Nghị luận văn học bài tỏ lòng lớp 10

TỎ LÒNG- Phạm Ngũ LãoPhạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần, tuy xuất thân từ tầng lớp bình dânsong với tài cao chí lớn nên đã trở thành một tướng sĩ nổi tiếng thời Trần. ông có cônglớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. “ Thuật Hoài” được ông viếtvào lúc cuộc kháng chiến thứ hai đã gần kết thúc, là một trong những bài thơ tiêu biểucho hào khí Đông A thể hiện khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần và quan niệmsống cao đẹp của người trai thời loạn.Hình ảnh người trai thời loạn oai phong, đĩnh đạc, chính là vẻ đẹp tiêu biểu,hoành tráng của con người thời đại Lý-Trần vẻ vang . Ngay từ câu mở đầu, nhà thơ đãkhẳng định đều ấy.“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thuTam quân tì hổ khí thôn ngưu”Hai câu thơ đầu, nhà thơ miêu tả hình ảnh người tráng sĩ đời Trần.”Hoành sóc” là cầmngang ngọn giáo, là một tư thế hiên ngang và thật kì vĩ. Tư thế gợi sự tung hoành, làm chủđất nước, áp đảo quân thù, bảo vệ đất nước. Tầm vóc ấy càng được nâng lên cao hơn khilồng vào không gian rộng lớn như đất trời, thời gian dài như vô tận. Từ hình ảnh trai đờiTrần lẫm liệt, nhà thơ nói đến đội quân Sát Thát-biểu tượng quốc dân thơi Trần với sứcmạnh so với hổ báo, khí thế “ át sao ngưu”. Đó như một lời khẳng định về sức mạnhkhông gì địch nổi, khí thế lay chuyển cà đất trời, tạc nên tư thế kì vĩ của người trai đượcđặt vào trong khí thế ngất trời của dân tộc. Hai câu thơ đầu là âm hưởng hào hùng của dântộc.Nếu hai câu đầu nói về tầm vóc người tráng sĩ và khí thế cao ngất của quân đội bấygiờ, thì hai câu thơ sau lại là lời tâm sự nói lên khát vọng của nhà thơ: lập công giúp vua,giúp nước.“ Nam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”Ở thời kì trung đại, nam nhi trưởng thành thì phải đem sức mình ra giúp vua, giúp nước.Và trong lòng mỗi người trai, ai cũng muốn lập công lưu danh cả. Câu thơ khẳng địnhtrách nhiệm của kẻ làm trai là phải có trách nhiệm với non sông, đất nước.Nói chung, quanniệm công danh là quan niệm của lẽ sống cao đẹp, không phải lập danh để mưu lợi chobản thân mà là khát vọng được đem sức mình ra cống hiến cho vua, cho nước .Nhưng vớinhà thơ, đó không còn là trách nhiệm mà được nâng cao lên và trờ thành một món “nợ”với trời đất và buộc phải trả bằng mọi giá. Nều không thì sẽ:“ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”Pham Ngũ Lão là một võ tướng vô cùng tài ba, nổi tiếng ở thời Trần. Ông đã giúp rấtnhiều cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. Nhưng trong tâmông vẫn cảm thấy bao nhiêu đấy chưa là gì. Ông “thẹn” khi nghe người đời nói về Vũ Hầutức Khổng Minh Gia Cát Lượng. Không phải vì ông tự ti, tự xem thường mình. Một phần,ông thẹn vì mình chưa có được tài trí như Khổng Minh, thẹn vì còn nhiều thiếu sót, nhưngkhông vì điều này mà làm ông mặc càm. Chưa được thì làm cho được, cố gắng khi nàođược mới thôi. Điều này cho thấy quan niệm tiến bộ trong ông. Thế nhưng, cái “thẹn” màkhiến lời thơ bỗng trở nên chậm lại, lắng xuống là cái “thẹn “ về sự trung thành, một lòngmột dạ với vua với nước. Khổng Minh có quan điểm “ Cúi mình tận tuỵ, đến chết mớithôi”. Và Phạm Ngũ Lão chỉ nói là “kháp kỉ thu”. Sự chênh lệch giữa một đời người và vàinăm là một khoảng cách lớn, đó chính là “nỗi thẹn” của ông, “thẹn” vì chưa hết mình vớivua với nước như Khổng Minh trung thành phục sự Lưu Bị đến tận lúc chết. Đồng thời,hai câu cuối còn toát lên ý chí kiên quyết của ông, sẽ hết lòng vì nước vì dân tới giọt máucuối cùng. Có những cái “thẹn” vì sai lầm, thiếu sót, nhưng cũng có cái “thẹn” trướcnhững cái đẹp ,nhân cách cao quí lại đưa con người ta lên cao hơn.Cái “thẹn” là một nhâncách cao quí của Phạm Ngũ Lão. Trong lịch sử Việt Nam, đã có không ít bậc thầy vănchương cũng có chung nỗi “thẹn” đó. Như Cao Bá Quát, người được nhân dân phong là“Thần siêu-thánh quát” có câu:“ Thập tải quân giao cầu cố kiếmNhất sinh đê thủ bái mai hoa”Giống như Phạm Ngũ Lão, Cao Bá Quát chỉ cúi đầu trước những cái đẹp, trước nhữngnhân cách cao quí. Không vì danh lợi mà khom lưng quì gối trước những cái hèn hạ, thấpkém làm mất đi phẩm chất cao quí của mình.Trở lại với bài thơ “Thuật Hoài”, câu thơ cuối cùng như một lời thề của nhà thơ:Suốt đời trung thành vớivua, với nước, một loàng một dạ, quyết không đổi thay. Bài thơ“Đi thi tự vịnh” của Nguyễn Công Trứ có viết:“ Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông”Trong câu thơ, chủ thể trữ tình là kẻ làm trai trong xả hội phong kiến, bật lên vai trò, vị thếcủa một đấng nam nhi trong cuộc sống, vũ trụ. Chúng ta cũng vậy, sinh ra trên đời, ta phảicó khao khát, chí hướng ngày càng phát triển, tiến bộ. Sống thì phải cống hiến, góp sứcxây dựng đất nước ngày một phồn vinh, thịnh vượng.“Thuật Hoài” là một bài thơ đường luật, ngắn gọn nhưng rất súc tích, khắc hoạ hìnhảnh vẻ đẹp người tráng sĩ mang lý tưởng sống cao đẹp, khí thế của thời đại. Sử dụng biệnpháp phóng đại: “tam quân tì hổ”, “khí thôn ngưu”. Bài thơ bày tỏ hùng tâm tráng khí vàước mơ hoài bão dược cống hiến sức lực, tài trí cho đất nước của một đấng nam nhi lúcbấy giờ. Ngoài ra, sau khi đọc bài thơ, ta thấy được cách sống và lối suy nghĩ tiến bộ,tíchcực của Phạm Ngũ Lão: muốn sống xứng đáng với danh nghĩa anh hùng dân tộc,xem việclập công giúp vua là một món nợ mà phải trả cho kì được. Đó là sực cống hiến không vìdanh lợi, một lời khẳng định âm hưởng hùng mạnh của hào khì Đông A.Phạm Ngũ Lão là một tướng sĩ tài ba nhưng cũng là một nghệ sĩ có trái tim nhạycảm. “Thuật Hoài”cho ta thấy rõ về hào khí Đông A,sức mạnh của một anh hùng và quânđội hùng mạnh của nhà Trần. Qua bài thơ, nhà thơ đã gửi gắm nỗi lòng của mình vào đó,những suy nghĩ trăn trở về việc lập công. Bài thơ rất súc tích qua việc lựa chọn những chitiết có sức gợi hình, gợi cảm lớn để bày tỏ tấm lòng yêu nước của tác giả. Điều đó chothấy nhân cách cao đpẹ của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ cho thấy nhận thức rõ ràng về tráchnhiệm của một đấng nam nhi đối với vận mệnh đất nước. Sau khi đọc bài thơ, mỗi ngườichúng ta hãy tự soi mình vào đó, ta sẽ nhận ra lẽ sống cao đẹp mà mình cần hướng đến saocho xứng đáng với truyền thống hào hùng của dân tộc./.

      Cunghocvui cung cấp đến bạn đọc nghị luận bài Tỏ lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão để nắm rõ kiến thức vận dụng vào bài viết của mình hoàn thiện hơn. Bài viết bao gồm phần dàn ý và phần nghị luận về bài thơ Tỏ lòng một cách rõ ràng và chi tiết để bạn đọc có thể tham khảo một cách trọn vẹn.

Nghị luận bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

      Thời Nguyên Mông, cái tên Phạm Ngũ Lão xuất hiện với dấu ấn đậm nét và mang về chiến công lẫy lừng cho đất nước, cho dân tộc. Ông là một vị anh hùng hào kiệt tài giỏi đem công sức của mình để chiến đấu quân xâm lược giành lại hòa bình cho nước nhà. Bên cạnh đó, không chỉ có tài chiến đấu mà Phạm Ngũ Lão còn giỏi trong việc thơ văn và “Tỏ lòng” là một trong số những sáng tác hay nhất của ông. Bài thơ hiện lên cho người đọc thấy được khí phách hiên ngang luôn sẵn sàng tư thế chiến đấu của quân và dân nhà Trần, họ có lí tưởng đẹp đẽ và sức mạnh to lớn khi đối đầu với quân xâm lược để đem về hòa bình cho đất nước.

                                    “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

                                    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

                                    [Múa giáo non sông trải mấy thu

                                    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu]

    Chỉ với hai câu đầu tiên, Phạm Ngũ Lão đã cho người đọc thấy được cái khí phách hiên ngang của những con người ra chiến trận có thể sánh được núi non của đất trời. Họ luôn trong tư thế “hoành sóc”, tức hiên ngang cầm ngọn giáo để bảo vệ đất nước khi bị xâm lược. Họ, những con người có ý chí chiến đấu, có lí tưởng và hướng về phía trước được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn. “Giang sơn” vốn chẳng chỉ sự to lớn của núi non mà ngụ ý muốn khẳng định rằng sự to lớn của đất nước được sánh ngang với ý chí chiến đấu của quân và dân nhà Trần. Quân và dân nhà Trần đã luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ra trận để đem lại sự hòa bình cho Tổ quốc.

    Vẻ đẹp ấy còn được Phạm Ngũ Lão miêu tả rõ nét thể hiện qua câu thơ thứ hai, rằng “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”, có nghĩa khí thế của những con người hùng tráng ấy còn át cả sao Ngưu. Ba chữ “khí thôn ngưu” đã khẳng định một điều mạnh mẽ tầm vóc lớn lao của quân đội nhà Trần không gì có thể diễn tả hết được. Những con người ấy đã cùng nhau đoàn kết, cùng nhau xây dựng nên lí tưởng và chính họ đã tạo ra sức mạnh để đem đến những chiến công lẫy lừng. Và không điều gì có thể phủ nhận rằng, sức mạnh của quân đội nhà Trần mạnh như hổ báo và có thể lấn át được sự rộng lớn của núi non đất trời.

    Phạm Ngũ Lão đã sử dụng nghệ thuật phóng đại kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo để cho người đọc thấy được sự oai phong lẫm liệt của quân đội nhà Trần khi đồng lòng cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh có thể chống lại quân thù xâm lược. Hai câu thơ đã cho chúng ta thấy được rõ vẻ đẹp của quân và dân nhà Trần với hào khí mạnh mẽ quyết liệt và vẻ đẹp dân tộc ấy chảy dài theo năm tháng, là tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo. 

    Hai câu thơ cuối của bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã ý thức được nỗi lòng và trách nhiệm của đấng nam nhi trong cuộc đời nên ông đã gửi tâm tư của mình qua hai dòng thơ:

                                    “Nam nhi vị liễu công danh trái

                                    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

                                    [Công danh nam tử còn vương nợ

                                    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu]

    Trong bối cảnh thời ấy, những đấng nam nhi có một nỗi sợ to lớn đó chính là nỗi sợ công danh. Phạm Ngũ Lão cho rằng, thân sinh ra đã làm nam nhi thì cũng chắc chắn rằng người ấy phải có món nợ công danh, tức là đem lại sự vẻ vang rực rỡ cho đất nước. “Nam nhi vị liễu công danh trái”, nỗi sợ công danh ấy được thể hiện qua hai điều đó là lập công và lập danh. Một đấng nam nhi từ khi sinh ra phải luôn khắc ghi về nỗi sợ công danh ấy mà hướng đến những ước mơ và hoài bão thì mới trả nợ được cho đời. Công danh ở đây tức là lập công và lập danh. Họ phải có chiến công hay góp sức mình với đất nước, họ phải có danh tiếng sau khi làm việc lớn thì mới hoàn thành được món nợ của chính mình trong cuộc đời.

    Ngay cả Phạm Ngũ Lão cũng luôn băn khoăn về những nỗi sợ công danh của bản thân mình, rằng “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”, tác giả tự hổ thẹn và trách mình chưa thể bằng ai. Phạm Ngũ Lão đưa ra chuyện Vũ Hầu, tức Khổng Minh ngày xưa, đã hoàn thành được hai việc đó là lập công và lập danh. Ông cảm thấy bản thân mình “thẹn” khi so sánh với cha ông vì ông chưa làm được điều gì. Nhưng bên cạnh đó, ở Phạm Ngũ Lão cho ta thấy một điều ông luôn có khát vọng to lớn đó chính là khát vọng của sự cống hiến, ông luôn đặt ra lí tưởng và theo đuổi cái đẹp đẽ đó. Cái thẹn ở đây chính là sự vươn lên của những tráng sĩ thời Trần, họ muốn mang đất nước có thể sánh với những điều to lớn bên ngoài thế giới, và đó là vẻ đẹp đặc biệt của quân và dân nhà Trần thời ấy.

    Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão với hệ thống ngôn từ xúc tích giàu tính biểu cảm, những hình ảnh so sánh đẹp đẽ mà tác giả vận dụng vào bài thơ đã cho thấy được rằng sức mạnh đẹp đẽ, lí tưởng cao cả luôn là những điều mà quân và dân nhà Trần có được. Họ mang âm hưởng của một thời đại anh hùng mạnh mẽ, có hào khí quyết liệt và sẵn sàng đồng lòng cùng nhau vượt lên kẻ thù để đem sự hòa bình và sự vẻ vang cho Tổ quốc.

Video liên quan

Chủ Đề