Người mụn nhọt là nguyên nhân vì sao

Loại bỏ mụn nhọt là niềm mong muốn của nhiều người. Đặc biệt là mụn nhọt ở mặt ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, mụn nhọt ở mông gây trở ngại trong sinh hoạt. Để loại bỏ mụn nhọt đúng cách và không để lại sẹo, chúng ta cần tìm hiểu về nó trong bài viết sau của Docosan.

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là các áp xe da do nhiễm tụ cầu ở nang lông và tuyến bã nhờn. Hậu bối là các cụm nhọt tập trung với nhau dưới da, gây hóa mủ sâu hơn và để lại sẹo. Tình trạng của nhọt được chẩn đoán bằng biểu hiện lâm sàng. Phương pháp điều trị nhọt hiệu quả đã được chứng minh khoa học là chườm ấm và sử dụng kháng sinh đường uống chống tụ cầu vàng.

Lúc đầu, vùng da bị nhiễm trùng chuyển sang màu đỏ và một cục u mềm phát triển. Sau bốn đến bảy ngày, khối u to dần và bắt đầu chuyển sang màu trắng vì mủ tích tụ dưới da.

Những vị trí phổ biến nhất để mụn nhọt xuất hiện là ở mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi mụn nhọt hình thành trên mí mắt, nó được gọi là lẹo.

Mụn nhọt và cụm nhọt có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi khỏe mạnh nhưng thường gặp hơn ở những người béo phì, suy giảm miễn dịch, người già và những người bị bệnh tiểu đường.

Mụn nhọt

Các loại mụn nhọt

  • Nhọt cụm hay nhọt chùm : Nhọt dạng này có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run, có thể để lại sẹo trên da.
  • Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn do viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
  • U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

Hầu hết mụn nhọt là do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Đôi khi mụn nhọt phát triển tại những vị trí da bị rách do vết thương nhỏ hoặc vết côn trùng cắn, điều này giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Bất kì ai ở độ tuổi hay giới tính nào cũng đều có khả năng bị mụn nhọt cao hơn khi có thêm các yếu tố sau:

  • Tiếp xúc gần với người bị nhọt như đụng vào nhọt, dùng chung đồ đạc
  • Bệnh tiểu đường làm cho cơ thể bạn khó chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng da do vi khuẩn.
  • Da đang bị mụn trứng cá và bệnh chàm dễ bị mụn nhọt
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Khí hậu nóng và ẩm, sự bít tắc nang lông do mụn trứng cá
  • Khu dân cư đông đúc với điều kiện vệ sinh kém.
Da đang bị mụn trứng cá và bệnh chàm dễ bị mụn nhọt

Triệu chứng mụn nhọt

Mụn nhọt bắt đầu là một cục cứng trên da, màu đỏ, gây đau đớn, thường có kích thước khoảng 1-2cm. Trong vài ngày tiếp theo, khối u trở nên mềm hơn, lớn hơn và đau hơn. Ngay sau đó, một túi mủ hình thành trên đầu nhọt. Sau đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng:

  • Da xung quanh nhọt bị nhiễm trùng khi nó chuyển sang màu đỏ, đau, ấm và sưng.
  • Nhiều nhọt mọc thêm xung quanh nốt nhọt ban đầu tạo thành cụm nhọt
  • Có thể kèm theo sốt
  • Các hạch bạch huyết có thể sưng lên
Triệu chứng của mụn nhọt

Biến chứng do điều trị mụn nhọt sai cách

Hiếm khi vi khuẩn từ nhọt hoặc mụn nhọt có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng lan rộng, thường được gọi là nhiễm độc máu [nhiễm trùng huyết], có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu bên trong cơ thể bạn, chẳng hạn như tim [viêm nội tâm mạc] và xương [viêm tủy xương].

Tự nặn mụn nhọt có thể để lại sẹo rỗ và các biến chứng khác

Chẩn đoán và điều trị mụn nhọt

Bác sĩ chỉ cần quan sát nốt mụn để chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu sau vài đợt điều trị kháng sinh không có kết quả, bác sĩ sẽ lấy mủ từ mụn nhọt để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây mụn để chỉ định lại thuốc điều trị.

Đối với nót mụn nhọt nhỏ, bạn có thể thử 10 cách trị mụn nhọt tại nhà để giảm đau và kích thích nốt mụn mau thoát mủ. Đồng thời, bên cạnh việc chăm sóc da mụn, nhiều người cũng thắc mắc bị mụn nhọt kiêng ăn gì thì sau đây là những thực phẩm bạn nên kiêng khi bị mụn nhọt:

  • Các món ăn có gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu, gừng, …
  • Các loại trái cây tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt…;
  • Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê hoặc nước ngọt có ga….
  • Các món ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai tây chiên
Không nên ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ, socola khi bị mụn nhọt

Đối với cụm nhọt và mụn nhọt lớn hơn, bác sĩ có thể dùng một trong hai hoặc kết hợp điều trị:

  • Mổ mụn nhọt và dẫn lưu mủ: Bác sĩ có thể làm tiêu một khối u lớn hoặc nhọt bằng cách rạch một đường trên đó. Các vết nhiễm trùng sâu không thể tiêu hoàn toàn có thể được băng gạc vô trùng để thấm và loại bỏ thêm mủ.
  • Chỉ định thuốc kháng sinh: Đôi khi bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp chữa lành mụn nhọt lớn hoặc mụn nhọt tái phát.

Phòng ngừa nổi mụn nhọt

Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tránh nhiễm trùng tụ cầu và tránh nhọt:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn để ngăn cản tay đưa vi khuẩn lên mặt.
  • Che vết thương hở bằng băng gạc, tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, ga trải giường, dao cạo râu, quần áo, dụng cụ thể thao và các vật dụng cá nhân khác.
  • Hãy giặt khăn tắm và khăn trải giường của người bị nhọt bằng chất tẩy rửa và nước nóng có pha thêm thuốc tẩy, sau đó sấy khô bằng máy sấy nóng.
Dùng khăn sạch để vệ sinh da mặt

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám da liễu ngay khi bạn bị mụn nhọt và:

  • Bạn bị mụn nhọt ở mặt
  • Bạn bị nhọt và một tình trạng lâu dài chẳng hạn như bệnh tiểu đường
  • Vùng da xung quanh nhọt của bạn cảm thấy nóng và đau
  • Mụn nhọt tồn tại suốt 2 tuần và những cách trị mụn nhọt bạn thử không hiệu quả
  • Mụn nhọt tái phát
  • Bạn bị cụm nhọt
  • Bạn cảm thấy nóng và rùng mình
Gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, bạn có thể chăm sóc da bị mụn nhọt tại nhà và kiên nhẫn đợi mụn nhọt tự lặn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khi mụn nhọt to ra, đau hơn, nhiều bạn lo lắng không biết khám mụn nhọt ở đâu thì sau đây là một số bác sĩ có chuyên môn trị mụn nhọt.

Các bác sĩ da liễu điều trị mụn nhọt

Một số bác sĩ điều trị mụn nhọt hiệu quả tại TP.HCM:

  • Bác sĩ Thái Thanh Yến – 10 năm kinh nghiệm trị các loại mụn – Quận 3
  • Bác sĩ Lê Hoài Hương – hơn 10 năm kinh nghiệm trị mụn – Quận 10
  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm điều trị Da liễu – Quận Bình Tân

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm những thông tin và kiến thức để điều trị và phòng ngừa nổi mụn nhọt. Đừng quên theo dõi Docosan để đón đọc thêm những thông tin y tế chuẩn xác khác.

Video liên quan

Chủ Đề