Nghị quyết hướng dẫn Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại [HG-ĐT] tại tòa án có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, được tòa án nhân dân [TAND] 2 cấp tỉnh triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn thấp do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 

Hòa giải viên Tòa án nhân dân tỉnh nghe đương sự trình bày ý kiến về vụ việc dân sự.

Kết quả thấp

Theo Luật HG-ĐT tại tòa án, HG-ĐT tại tòa án là hoạt động do hòa giải viên tiến hành trước khi tòa án thụ lý vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính theo quy định của luật này. Quyết định công nhận kết quả HG-ĐT có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 

Tháng 2-2021, TAND tỉnh bổ nhiệm 49 hòa giải viên nhiệm kỳ 3 năm, kể từ ngày 1-1-2021 và phân bổ về 9 TAND trong tỉnh. Các hòa giải viên đã có nhiều năm công tác tại các cơ quan tư pháp, có tâm huyết, kỹ năng nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm sống. Các TAND đã niêm yết danh sách hòa giải viên tại trụ sở làm việc; bố trí phòng họp trực tuyến để hòa giải viên tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ do TAND Tối cao tổ chức.

Tuy nhiên, theo thống kê của TAND tỉnh, từ đầu năm 2021 đến ngày 15-2, số đơn đương sự đồng ý HG-ĐT so với số đơn khởi kiện thuộc trường hợp tiến hành HG-ĐT chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 14,2%. Cụ thể, trong 5.942 đơn khởi kiện, yêu cầu thuộc trường hợp tiến hành HG-ĐT tại tòa án có tới 5.098 vụ, việc đương sự không đồng ý HG-ĐT. Trong 844 vụ, việc đương sự đồng ý HG-ĐT, mới có 499 vụ, việc đã giải quyết được, đạt 59%. So với số vụ, việc đương sự đồng ý HG-ĐT, số hòa giải thành, đối thoại thành là 396 vụ, việc, đạt 47%. Các vụ, việc còn lại phải chuyển tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng.

Còn nhiều khó khăn

Vừa hỗ trợ thành công một đương sự khởi kiện ly hôn tham gia hòa giải tại TAND tỉnh, luật sư tập sự Võ Minh Nhật [Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo và cộng sự, Đoàn Luật sư tỉnh] cho biết, việc thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng thông thường cũng có bước hòa giải và qua đó, nhiều trường hợp các bên đã thống nhất được hướng giải quyết. Nhưng để đi đến bước này, phải thụ lý vụ án, lấy lời khai các bên, thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh… HG-ĐT tại tòa án có nhiều ưu điểm hơn vì các bên có thể linh hoạt về thời gian, địa điểm, hình thức; được lựa chọn hòa giải viên; không mất phí làm thủ tục, chi phí theo đuổi vụ việc và bảo mật thông tin. Kết quả HG-ĐT thành được tòa án công nhận và có hiệu lực như quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

Thế nhưng, theo đánh giá của TAND tỉnh, đa số người dân, nhất là ở miền núi, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của luật, chưa tin tưởng vào công tác HG-ĐT tại tòa án nên đã chọn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Nhiều người lại muốn vụ việc được giải quyết nhanh, sớm đưa ra xét xử. Khi nhận được thông báo lựa chọn hòa giải viên kèm danh sách, đa số đương sự lại lúng túng nên tòa án phải chỉ định với sự đồng ý của họ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng người được phân công hòa giải nhiều, người được phân công ít.

Hiện nay, do chưa có biên chế thư ký giúp việc lưu trữ, quản lý hồ sơ hòa giải, tống đạt văn bản nên các TAND phải trưng dụng bộ phận văn thư, thư ký giúp việc cho thẩm phán làm việc này, nhưng quyền lợi, trách nhiệm của họ chưa được quy định. Bà Nguyễn Thị Minh Thư, hòa giải viên TAND tỉnh phản ánh, hòa giải viên đã khắc phục tự soạn thảo văn bản, nhưng hầu hết họ là cán bộ, công chức về hưu, mắt đã kém, đánh máy không chuẩn. 

Bên cạnh đó, do không có con dấu riêng, các văn bản gửi đương sự chỉ có chữ ký của hòa giải viên, đóng dấu treo của tòa án, khiến người dân chưa tin tưởng. Một số TAND cấp huyện phải tận dụng phòng làm việc, sảnh cơ quan, phòng nghị án... làm phòng hòa giải. Hiện nay, cũng chưa có cơ chế giám sát hoạt động của hòa giải viên; chưa có hướng dẫn về thủ tục tống đạt thông báo, quyết định, giấy mời. Do đó, tòa án, hòa giải viên không biết có thể áp dụng tương tự hình thức cấp tống đạt văn bản tố tụng của Bộ luật Tố tụng dân sự hay không, và nếu được thì có thể dùng kinh phí chi cho công tác HG-ĐT để hợp đồng với đơn vị có chức năng tống đạt thực hiện không…

Theo ông Nguyễn Anh - Chánh án TAND tỉnh, để Luật HG-ĐT tại tòa án thực sự đi vào cuộc sống, trở thành phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tốt nhất, rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật. TAND tỉnh cũng đề nghị cấp kinh phí để thuê trụ sở, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác HG-ĐT; bổ sung thư ký giúp việc cho hòa giải viên để nâng cao hiệu quả lưu trữ hồ sơ, tống đạt văn bản HG-ĐT. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên; quy định cụ thể trách nhiệm của hòa giải viên trong tiếp xúc với đương sự.

NGUYỄN VŨ

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Sách "Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp dành cho thẩm phán" do tác giả Quí Lâm hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp dành cho thẩm phán

Tác giả: Quí Lâm

Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội

3. Tổng quan nội dung sách

Luật Hòa Giải, Đối Thoại Tại Tòa Án số 58/2020/QH14 ngày 16-6-2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 [có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2021]. Nội dung nổi bật của Luật là không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:

- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;

- Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;

- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;

- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, ngày 10-6-2020 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV cũng đã thông qua Luật Giám Định Tư Pháp sửa đổi số 56/2020/QH14 [có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2020], bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp…

Nhằm mục đích, góp phần tuyên truyền, phổ biến các chính sách mới nhất về công tác thẩm phán. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội xuất bản cuốn sách:"Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giám định tư pháp và pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp dành cho thẩm phán" do tác giả Quí Lâm hệ thống.

Nội dung của cuốn sách bao gồm những phần chính sau:

Phần I. Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp

Phần này tác giả trình bày toàn văn Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp 2020.

Phần II. Nguyên tắc áp dụng pháp luật và những quy định của Luật pháp về việc yêu cầu đổi thẩm phán

Mục I. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán và những quy định của luật pháp về việc yêu cầu đối thẩm phán

1. Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ [Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP]

2. Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm [Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP]

3. Giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu [Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP]

4. Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ [Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP]

5. Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán [Quyết định 87/QĐ-HĐTC]

6. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán

Mục II. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

2. Quy định của luật pháp về việc yêu cầu đổi thẩm phán

Phần III. Án lệ -những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động xét xử

1. Tìm hiểu về án lệ

2. Các án lệ đã công bố

Phần IV. Các Nghị quyết, quyết định, thông tư quan trọng liên quan công tác xét xử tại Tòa án

I. Các nghị quyết do quốc hội, tòa án nhân dân tối cao ban hành

1. Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định vè mức thu, miễn, giảm, thu , nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

2. Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 BAn hành quy chế phối hợp giữa tòa án nhân dân tối cao và Bộ quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức

3. Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

4. Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13

5. Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản

6. Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

7. Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP Về việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án

8. Nghị quyết 04/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

II. Những quyết định của Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện chỉ thị 35-CT/TW và một số công tác khác

III. Thông tư của Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng liên quan đến việc thi hành án

Dưới đây, Luật Minh Khuê chia sẻ một số quy định tại Nghị quyết 04/NQ-HĐTP hướng dẫn về trả lại đơn khởi kiện tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để bạn đọc tham khảo:

Điều 2. Về người khởi kiện không có quyền khởi kiện quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tạiĐiều 186, Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

a] Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tạiĐiều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diệnhợp pháp;

b] Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tạiĐiều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

Ví dụ: Tổ chức A [không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tạikhoản 1 Điều 27 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010] cho rằng Công ty B bán hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quychuẩnkỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chịC[người tiêu dùng] mua sử dụng bị thiệt hại nên Tổ chức A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường thiệt hại cho chịC. Trường hợp này, Tổ chức A không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tạikhoản 3 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2. Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi íchhợp phápcủa họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

Ví dụ: Cụ A chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà X nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ A có con là ông B [còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theoĐiều 621 Bộ luật dân sự năm 2015]. Trường hợp này, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anhClà con của ông B không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ A theo pháp luật.

Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

1. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi íchhợp phápcủa mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tạiĐiều 201 Bộ luật lao động năm 2012,khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tạiĐiều 202 Luật đất đai năm 2013thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Điều 4. Về vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tạiđiểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

Ví dụ: Theo quy định tạikhoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tạiĐiều 100 Luật đất đai năm 2013có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tạikhoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013đểgiải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

4. Đánh giá bạn đọc

Tác giả đã trích dẫn toàn văn hai Luật mới để phục vụ bạn đọc tra cứu, tìm hiểu nhằm phổ biến pháp luật sâu rộng trong nhân dân nói chung và phục vụ công tác tòa án nói riêng đó là: Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật giám định tư pháp 2020.

Bên cạnh đó, tác cũng trình bày nhiều nội dung hướng dẫn công tác đối với ngành Tòa án và hoạt động của Thẩm phán trong xét xử: quy tắc đạo đức ứng xử, kỹ năng nghề nghiệp, án lệ,...

Bằng việc hệ thống nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn công tác ngành tòa án, nội dung cuốn sách được có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Cuốn sách "Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp dành cho thẩm phán" do Quí Lâm hệ thốnglà tài liệu hữu ích đối với cán bộ ngành tòa án.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề