một trong những đối tác quan trọng của khoa CTXH thuộc trường ĐHSP Hà Nội là tổ chức UNICEF. Tổ chức này đã đồng hành và hỗ trợ khoa CTXH trong suốt hành trình 16 năm phát triển ngành đào tạo CTXH và 10 năm xây dựng, phát triển của khoa CTXH của trường.

TS Vũ Thị Kim Dung, nguyên Trưởng khoa CTXH, phát biểu tại lễ kỷ niệm

Tham dự và theo dõi chương trình qua nền tảng trực tuyến, bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em của UNICEF Việt Nam, đã đánh giá cao sự phát triển và nỗ lực trong công tác giáo dục cũng những hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng của tập thể cán bộ giảng viên trong khoa. Những hoạt động đó luôn hướng đến tạo dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, bình đẳng và hạnh phúc cho tất cả người dân, đặc biệt là những đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

Tập thể cán bộ, giảng viên khoa CTXH, trường ĐHSP Hà Nội

Nhằm ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của tập thể, cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triển khoa CTXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP Hà Nội đã tặng Bằng khen tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hành trình đầy tính nhân văn vì cộng đồng những năm qua.

Ngành Công tác xã hội

-

Ở Việt Nam, ngành Công tác xã hội [CTXH] mới mở kể từ tháng 10 năm 2004. Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép hơn 20 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành CTXH. Nghe thật khô khan, nhưng thật ra đây là một nghề vô cùng sôi động bởi vì bạn luôn phải giao tiếp với những con người đặc biệt trong xã hội.

Thực chất, đây là việc giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm ổn định và tiến bộ xã hội.

Các nước phát triển trên thế giới xem CTXH như một phần quan trọng của sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội và các nhân viên xã hội là người thực hiện trực tiếp.

CTXH phát triển mạnh sẽ góp phần phát triển và cải thiện hệ thống an ninh xã hội Trợ giúp con người và cộng đồng giải quyết và đối phó với các khó khăn trong cuộc sống...

Công tác xã hội- một ngành rất rộng

Nếu bạn quan tâm đến công việc này, bạn nên biết có rất nhiều lĩnh vực CTXH tuỳ theo vấn đề hay đối tượng khác nhau: CTXH đối với phát triển cộng đồng [giải quyết bền vững các vấn đề nghèo đói, trẻ em lang thang, người già cô đơn, tệ nạn xã hội...].

CTXH trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạm [Những người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm, người lớn và trẻ em làm trái pháp luật là đối tượng thường xuyên của chương trình phục hồi xã hội].

Ngoài ra còn có CTXH đối với những người khuyết tật, người cao tuổi CTXH trong bệnh viện và trong trường học...

Nhu cầu nhân viên CTXH hiện khá cao. Sinh viên tốt nghiệp CTXH có thể làm việc tại :

- Các cơ sở, chương trình xã hội công lập [thuộc Bộ Lao-động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, tòa án, trường học, bệnh viện, xí nghiệp...], dân lập hay tư nhân, thuộc môi trường nông thôn hay thành thị.

- Các chương trình nghiên cứu xã hội, cải tiến dân sinh, quy họach đô thị, bảo vệ môi trường, chương trình tài trợ, hợp tác quốc tế và phát triển xã hội, phát triển cộng đồng của tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.

- Giảng dạy hay trợ lý giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành công tác xã hội tại thực địa cho cán bộ xã hội bậc cao đẳng, trung sơ cấp.

Bạn cần những kỹ năng gì để trở thành nhà công tácxã hội?

Trước hết, người làm CTXH rất cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu và dễ thông cảm với con người. Đối tượng trực tiếp làm việc của bạn đa số là những con người “lệch chuẩn”, bởi vậy nếu bạn không có những đức tính đó, bạn sẽ dễ bỏ cuộc.

Bạn rất cần tính kiên nhẫn nữa, bởi công việc này rất lâu dài, ít khi có được kết quả nhanh chóng. Điều tiếp theo là bạn cần có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường. Làm nghề này, bạn không thể mong muốn làm việc chỉ trong văn phòng và chỉ làm trong giờ hành chính.

Công việc này sẽ rất căng thẳng, nhưng cũng đem lại cho bạn những điều lý thú: Thứ nhất, bạn sẽ có được niềm vui khi giúp đỡ những người khó khăn và khốn khổ. Thứ hai, công việc đem lại cho bạn rất nhiều hiểu biết về con người và những kinh nghiệm ứng xử. Bạn cũng sẽ được đi và gặp rất nhiều cảnh, nhiều người.

Nếu bạn chỉ yêu thích các vấn đề có tính tổng quát thì bạn đừng chọn nghề CTXH.

Học Công tác xã hội ở đâu?

Như trên đã giới thiệu, hiện có khoảng 20 cơ sở đào tạo ngành CTXH. Cụ thể: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ĐH Đà Lạt, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đồng Tháp, ĐH Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Khoa học Huế, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, Cao đẳng Sư phạm Kom Tum...

Vào học, bạn sẽ được trang bị các kiến thức như: CTXH với cá nhân, CTXH nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng, Những vấn đề xã hội và an sinh xã hội, quản trị ngành công tác xã hội, chính sách xã hội, xây dựng và quản lý dự án xã hội...

Video liên quan

Chủ Đề