Nguyên nhân gây ngất sỉu

20-04-2022

Ngất hay bất tỉnh là tình trạng người bệnh mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn do giảm lưu lượng tuần hoàn não hoặc do tim không thực hiện hoạt động bơm đủ máu có oxy lên não. Bệnh nhân bị ngất sẽ hồi tỉnh sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu các nguyên nhân gây ra ngất dẫn đến chưa biết cách điều trị. Phân loại triệu chứng ngất: - Ngất phản xạ - Ngất do hạ huyết áp tư thế - Ngất do tim mạch.

Làm thế nào để chúng ta nhận biết được những dấu hiệu, nguy cơ cần phải đến Bệnh viện gần nhất và có sự can thiệp kịp thời của Đội ngũ Y Bác sĩ.

Thông tin sẽ được giải đáp trong chương trình CLB Sức khỏe Online Tháng 4/2022 thông qua cuộc trao đổi với ThS.BS. Nguyễn Thị Mộc Trân - Chuyên khoa Tim Mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Trọn bộ Video sức khỏe của CLB Sức khỏe Hoàn Mỹ: https://bit.ly/caulacbosuckhoehoanmy

Ấn "Đăng ký" để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :

https://www.youtube.com/c/BVHoanMySaiGonOfficial

Liên hệ với BV Hoàn Mỹ Sài Gòn:

Fanpage: https://www.facebook.com/HoanMySaiGon/

Website: http://hoanmysaigon.com/

Nguyên nhân gây ngất sỉu

SKĐS - Ngất xỉu xảy ra khi bạn bị mất ý thức trong một thời gian ngắn vì bộ não không nhận đủ oxy. Mặc dù ngất xỉu không phải lúc nào cũng báo hiệu rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, nhưng tốt hơn là bạn nên tìm hiểu nguyên nhân.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp:

Nguyên nhân gây ngất sỉu

Các vấn đề huyết áp

Huyết áp thấp là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngất xỉu. Một rối loạn nữa là hạ đường huyết. Bỏ bữa có thể gây giảm đường huyết và tụt huyết áp dẫn đến ngất xỉu.

Đứng lên đột ngột

Đứng lên quá đột ngột có thể khiến máu dồn xuống chân mà không tới não, do vậy khiến bạn cảm thấy muốn xỉu. Không nên đứng dậy khỏi giường hoặc chỗ ngồi một cách đột ngột mà hãy cho cơ thể một thời gian nhất định.

Stress

Cao huyết áp là “kẻ giết người” thầm lặng và là nguyên nhân khiến nhiều người bị các rối loạn sức khỏe. Bạn cần phải kiểm soát stress vì nó có thể dẫn tới nhiều rối loạn bao gồm ngất xỉu.

Xúc động

Khi gặp một tình huống gây ra những cảm xúc lẫn lộn trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy đứng không vững. Trong tình huống xúc động như vậy, huyết áp sẽ tăng, bạn sẽ bắt đầu bị đổ mồ hôi và cảm thấy muốn  xỉu.

Đói

Có những lúc bạn có thể ngất xỉu khi đã quá lâu không ăn và điều này xảy ra vì thiếu “nhiên liệu” cho não hoạt động.

Nhịp tim không đều

Đây là loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim, có thể khiến bạn cảm thấy không đứng vững. Bất thường này có thể xảy ra khi có sự gián đoạn lưu thông máu bình thường tới não. Sự gián đoạn này khiến bạn có nguy cơ bị cục máu đông và đột quỵ.

Dấu hiệu đầu tiên của mang thai

Cảm thấy ngất xỉu có thể là dấu hiệu sớm của mang thai. Nếu bạn đang mong điều này, hãy thử thai tại nhà hoặc làm xét nghiệm máu ở bệnh viện có uy tín.


1. Ngất là gì?

Ngất là tình trạng mất ý thức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó có thể tự phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn. Ngất là một tình trạng khá phổ biến. Cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh này vào một thời điểm nào đó trong đời. Nhiều trường hợp, ngất không quá đáng lo, nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây ngất?

Ngất xảy ra khi não tạm thời không nhận đủ máu. Một trong những lý do phổ biến nhất do phản xạ thần kinh phế vị hay còn gọi là thần kinh phó giao cảm.. Nếu bạn bị ngất do phản xạ này, cơ thể của bạn có phản ứng trong đó tim đập quá chậm hoặc mạch máu giãn nở (hoặc cả hai). Điều này có thể xảy ra vì nhiều loại lý do khác nhau:

  • Bị căng thẳng vì sợ hãi hoặc đau đớn (ví dụ: vì họ bị thương hoặc bị lấy máu xét nghiệm)
  • Đứng quá lâu hoặc quá mệt hoặc quá nóng
  • Có phản ứng bất thường với việc đi tiểu, ho hoặc các chức năng khác của cơ thể

Đôi khi ngất do phản xạ phế vị xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Một người cũng có thể bị ngất không phải do phản xạ phó giao cảm. Điều này có thể xảy ra do các vấn đề sau:

  • Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm do hoạt động điện của tim có vấn đề hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Một thứ gì đó chặn dòng chảy của máu trong tim. Điều này có thể xảy ra ở những người có tình trạng gọi là “hẹp eo động mạch chủ” (bệnh van tim) hoặc “bệnh cơ tim phì đại” (bệnh cơ tim).
  • Huyết áp của bạn giảm khi bạn đứng hoặc ngồi lên. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn:
    • Không uống đủ nước
    • Dùng một số loại thuốc làm giảm huyết áp của bạn
    • Uống quá nhiều rượu
    • Mất nhiều máu (ví dụ, nếu bạn bị thương)
    • Có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến huyết áp của bạn

3. Ngất có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp nó không nguy hiểm. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bị ngã và bị thương khi ngất xỉu. Nó cũng có thể nguy hiểm nếu bạn bị ngất khi đang lái xe. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu lái xe trở lại sau khi bạn bị ngất.

4. Tôi có nên gặp bác sĩ không?

Có. Bất kỳ ai bị ngất nên đến gặp bác sĩ. Hầu hết các trường hợp ngất không nghiêm trọng. Nhưng mọi người có thể bị thương khi họ ngất xỉu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngất là do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị. Biết được nguyên nhân khiến bạn ngất xỉu có thể giúp bạn ngăn chặn điều đó xảy ra lần nữa.

Nói với bác sĩ của bạn những gì đã xảy ra trước, trong và sau khi bạn bị ngất. Nếu ai đó ở bên bạn khi bạn ngất xỉu, người đó có thể cho bạn biết chuyện gì đã xảy ra. Thông tin sau rất hữu ích:

  • Bạn đã làm gì trước khi bất tỉnh?
  • Bạn cảm thấy thế nào trước khi bị ngất?
  • Bạn đã ngất bao lâu?
  • Bạn hồi phục như thế nào?
  • Có tiền sử ngất xỉu trước đây không?
  • Danh sách các loại thuốc bạn dùng
  • Bất kỳ tình trạng bệnh nào bạn có thể mắc phải

Bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn một số câu hỏi và tiến hành kiểm tra. Trong khi khám, bác sĩ có thể:

  • Kiểm tra huyết áp và nhịp tim khi bạn nằm, ngồi hoặc đứng
  • Nghe tim để kiểm tra xem có vấn đề gì xảy ra với van tim của bạn không

5. Tôi có cần xét nghiệm không?

Có. Bác sĩ của bạn sẽ làm một xét nghiệm

Đo điện tim

Siêu âm tim

Xoa xoang cảnh (hình 1)- Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ ấn vào mạch máu ở cổ của bạn (hình 3) trong khi xem điện tâm đồ của bạn. Điều này có thể cho thấy nếu mạch máu của bạn quá nhạy cảm với áp lực.

Máy theo dõi nhịp tim tại nhà trong 24 giờ (hình 2)

Trắc nghiệm gắng sức

Nghiệm pháp bàn nghiêng (hình 3)

Nguyên nhân gây ngất sỉu
Hình 1: Vị trí xoang cảnh (Carotid sinus)
Nguyên nhân gây ngất sỉu
Hình 2: Máy theo dõi điện tim 24 giờ
Nguyên nhân gây ngất sỉu
Hình 3: Nghiệm pháp bàn nghiêng

6. Ngất có thể ngăn ngừa được không?

Bạn có thể giảm nguy cơ ngất xỉu lần nữa nếu bạn:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ngất của bạn:
  • Nếu một hoạt động hoặc tình trạng nào đó khiến bạn bị ngất, bạn có thể cố gắng tránh nó.
  • Nếu một loại thuốc gây ngất cho bạn, bác sĩ có thể giúp bạn tìm một giải pháp thay thế.
  • Nếu ngất do bệnh lý tim mạch, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị.
  • Nằm xuống, gác chân lên khi bạn có cảm giác như sắp ngất.

7. Ngất được điều trị như thế nào?

Điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ngất của bạn. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị chủ yếu là tránh các tình huống gây ngất.

Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, có thể cần điều trị khác. Ví dụ, bạn có thể cần một máy tạo nhịp tim nếu tim đập quá chậm và điều này gây ra ngất. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được đặt dưới da của bạn. Chúng giúp tim đập ở tốc độ bình thường

8. Nếu con tôi ngất xỉu thì sao?

Nếu trẻ bị ngất xỉu, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Hầu hết các trường hợp ngất ở trẻ em không nghiêm trọng. Thường chúng được gây ra bởi ngất vận mạch. Ngất cũng có thể xảy ra ở trẻ em nếu:

  • Trẻ nín thở quá lâu
  • Huyết áp của trẻ giảm khi đứng hoặc ngồi lên
  • Trẻ nuốt thuốc, ma túy hoặc rượu
  • Trẻ bị ngộ độc carbon monoxide

Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, ngất ở trẻ em có thể do tình trạng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như bệnh tim nghiêm trọng, quá nóng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng (gọi là sốc phản vệ).

Lược dịch: Ths.Bs. Nguyễn Ngô Thanh Phương – Phó khoa nội tim mạch 1

(Nguồn Uptodate)