Virus sars–cov–2 có hình dạng như thế nào

Cấu trúc của SARS-CoV-2 khá đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA

Cấu trúc của SARS-CoV-2 khá đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA, tức cấu trúc di truyền của nó, bao quanh bộ gene là lớp vỏ glycoprotein. Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 có các gai glycoprotein có hình dạng giống chiếc vương miện. Dựa vào bộ gene của các loại coronavirus, người ta thấy rằng phần lớn các bộ gene này khá giống nhau.

SARS-CoV-2 có ái lực đặc biệt với thụ thể ACE2 [angiotensin-converting enzyme 2] có trong các tế bào ở đường hô hấp; đặc biệt ở các tế bào mô phổi. SARS-CoV-2 dùng các gai glycoprotein nằm ở vỏ bọc ngoài của nó, như cái “chìa khóa” mở cửa đi vào vào các thụ thể ACE2 là “ổ khóa” nằm trên màng tế bào ký chủ, để chui vào bên trong tế bào ký chủ là các tế bào mô phổi.

Khác với vi khuẩn, virus không có bộ máy sinh sản, nên phải xâm nhập được vào bên trong tế bào bệnh nhân và dùng bộ máy sinh sản của tế bào chủ để phát triển, sinh sản thêm virus mới. SARS-CoV-2 là một coronavirus có bộ gene sợi RNA đơn dạng xoắn, tương đương với mRNA của tế bào ký chủ. Khi vào được bên trong tế bào sẽ nhanh chóng chế tạo các vật liệu cần thiết [gồm các protein và enzym] để sinh sản thêm nhiều sợi RNA mới [bản sao], tạo ra các SARS-CoV-2 mới, gọi là nhân bản.

Đột biến của virus là những lỗi sai về gene của virus. Andria Rusk, giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm của Đại học Quốc tế Florida [Mỹ], giải thích trên McClatchy News: “Càng lây lan nhiều lần giữa các vật chủ khác nhau, thì lần virus lại tạo ra một bản sao của chính mình, nhưng sao bản không chuẩn chỉnh giống y 100%, đưa đến đột biến”.

Thuật ngữ “biến thể” thường được dành cho một loại virus khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể.

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khẳng định tầm quan trọng của việc xác định những đột biến nào gây ra thay đổi trong hành vi của virus như tính dễ lây lan, độc lực cao hơn; hoặc sự đáp ứng khác với các biện pháp điều trị.

WHO đã xác nhận có một đột biến D614G có mặt trong virus SARS-CoV-2 đang phân bố trên toàn thế giới. Gọi là đột biến D614G vì có 1 amino acid thay đổi từ dạng Aspartate [D] thành Glycine [G] ở vị trí 614 trong cấu trúc gen của nó, phần tạo ra protein gai của virus. Protein gai rất quan trọng trong quá trình gắn và xâm nhập của virus vào trong tế bào người bằng cách bám vào các thụ thể ACE2.

Thuật ngữ “biến thể” thường được dành cho một loại virus khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể. Sự khác biệt này có thể ở tính dễ lây [khả năng truyền bệnh] độc lực [khả năng gây bệnh] của virus hoặc sự nhạy cảm với thuốc điều trị [khả năng chịu đựng].

Một biến thể của SARS-CoV-2 đang hoành hành ở Âu Mỹ là D614G. Một nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos [Mỹ] đã công bố một nghiên cứu về sự xuất hiện một dạng mới của SARS-CoV-2. Trong khi CNN đăng một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Cell về một biến thể của virus này. Cả hai nghiên cứu đều cho rằng, dạng/chủng mới này truyền từ châu Âu sang Mỹ, có khả năng lây cao hơn so với dạng/chủng cũ.

Các biến thể khác của SARS-CoV-2 phát hiện ở Brazil, Nam Phi và Anh trong thời gian qua đã được phân loại là “cần quan tâm”. Bởi chúng dễ lây lan hơn, độc lực cao hơn, hoặc có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể.

Người ta nghi ngờ tình trạng gia tăng kỷ lục các ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay là do biến thể có tên B.1.617 của SARS-CoV-2.

Biến thể B.1.617 đã được WHO phân loại là “biến thể lo ngại ở mức độ toàn cầu”, và đang trong quá trình theo dõi.

SARS-CoV-2 có thể tạo biến thể phức tạp bất cứ lúc nào. Do vậy, để phòng ngừa, người dân nên thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt là thực hiện 5K. Không được lơ là, chủ quan trong việc phòng ngừa cá nhân cũng như phòng, chống dịch trong cộng đồng.

Thông điệp 5K từ Bộ Y tế

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/sars-cov-2-dot-bien-tao-bien-the-ra-sao-n194353.html

Corona là một họ virus lớn, gồm rất nhiều các virus khác nhau. Một số lượng lớn các loại virus corona khác nhau đã được tìm thấy ở loài dơi [được cho là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tiến hóa của virus, đặc biệt là với alpha và beta coronavirus], tuy nhiên còn có nhiều loại động vật khác có thể là vật chủ trung gian hoặc là nguồn dự trữ mầm bệnh.

Các virus corona [coronaviruse - CoV] đã được xác định là tác nhân gây bệnh ở người từ những năm 1960. Sự lây nhiễm virus corona xuất hiện không chỉ ở con người mà còn ở nhiều loài động vật có xương sống khác. Bệnh lí do virus corona gây ra ở người chủ yếu là các bệnh về hô hấp hoặc tiêu hóa, tuy nhiên các biểu hiện bệnh diễn ra rất khác nhau, từ những biểu hiện cảm lạnh thông thường cho tới những nhiễm trùng hô hấp nặng, chẳng hạn như viêm phổi.

Các virus corona đã biến đổi để có thể gây bệnh và trở thành dịch lớn ở con người, chẳng hạn như Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng [Severe Acute Respiratory Syndrome - SARS] năm 2003 hay Hội chứng hô hấp Trung Đông [Middle East Respiratory Syndrome - MERS] năm 2012, và COVID-19 [tên trước đây là 2019-nCoV] hiện đang gây dịch cũng là virus thuộc họ corona.

Các virus corona là các virus RNA có cấu trúc bao ngoài [envelope] thuộc bộ Nidovirales. Với cấu trúc bề mặt đặc trưng, dưới kính hiển vi điện tử chúng có ngoại hình như những chiếc vương miện, và đó là lý do vì sao tên Latin của chúng là corona [có nghĩa là “vương miện”]. Phân họ Orthocoronavirinae của họ Coronaviridae được phân sâu hơn thành bốn loại là alpha, beta, delta và gamma coronavirus. Riêng betacoronavirus lại tiếp tục được phân sâu hơn nữa thành Embecovirus, Hibecovirus, Merbecovirus, Nobecovirus và Sarbecovirus. Các virus corona được phát hiện từ giữa những năm 1960 và được xác nhận có thể lây nhiễm cho người cũng như nhiều loài động vật [bao gồm các loài chim và thú có vú]. Các tế bào biểu mô của đường hô hấp và đường tiêu hóa là mục tiêu chính của các virus corona. Vì lý do này, sự phát tán và lây truyền của virus sẽ diễn ra thông qua các hệ cơ quan này, bằng các con đường: vật lây nhiễm [fomite], không khí hoặc đường phân miệng.

Cho đến ngày nay đã xác định 7 loại virus corona lây nhiễm ở con người. Các loại virus corona thường gặp như Betacoronavirus HCoV-OC43 và HCoV-HKU1, cũng như Alphacoronavirus HCoV-229E là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, nhưng cũng có thể gây ra các nhiễm trùng nặng đường hô hấp dưới ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi. Alphacoronavirus HCoV-NL63 được xác định là một nguyên nhân quan trọng gây viêm thanh khí phế quảnviêm phế quản ở trẻ em.

Sự biến đổi của virus corona đã khiến nhiều đại dịch bùng phát ở người, có thể kể đến như SARS-CoV [2002, Betacoronavirus, chủng Sarbecovirus] và MERS-CoV [2012, Betacoronavirus, chủng Merbecovirus]. Cuối năm 2019, 2019-nCoV [tên chính thức hiện nay là COVID-19] là loại virus corona biến chủng đã gây ra hàng loạt ca viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, và hiện đã trở thành mối lo ngại ở nhiều quốc gia. COVID-19 có mối liên quan gần với SARS-CoV, Betacoronavirus chủng Sarbecovirus.

Sự biến đổi của virus corona đã khiến nhiều đại dịch bùng phát ở người, có thể kể đến như SARS-CoV, MERS-CoV và hiện nay là Covid-19

Trong thời điểm xảy ra Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng có liên quan tới virus corona [Severe Acute Respiratory Syndrome-related coronavirus - SARS-CoV] năm 2002 - 2003, virus đã lây nhiễm cho 8096 người, gây viêm phổi nghiêm trọng, và có 774 ca tử vong [tỷ lệ tử vong theo số ca bệnh là 10%].

Đối với Hội chứng hô hấp Trung Đông có liên quan tới virus corona [Middle East Respiratory Syndrome-related coronavirus - MERS-CoV], lạc đà là nguồn dự trữ mầm bệnh quan trọng và được xác định là động vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người. Đa số các ca nhiễm bệnh được phát hiện tại Arabian Peninsula, và một số ít ca ở các nước khác. Lây truyền xuất hiện giữa những người ở chung phòng với bệnh nhân, ở người thân bệnh nhân và ở các nhân viên y tế. Tỉ lệ tử vong theo số ca bệnh ước tính khoảng 35%.

Đối với COVID-19, ca bệnh đầu tiên được báo cáo là một bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi ngày 31 tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó, số ca bệnh tăng rất nhanh, chủ yếu là ở Trung Quốc, cũng như đối với những đối tượng du lịch có liên quan tới Vũ Hán. Sự lây truyền giữa người sang người đã xảy ra, giữa những người có tiếp xúc với người bệnh và ở các nhân viên y tế.

Một số lượng rất lớn các virus corona khác nhau đã được tìm thấy ở loài dơi

Một số lượng rất lớn các virus corona khác nhau đã được tìm thấy ở loài dơi [được cho là đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tiến hóa của virus, đặc biệt là với alpha và beta coronavirus], tuy nhiên còn có nhiều loại động vật khác có thể là vật chủ trung gian hoặc là nguồn dự trữ mầm bệnh.

Thời gian ủ bệnh của các virus corona rất thay đổi, từ 2 tới 14 ngày. SARS-CoV có thời gian ủ bệnh từ 3 tới 10 ngày, còn MERS-CoV có thể lên tới 14 ngày.

Ở con người, sự lây truyền của các virus corona giữa người mắc bệnh và người không mắc bệnh có thể xảy ra thông qua dịch tiết đường hô hấp. Sự lây truyền này có thể diễn ra trực tiếp thông qua giọt bắn từ các hành động ho, hắt hơi, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật hoặc bề mặt có chứa mầm bệnh, cũng như thông qua tiếp xúc gần, chẳng hạn như đụng chạm hoặc bắt tay, sau đó chạm vào mũi, mắt hoặc miệng của bản thân. Nhiễm trùng bệnh viện đã được miêu tả là một phương thức lây truyền quan trọng trong dịch tễ học của SARSMERS.

Đối với SARS-CoV, dơi là nguồn gốc ban đầu của virus, sau đó lan truyền cho loài cầy vòi Himalaya, chồn bạc má và lửng chó Trung Quốc ở các chợ động vật sống ở Quảng Đông, Trung Quốc. Những người săn bắt, vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ những động vật này đã bị lây nhiễm và sau đó lây truyền cho những người khác thông qua lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Đối với MERS-CoV, lây nhiễm từ người sang người có liên quan tới hệ thống chăm sóc y tế đóng vai trò chính trong đa số các ca bệnh. Mặc dù sự lây truyền trực tiếp từ người sang người [chẳng hạn như qua giọt bắn, không khí,...] vẫn chưa được xác định rõ, nhưng tiếp xúc gần đã được biết tới là điều kiện thuận lợi cho lây truyền. Tiếp xúc với động vật cũng có thể là một con đường nhiễm bệnh, và lây nhiễm do tiêu thụ sữa lạc đà chưa qua xử lý, hay tiêu thụ các sản phẩm từ lạc đà có liên quan tới các ca bệnh MERS-CoV đã được báo cáo.

Đối với COVID-19, nguồn lây nhiễm bệnh, động vật chủ và động vật dự trữ mầm bệnh cho đến nay chưa được xác định rõ. Việc lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn đã được xác nhận.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: WHO và ecdc.europa.eu

So sánh Sars và Covid19

Cách ly phòng nCoV tại nhà như thế nào là đúng và an toàn?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề