Người viết chữ đẹp là người như thế nào

Chữ như thế nào là đẹp? Đây hẳn là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh, người rèn chữ đẹp. Nhiều người thường tập trung vào cách rèn chữ mà quên đi định nghĩa, tiêu chuẩn chữ đẹp. Như vậy, người rèn chữ sẽ không thể đánh giá chính xác bài rèn chữ đã đạt hay chưa. Bài viết dưới đây của Butmay.vn sẽ giúp bạn nắm bắt các tiêu chí đánh giá chữ đẹp!

Tiêu chí đánh giá chữ như thế nào là đẹp?

Khá khó khăn để bạn có thể đánh giá chữ như thế nào coi là đẹp? Nhất là với các bậc phụ huynh không có chuyên môn về rèn chữ. Vậy thì các tiêu chí dưới đây sẽ giúp bố mẹ nắm rõ và đồng hành cùng con trong quá trình rèn chữ nhanh tiến bộ.

Kích thước chữ

Kích thước của chữ viết là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi chữ quá to hay quá bé đều làm giảm tính thẩm mỹ của bài rèn chữ. Chữ đẹp là chữ được viết theo quy chuẩn, vừa vặn đúng với ô ly dòng kẻ.

Độ nghiêng, đứng của chữ

Đối với chữ đứng, các nét phải thẳng theo đường ô ly. Còn khi rèn chữ nghiêng, người viết cũng cần lưu ý độ nghiêng vừa phải, nếu nghiêng quá sẽ rất khó nhìn. Theo đó, độ nghiêng chuẩn là khoảng 15 đến 25 độ nghiêng về bên phải.

Khoảng cách giữa các con chữ

Khoảng cách nối giữa các chữ cũng là tiêu chí đánh giá chữ đẹp. Tiêu chuẩn khoảng cách này là 1 ô ly. Nếu người rèn chữ viết cách xa hoặc gần sát hơn thì tổng thể bài viết sẽ không được đẹp. 

Đọc thêm bài viết: Bật mí 5 phương pháp viết chữ đẹp đơn giản nhất

Bật mí bí quyết để rèn chữ đạt tiêu chuẩn chữ đẹp

Để đạt tiêu chuẩn chữ đẹp, người rèn chữ dù là giáo viên hay trẻ nhỏ đều cần kiên trì. Ngoài ra, một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn sớm đạt được thành quả như ý:

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ rèn chữ chất lượng

Để rèn chữ đẹp, tất nhiên bạn cần đến sự trợ giúp của các dụng cụ bao gồm: Vở, bút. Nhiều ý kiến cho rằng phải có bút máy mới rèn được chữ đẹp theo tiêu chuẩn. Trên thực tế, người dùng có thể có nhiều lựa chọn theo sở thích, kỹ năng và thói quen. 

Bên cạnh chọn bút phù hợp thì người dùng cũng nên chú ý tới mực viết và vở viết. Đa phần mực viết được chọn có màu nổi bật như tím, xanh đen,… Ngoài ra, vở viết thường là vở ô ly dày dặn để tránh thấm mực sang trang bên.

Thả lỏng tay trong quá trình rèn chữ

Bạn chỉ nên rèn chữ nếu đôi tay thực sự thư giãn, thả lỏng. Nếu không, nét chữ của bạn sẽ rất cứng, khó đưa nét hoàn mỹ. Điều này bạn rất dễ bắt gặp nếu không viết thường xuyên.

Tư thế ngồi rèn chữ đúng chuẩn

Yêu cầu tối quan trọng mà người rèn chữ cần đáp ứng chính là tư thế khoa học. Người rèn chữ cần ngồi thẳng lưng, tay phải cầm bút và tay trái để giữ mép vở. Thay vì dùng ghế tựa, ghế cứng sẽ thích hợp để người viết không bị đung đưa cơ thể trong quá trình rèn chữ.

Hy vọng với giải đáp chữ như thế nào là đẹp được Butmay.vn bật mí trên đây, bạn đọc đã có câu trả lời ưng ý. Hãy bắt đầu bằng việc sắm dụng cụ hỗ trợ rèn chữ tại Butmay.vn!

Chữ viết của một người cũng độc đáo như cá tính của người đó. Điều này khiến chúng ta rất dễ kết nối hai sự việc với nhau. Xem tướng chữ là một thử thách thú vị, nhất là khi bạn muốn kiểm tra một người quen biết, tuy độ chính xác là rất hạn chế. Nếu quan tâm hơn về mặt khoa học, bạn hãy tìm hiểu cách mà các chuyên viên điều tra so sánh nét chữ của các nghi phạm và chữ trên mảnh giấy đòi tiền chuộc.

  1. 1

    Đừng quá nghiêm túc về thuật xem tướng chữ. Các thầy xem tướng chữ tuyên bố rằng họ có thể đoán được tính cách của một người qua nét chữ. Có lẽ điều này cũng có một phần sự thực – chúng ta đều hình dung được những nét chữ “mạnh mẽ” hoặc “cẩu thả” trông như thế nào. Tuy nhiên, vì những tuyên bố này không được chứng minh là đúng trong các kiểm chứng khoa học, các nhà khoa học cho rằng thuật xem tướng chữ chỉ là thứ ngụy khoa học và không hiệu quả.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tốt lắm thì mối tương quan này chỉ được đưa ra dựa trên các phỏng đoán và kèm theo đó là nhiều ngoại lệ. Đây là một môn khá lý thú, nhưng bạn không nên dùng cách này để xét đơn xin việc hoặc đổi bạn bè.

    • Đừng bao giờ tin bất cứ ai tuyên bố rằng họ có thể phát hiện tội phạm hoặc kẻ ngoại tình qua chữ viết. Điều này là bất khả thi, và những cáo buộc đó có thể gây hại cho nạn nhân một cách phi lý.

  2. 2

    Lấy mẫu chữ. Nếu có thể, bạn hãy lấy mẫu chữ viết thường [các chữ cái dính liền nhau] trên trang giấy không có dòng kẻ. Điều này sẽ giúp việc phân tích nét chữ được dễ dàng hơn là viết theo lối chữ in hoặc viết trên giấy có dòng kẻ. Tốt hơn nữa, bạn hãy lấy nhiều mẫu chữ được viết cách nhau ít nhất vài tiếng. Nét chữ sẽ thay đổi tùy theo tâm trạng và tình huống, do đó các đặc điểm của một mẫu duy nhất có thể chỉ là sự giả tạo nhất thời.

  3. 3

    Xem xét lực ấn của nét bút. Có người ấn mạnh trên giấy khi viết, có người lại lướt rất nhẹ. Bạn có thể thấy điều này qua độ đậm của chữ viết và độ hằn trên mặt sau tờ giấy. Sau đây là những diễn giải của các thầy xem tướng chữ về đặc điểm này:[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lực ấn mạnh biểu hiện sự mạnh mẽ về cảm xúc. Người viết có thể là người có cảm xúc mãnh liệt, ham khoái lạc hoặc tràn trề sinh lực.
    • Lực ấn trung bình cho thấy chủ nhân của chữ viết là người tương đối điềm tĩnh và vững vàng. Họ có thể có kỹ năng tốt về nhận thức và trí nhớ.
    • Lực ấn nhẹ là dấu hiệu của một người có tính hướng nội hoặc ưa thích môi trường yên tĩnh hơn.

  4. 4

    Nhìn vào độ nghiêng của nét chữ. Chữ viết, đặc biệt là chữ viết thường, hay có xu hướng nghiêng sang trái hoặc phải. Bạn có thể thử phân tích như sau, đặc biệt chú ý đến các chữ viết liền có những nét vòng ở trên [như các chữ b, d, hoặc h]:

    • Chữ nghiêng sang phải thường thấy khi người viết hăm hở hoặc viết nhanh một cách hăng hái. Nếu đặc điểm này thường xuất hiện, chủ nhân của chữ viết kiểu này có thể có tính cách quyết đoán và tự tin.
    • Chữ nghiêng sang trái có thể bộc lộ sự miễn cưỡng khi viết hoặc biểu hiện sự che giấu cảm xúc. Một số người cho rằng những người viết chữ nghiêng sang trái thường ít hợp tác hơn những người viết nghiêng sang phải.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Chữ viết với nét thẳng đứng có thể cho thấy người viết làm chủ được cảm xúc.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ghi chú — Điều này có thể không áp dụng cho người viết tay trái.

  5. 5

    Quan sát dòng chữ. Khi viết trên giấy không có dòng kẻ, người ta thường không viết được thẳng hàng lắm. Bạn hãy đặt thước kẻ ngang tờ giấy và so sánh với góc của hàng chữ viết:[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hàng chữ leo dốc có thể là biểu hiện của tính lạc quan và tâm trạng vui vẻ.
    • Hàng chữ xuống dốc có thể là dấu hiệu của sự nản chí hoặc mệt mỏi.
    • Dòng chữ lượn sóng lên xuống có thể cho thấy một người thất thường hoặc không kiên định, hoặc thiếu kỹ năng viết.

  6. 6

    Nhìn kích cỡ của chữ viết. Chữ viết to cho thấy người viết có tính hướng ngoại và hòa đồng. Chữ viết nhỏ có thể biểu thị một người ẩn dật, hướng nội hoặc hà tiện.

  7. 7

    So sánh khoảng cách giữa các chữ cái và các từ. Có phải bạn của bạn viết các chữ cái ép sát vào nhau? Nếu thế thì có thể anh ta là người tự ti hoặc hướng nội. Nếu các chữ cái được kéo dài ra thì có thể anh ta là người hào phóng và độc lập.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Các thầy xem tướng chữ cũng thường nhìn vào khoảng cách giữa các từ; nếu các từ được viết càng gần nhau thì chứng tỏ người viết càng thích sự đông đúc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Một số người có cách lý giải khác và cho rằng khoảng cách rộng hơn giữa các từ cho thấy một tư duy sáng suốt và chặt chẽ hơn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  8. 8

    Quan sát sự kết nối giữa các chữ cái. Các nét nối giữa các chữ viết thường sẽ cung cấp nhiều manh mối cho việc phân tích nét chữ, bởi vì có rất nhiều biến thể phong phú. Các thầy xem tướng chữ hiếm khi đồng ý về những điều này, nhưng sau đây là một vài diễn giải:[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vòng hoa: các đường cong có dạng hình chén, mở ra ở trên. Kiểu chữ này có thể cho thấy sự mạnh mẽ và nồng ấm của người viết.
    • Mái vòm: các đường cong hướng xuống biểu hiện cho tính cách chậm rãi và nghiêm nghị hơn, nhưng cũng có thể biểu thị cho những người có tính sáng tạo.
    • Sợi chỉ: nét bút càng về gần cuối từ càng nhẹ, đôi khi chỉ là những dấu chấm trên trang giấy. Kiểu chữ viết này thường biểu hiện cho tính vội vàng và cẩu thả, mặc dù cũng có các biến thể khác.

  1. 1

    Hiểu về giám định chữ viết trong ngành tòa án. Lĩnh vực này đôi khi bị nhầm với thuật xem tướng chữ, đặc biệt là ở châu Âu, nơi mà phương pháp này được dùng nhiều hơn tại tòa. Phương pháp giám định chữ viết đôi khi có thể tiết lộ những manh mối nhỏ về độ tuổi và giới tính, nhưng không nhằm mục đích xác định tính cách của người viết.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Mục đích chính của phương pháp này là để xác định sự giả mạo và so sánh chữ viết của người bị tình nghi với chữ viết trên thư tống tiền hoặc các bằng chứng khác.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Lấy mẫu chữ viết. Mọi mẫu chữ viết phải được tự nguyện viết ra với cùng một loại giấy và mực. Với bài thực hành phân tích chữ đầu tiên, bạn hãy yêu cầu một nhóm bạn viết cùng một đoạn văn bản dài, mỗi người viết hai lần trên hai trang giấy riêng. Khi họ đã viết xong, bạn hãy xáo tất cả các tờ giấy lên và dùng kỹ thuật sau đây để ghép lại đúng từng cặp.

    • Các chuyên viên điều tra tội phạm thường sử dụng ít nhất ba bản sao của một bức thư đầy đủ, hoặc trên 20 bản sao chữ ký.

  3. 3

    Đầu tiên cần nhìn vào những chỗ khác biệt. Một sai lầm phổ biến là người ta thường đi tìm sự tương đồng giữa các mẫu chữ và kết luận rằng chúng thuộc về cùng một người viết và không xem xét nữa. Bạn hãy tự thách thức mình phát hiện ra sự khác biệt trước, sau đó chuyển sang những điểm tương đồng.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ghi nhớ điều này và tiếp tục tìm kiếm những điểm cần tìm.

  4. 4

    So sánh độ thẳng hàng. Nhìn vào dòng kẻ hoặc dùng thước đặt dưới dòng chữ viết nếu trên giấy không có dòng kẻ. Nhiều người có xu hướng viết bên trên hoặc dưới dòng kẻ. Có người viết ngay hàng thẳng lối, có người lại viết xiên xẹo hoặc nhấp nhô lên xuống.

  5. 5

    Đo khoảng cách giữa các chữ cái. Công việc này phải tỉ mỉ hơn nhưng cũng khách quan hơn phần lớn các kiểu so sánh khác. Bạn hãy lấy thước có kẻ vạch mi-li-mét và đo khoảng cách giữa các chữ cái hoặc các từ. Sự khác biệt lớn về khoảng cách có thể biểu thị cho những người viết khác nhau. Điều này đặc biệt có nhiều khả năng đúng nếu một mẫu chữ có các nét bút nối giữa các từ, còn ở mẫu kia các từ cách nhau bằng khoảng trống.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Kiểm tra độ cao tương đối giữa các chữ cái. Người đó viết các chữ l hoặc k cao hơn các chữ khác hay viết thấp xuống bằng với các chữ khác? Đặc điểm này nhất quán hơn đặc điểm về độ rộng của các nét vòng hoặc độ nghiêng của các chữ cái.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    So sánh hình dạng của các chữ cái. Có hàng chục các nét cong, nét vòng, nét nối và đuôi chữ cái có thể giúp phân biệt người viết. Nếu không học một khóa chính thức, cách tốt nhất để bạn biết điều này là nghiên cứu một đoạn chữ viết dài, sau đó so sánh với mẫu chữ của một người khác. Sau đây là vài ví dụ có thể giúp bạn bắt đầu:

    • Không ai viết như máy đánh chữ được. Bạn hãy xem xét các phiên bản khác nhau của một chữ viết trong cùng một mẫu để tìm ra kiểu khác biệt nào là không đáng để lấy ra phân tích. Ví dụ, nếu ai đó viết hai chữ b mà một chữ thì có nét vòng to tròn, một chữ lại có nét vòng mỏng, vậy thì bạn không thể dựa vào hình dạng chữ đó để nhận dạng.
    • Bây giờ bạn hãy tìm những đặc điểm giống nhau mỗi khi nó xuất hiện. Ví dụ, trong chữ viết tay, người ta có thể viết chữ I hoa với một nét sổ dọc hoặc một nét dọc với hai nét ngang ở hai đầu. Hiếm khi thấy một người viết sử dụng hơn một cách viết.

  8. 8

    Tìm chữ ký giả mạo. Nếu muốn làm một bài tập khác, bạn có thể nhờ bạn bè thử bắt chước chữ ký của nhau và xếp chung với chữ ký thật. Sau đây là vài dấu hiệu nhận biết:[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chữ ký giả phải viết chậm để mô phỏng chữ ký thật. Điều này có thể dẫn đến các nét bút hơi run [các đường lượn sóng] và các nét đậm hay nét thanh đều đặn [chữ ký thật thường có những nét thanh nét đậm khác nhau khi tốc độ viết thay đổi].
    • Nếu chữ ký giả có vẻ ngập ngừng hoặc đứt quãng, bạn có thể thấy đốm mực lem hoặc nét bút nhấc lên [những khoảng trống nhỏ trong chữ ký]. Những đặc điểm này đặc biệt thường thấy ở đầu và cuối chữ ký, hoặc ở giữa các chữ cái.
    • Thử tự ký chữ ký của mình năm lần, có lẽ bạn sẽ thấy có sự sai lệch đáng kể. Nếu hai chữ ký cực kỳ giống nhau – giống đến từng nét cong và thẳng - có thể một trong hai chữ ký đó là giả.

  • Nếu chữ viết tay nghiêng ngả khắp trang giấy, người viết có lẽ đang bị căng thẳng. Trường hợp này sẽ khó phân tích chính xác.
  • Nếu bạn ấn tượng với những phỏng đoán của một người xem tướng chữ nào đó, bạn hãy ngừng lại và dành một vài giây suy nghĩ – đặc biệt nếu người đó xem lấy tiền. Liệu có phải những lời phỏng đoán của họ khớp với hầu như tất cả mọi người có cùng lứa tuổi và giới tính như bạn? Có phải thầy xem tướng dùng những từ ngữ mơ hồ khiến cho bất cứ ai cũng “dính” không?
  • Hướng dẫn này viết cho người sử dụng tiếng Anh, có thể không tương đồng lắm với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái alphabet và viết từ trái qua phải.
  • Nếu ai đó không gạch ngang chữ t hoặc chấm trên chữ i, có lẽ là họ cẩu thả hoặc viết vội.
  • Chữ viết thay đổi nhanh chóng ở những người trẻ [tuổi thiếu niên] và ở những người bị bệnh hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

  • Các loại chất gây nghiện, cả hợp pháp và bất hợp pháp, có thể tạo ra những thay đổi trong nét chữ. Điều này khiến việc phân tích chữ viết không đáng tin cậy trong những trường hợp như vậy. [Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể nói rằng ai đó đang sử dụng chất gây nghiện dựa vào chữ viết của họ, trừ khi bạn có nhiều mẫu chữ và luyện tập thật nhiều].

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 26 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 35.783 lần.

Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo

Trang này đã được đọc 35.783 lần.

Video liên quan

Chủ Đề