Nguyên nhân mọc mụn trứng cá

Mụn trứng cá rất hay gặp ở nam và nữ trong thời gian tuổi dậy thì.. Vậy mụn trứng cá là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân gây nên và các cách điều trị cũng như phòng ngừa như thế nào… Tất cả các câu hỏi thắc mắc sẽ được phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ qua bài viết sau đây

1/ Mụn trứng cá là gì

Mụn trứng cá là rối loạn mạn tính phổ biến của nang lông và tuyến bã, trong đó nang lông bị giãn nở, tắc nghẽn và viêm. Cả nam và nữ đều có nguy cơ có mụn trứng cá. Thường gặp ở người DA NHỜN, phổ biến ở THANH THIẾU NIÊN và THANH NIÊN.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.

Nguyên nhân mọc mụn trứng cá

2/ Ai dễ bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ vị thành niên và giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên đôi khi người lớn, đặc biệt là phụ nữ, vẫn có thể bị mụn.

3/ Yếu tố gây mụn trứng cá

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ gây mụn trứng cá gồm:

– Bệnh buồng trứng đa nang.

– Sử dụng thuốc steroid, hormon,…

– Lạm dụng mỹ phẩm.

– Ô nhiễm môi trường.

– Chế độ ăn hằng ngày chứa nhiều thành phần từ sữa và đường.

Mụn trứng cá hay gặp ở mặt, ngực và lưng: mụn đầu trắng, mụn đầu đen; Sẩn viêm và mụn mủ; Nặn mụn có nang và nốt; Hồng ban sau viêm; hồng ban do viêm, tăng sắc tố và sẹo.

Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn điều trị thuốc bôi tại chỗ hay kết hợp giữa thuốc bôi tại chỗ với thuốc toàn thân,

4/ Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Hormone Testosteron ở cả nam và nữ tăng trong quá trình dậy thì và kích thích tuyến dầu ở da. Ở thanh thiếu niên, tuyến nhờn bắt đầu tiết ra nhiều dầu khiến cho da bị nhờn, nhưng ở một số người lượng dầu này bị chặn bởi lỗ chân lông mở.

Vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm bít các lỗ chân lông này. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Nam thường có da dầu nhiều hơn nữ và bị mụn nặng hơn.

Nguyên nhân mọc mụn trứng cá

5/ Các cách phòng ngừa

+ Tránh các yếu tố khởi động kích thích làm nặng thêm như căng thẳng, thức khuya, ăn uống theo chế độ giảm tinh bột, đường, sữa và chất béo.

+ Tẩy trang và rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm.

+ Hạn chế dụng thuốc thoa có corticoides vùng dễ bị mụn và thuốc uống có chứa corticoides.

+ Tránh sờ tay lên mặt và và nặn mụn để tránh nhiễm trùng và sẹo mụn.

6/ Điều trị mụn trứng cá

+ Đối với mụn trứng cá nhẹ (mụn đầu trắng, mun đầu đen hoặc mụn đỏ nhỏ), những phương pháp trị mụn gồm:

  • Rửa mặt nhẹ với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, độ pH thấp như Centaphil.
  • Bôi kem chứa benzoyl peroxide (như Oxy 10).
  • Bôi kem chứa salicylic acid (như Sastid hoặc Acnes).

+ Điều trị sớm cho bệnh nhân để giảm các yếu tố nguy cơ gây sẹo mụn.

+ Điều trị mụn và chăm sóc da tại những cơ sở có uy tín, chất lượng.

Điều trị mụn cần nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và mất tự tin thì bạn nên đi khám và điều trị lâu dài tại các bác sĩ da liễu uy tín. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ.

….

Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn đầy đủ hơn các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám Pasteur Đà Nẵng để được bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích

Trứng cá thông thường là sự hình thành của sẩn comedone, sẩn, mụn mủ, cục hoặc nang do tắc nghẽn và viêm của các đơn vị nang lông tuyến bã (nang lông và kèm theo tuyến bã). Mụn trứng cá thường bị ở trên mặt và thân trên. Nó thường ảnh hưởng nhiều nhất đến thanh thiếu niên. Chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Việc điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng có thể dùng thuốc tại chỗ và toàn thân nhằm giảm sản sinh bã, giảm hình thành nhân mụn, giảm viêm, giảm lượng vi khuẩn và bình thường quá trình sừng hóa.

Mụn trứng cá là bệnh da phổ biến nhất ở Mỹ và ảnh hưởng đến 80% dân số ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Mụn xuất hiện thông qua sự tương tác của 4 yếu tố chính:

  • Sản xuất quá nhiều chất bã nhờn

  • Bít tắc nang lông bởi chất bã và tế bào sừng

  • Tình trạng cư trú ở nang lông của Cutibacterium acnes (trước đây là Propionibacterium acnes), một vi khuẩn kỵ khí bình thường của con người

  • Giải phóng các chất trung gian gây viêm

Trứng cá có thể được phân loại là

  • Không viêm: Đặc trưng bởi nhân mụn

  • Viêm: Đặc trưng bởi sẹo, mụn mủ, nốt sần, và nang

Nhân mụn là những sự tắc nghẽn chất bã ở trong nang lông. Chúng được gọi là mở hoặc đóng tùy thuộc vào việc nang lông được mở rộng hay đóng trên bề mặt da. Nút sừng được dễ dàng đẩy ra từ nhân mở nhưng rất khó để loại bỏ khỏi nhân đóng. Các nhân đóng là những tổn thương tiền thân cho mụn trứng cá viêm.

Sẩn và mụn mủ xảy ra khi C. acnes tạo thành các nhân đóng, phá vỡ bã nhờn thành các axit béo tự do gây kích thích biểu mô nang lông và gây ra đáp ứng viêm bởi các bạch cầu trung tính và lympho bào, làm phá vỡ biểu mô. Các nang viêm vỡ vào lớp hạ bì (đôi khi kết tủa bởi thao tác vật lý hoặc chà sát mạnh) gây ra một phản ứng viêm tại chỗ mạnh hơn, tạo ra các sẩn. Nếu viêm nặng, mụn mủ có thể xuất hiện.

Cục và nang là những biểu hiện khác của mụn trứng cá viêm. Cục là tổn thương sâu hơn có thể có > 1 nang lông, và nang là tập trung của các cục lơn.

Các yếu tố khởi phát thường gặp là

  • Tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, sự tăng trưởng của androgen kích thích sự sản xuất bã và sự phát triển quá mức của tế bào sừng.

Các yếu tố khởi phát khác bao gồm

  • Thay đổi nội tiết xảy ra khi có thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt

  • Mỹ phẩm gây bít tắc, chất tẩy rửa, kem dưỡng da, và quần áo

  • Độ ẩm cao và đổ mồ hôi

Các mối liên quan giữa mức độ nặng của trứng cá và rửa mặt không đầy đủ, thủ dâm và tình dục là không có căn cứ. Một số nghiên cứu gợi ý có thể liên quan đến các sản phẩm sữa và chế độ ăn có glycemic cao. Ánh sáng mặt trời có tác dụng chống viêm làm trứng cá có thể giảm đi vào những tháng hè. Cần nghiên cứu thêm các mối liên quan giữa trứng cá và tăng insulin. Một số loại thuốc (ví dụ, corticosteroid, lithium, phenytoin, isoniazid) làm trầm trọng thêm trứng cá hoặc gây ra hồng ban nhiễm sắc dạng trứng cá.

Các triệu chứng và dấu hiệu của mụn trứng cá thông thường

Các tổn thương da và sẹo gây ra có thể là nguyên nhân gây ra những căng thẳng tinh thần đáng kể. Cục và nang có thể gây đau. Các thương tổn thường cùng tồn tại ở các giai đoạn khác nhau.

Nhân mụn biểu hiện là mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Mụn đầu trắng (nhân kín) là các tổn thương có màu da hoặc màu trắng có đường kính từ 1 đến 3 mm; Mụn đầu đen (nhân mở) có hình dạng tương tự nhưng với một trung tâm thẫm màu.

Sẩn và mụn bọc là tổn thương màu đỏ có đường kính từ 2 đến 5 mm. Sẩn tương đối sâu. mụn mủ thường nông hơn

Trứng cá bọc là dạng nặng nhất của mụn trứng cá, ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ. Bệnh nhân có áp xe, các xoang rò mủ, mụn rò mủ, sẹo lồi và sẹo phì đại. Phía lưng và ngực thường bị tổn thương nặng. Cánh tay, bụng, mông, và thậm chí da đầu có thể bị ảnh hưởng.

Trứng cá tối cấp là thương tổn cấp tính, sốt, mụn trứng cá loét, đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của thương tổn áp xe rồi đến hoại tử xuất huyết. Tăng bạch cầu và sưng đau khớp cũng có thể gặp.

Viêm da mủ vùng mặt (còn được gọi là trứng cá đỏ tối cấp) xuất hiện đột ngột trên mặt của phụ nữ trẻ. Nó có thể tương tự như trứng cá tổi cấp. Phản ứng bao gồm các mảng hồng ban và mụn mủ ở cằm, má và trán. Sẩn và cục có thể phát triển và hợp lại.

  • Đánh giá cho các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh (ví dụ, hormone, hóa chất, hoặc liên quan đến thuốc)

  • Xác định mức độ bệnh (nhẹ, trung bình, nặng)

  • Đánh giá tác động tâm lý xã hội

Chẩn đoán trứng cá qua thăm khám.

Nguyên nhân mọc mụn trứng cá

Trứng cá có mức độ nghiêm trọng thường xảy ra tự phát từ những năm đầu hoặc giữa 20 -29 tuổi, nhưng phần lớn bệnh nhân, thường là phụ nữ, có thể bị trứng cá vào 40 - 49 tuổi; các phương án điều trị có thể bị giới hạn do sinh con. Nhiều người lớn đôi khi phát triển các tổn thương trứng cá nhẹ và riêng biệt. Trứng cá không viêm và viêm nhẹ thường lành mà không có vết sẹo. trứng cá viêm trung bình đên nặng thường để lại sẹo. Sẹo không chỉ là ảnh hưởng thể chất; Trứng cá có thể gây ảnh hưởng tâm lý nhiều cho thanh thiếu niên, mụn trứng cá có thể gây khó khăn thêm cho cuộc sống cá nhân. Hỗ trợ tư vấn cho bệnh nhân và cha mẹ có thể được chỉ định trong trường hợp nặng.

  • Nhân mụn: Tretinoin tại chỗ

  • Trứng cá viêm nhẹ: Retinoid tại chỗ đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh tại chỗ, benzoyl peroxide, hoặc cả hai

  • Trứng cá ở mức độ trung bình: Kháng sinh uống với bôi tại chỗ như đối với mụn trứng cá nhẹ

  • Trứng cá nặng: isotretinoin uống: Isotretinoin uống

  • Trứng cá dạng nang tiêm Triamcinolone nội tổn thương

Điều quan trọng là điều trị trứng cá để giảm mức độ bệnh, sẹo và ức chế về tâm lý.

Các vùng bị thương tổn phải được làm sạch 1 hoặc 2 lần/ngày, nhưng việc rửa nhiều, sử dụng xà phòng kháng khuẩn và chà xát sẽ không làm tăng thêm lợi ích.

Các chất tẩy như sulphur, axit salicylic, axit glycolic, và resorcinol có thể là chất hỗ trợ hữu ích.

Thuốc tránh thai uống có hiệu quả trong điều trị trứng cá viêm và không viêm và spironolactone (bắt đầu từ 50 mg uống một lần/ngày, tăng lên 100 đến 150 mg [tối đa 200 mg] uống một lần/ngày sau một vài tháng nếu cần) là một loại kháng androgen khác đôi khi hữu ích ở phụ nữ.

Các liệu pháp ánh sáng khác nhau, có và không có chất nhạy cảm ánh sáng, đã được sử dụng hiệu quả, chủ yếu là để điều trị mụn viêm.

Việc điều trị cần liên quan đến việc giáo dục bệnh nhân và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bệnh nhân thực tế Thất bại trong điều trị thường là do thiếu tuân thủ kế hoạch và cũng như thiếu sự theo dõi. Có thể cần phải hội chẩn với chuyên gia nếu cần.

Tác động của các loại thuốc trong điều trị trứng cá

Nguyên nhân mọc mụn trứng cá

Điều trị trứng cá nhẹ trong 6 tuần hoặc cho đến khi tổn thương đáp ứng. Cần điều trị duy trì để kiểm soát bệnh.

Đơn trị liệu để điều trị nhân mụn trứng cá. Nếu dung nạp tretinoin tại chỗ thì dùng để điều trị duy trì nhân mụn. Gel adapalene hàng ngày, kem hoặc gel tazarotene, kem axit azelaic và axit glycolic hoặc salicylic là những lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không thể dung nạp được tretinoin tại chỗ. Tác dụng phụ bao gồm hồng ban, bỏng rát, châm chích và bong da. Adapalen và tazarotene là retinoid; giống như tretinoin, chúng có thể gây kích ứng và nhạy cảm với ánh sáng. Axit Azelaic có đặc tính kháng khuẩn và tiêu nhân mụn bằng một cơ chế không liên quan và có thể phối hợp với retinoid.

Liệu pháp kép (ví dụ, phối hợp tretinoin với benzoyl peroxide, kháng sinh tại chỗ, hoặc cả hai) nên được sử dụng để điều trị trứng cá (viêm) nhẹ. Thuốc kháng sinh tại chỗ là erythromycin hoặc clindamycin. Kết hợp benzoyl peroxit với những kháng sinh này có thể giúp hạn chế sự phát triển của kháng thuốc. Axit glycolic có thể được sử dụng thay thế hoặc phối hợp với tretinoin nhưng không còn được sử dụng phổ biến. Các phương pháp điều trị không có tác dụng phụ đáng kể ngoài việc khô và kích ứng (và phản ứng dị ứng hiếm gặp với benzoyl peroxide).

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị tại chỗ thì loại bỏ nhân mụn bằng cơ học như trích nhân mụn. Lấy bỏ nhân mụn có thể được thực hiện bởi bác sĩ, y tá, hoặc trợ lý bác sĩ. Đầu cuối của dụng cụ lấy nhân mụn giống như một lưỡi lê hoặc lưỡi lê để chọc vào mụn nhân đóng. Đầu kia gây áp lực để trích nhân mụn.

Kháng sinh uống (ví dụ, tetracycline, minocycline, doxycycline, erythromycin) có thể được sử dụng khi tổn thương lan rộng mà không thể dùng thuốc tại chỗ.

Điều trị kháng sinh toàn thân là cách tốt nhất để điều trị trứng cá ở mức độ vừa phải. Thuốc kháng sinh hiệu quả cho trứng cá bao gồm tetracycline,minocycline, erythromycin, doxycycline và sarecycline. Hiệu quả tối đa khi điều trị 12 tuần.

Điều trị tại chỗ như đối với trứng cá nhẹ thường được sử dụng đồng thời với thuốc kháng sinh đường uống.

Doxycycline và minocycline là những thuốc điều trị bậc một; cả hai đều có thể dùng chung với thức ăn. Tetracycline cũng là một lựa chọn đầu tiên tốt, nhưng không thể dùng chung với thực phẩm và có hiệu quả thấp hơn doxycycline và minocycline. Liều Doxycycline và minocycline là 50 đến 100 mg uống 2 lần/ngày Doxycycline có thể gây nhạy cảm với ánh sáng, và minocycline có thể có nhiều tác dụng phụ khi dùng lâu dài, bao gồm lupus do thuốc và tăng sắc tố do thuốc. Liều lượng tetracycline là 250 hoặc 500 mg, uống 2 lần/ngày giữa các bữa ăn. Để giảm tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì sau khi kiểm soát được tổn thương (thường từ 2 đến 3 tháng) duy trì kháng sinh bằng liều càng thấp càng tốt. Sarecycline là một loại kháng sinh tetracycline mới. Liều lượng theo cân nặng: 33 đến 54 kg, 60 mg uống một lần/ngày; 55 đến 84 kg, 100 mg uống một lần/ngày; và 85 đến 136 kg, 150 mg uống một lần/ngày. Nếu điều trị tại chỗ kiểm soát bệnh tốt có thể dừng kháng sinh.

Erythromycin và azithromycin là một lựa chọn khác, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và kháng thuốc kháng sinh xuất hiện thường xuyên hơn. Một số bác sĩ cũng sử dụng trimethoprim/sulfamethoxazole, nhưng kháng thuốc có thể phát triển và sự kết hợp này có thể gây ra phản ứng bất lợi thuốc.

Việc sử dụng kháng sinh lâu dài có thể gây ra một bệnh viêm nang lông mụn mủ quanh mũi và giữa mặt. Sau khi dừng thuốc kháng sinh đường uống, các nhiễm khuẩn hiếm gặp có thể khó điều trị và tốt nhất là điều trị bằng isotretinoin uống. Ampicillin là một phương pháp điều trị thay thế cho viêm nang lông do vi khuẩn gram âm. Ở phụ nữ, sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây viêm âm đạo do candida; nếu liệu pháp tại chỗ và toàn thân không điều trị hết được vấn đề này thì phải ngừng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá.

Nếu bệnh nhân là phụ nữ và không đáp ứng với thuốc kháng sinh đường uống, có thể xem xét dùng thử thuốc kháng androgen (thuốc ngừa thai và/hoặc spironolactone).

Isotretinoin uống là phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình mà kháng kháng sinh và đối với những người bị mụn trứng cá nặng. Liều dùng isotretinoin thường là 1 mg/kg, 1 lần/ngày trong 16 đến 20 tuần, nhưng liều có thể tăng lên 2 mg/kg, 1 lần/ngày. Nếu tác dụng phụ ở mức không dung nạp, có thể giảm liều xuống còn 0,5 mg/kg một lần/ngày. Sau khi điều trị, mụn có thể tiếp tục cải thiện.

Công thức máu, xét nghiệm về gan, nồng độ triglyceride và cholesterol nên được xác định trước khi điều trị. Các xét nghiệm cần được đánh giá lại sau 4 tuần điều trị, trừ khi các triệu chứng bất thường được ghi nhận, không cần phải lặp lại cho đến khi kết thúc điều trị. Hiếm khi dừng thuốc do triglycerides tăng quá cao. Chức năng gan ít khi bị ảnh hưởng. Do isotretinoin gây quái thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ được thông báo rằng họ phải sử dụng 2 phương pháp ngừa thai trong vòng 1 tháng trước khi điều trị, trong khi điều trị và trong ít nhất 1 tháng sau khi ngừng điều trị. Xét nghiệm thử thai nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị và hàng tháng cho đến 1 tháng sau khi ngừng điều trị.

Tiêm nội tổn thương 0,1 mL dung dịch triamcinolone acetonide 2,5 mg/mL (pha loãng 10 mg/mL) được chỉ định cho những bệnh nhân có mụn trứng cá dạng nang (cystic) để cải thiện lâm sàng nhanh và giảm sẹo. Teo da tại chỗ có thể xảy ra nhưng thường là thoáng qua. Rạch và dẫn lưu các thương tổn đơn độc, tổn thương ướt thường có lợi nhưng có thể dẫn đến sẹo còn sót lại.

Viêm da mủ vùng mặt được điều trị bằng corticosteroid đường uống và isotretinoin.

Trứng cá tối cấp thường được điều trị bằng corticosteroid đường uống và kháng sinh toàn thân.

Trứng cá bọc được điều trị với isotretinoin đường uống và corticosteroid toàn thân nếu nặng và nếu kháng sinh toàn thân thất bại.

Thuốc kháng androgen được chỉ định điều trị trứng cá do các bất thường nội tiết (ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang, u tuyến thượng thận ở nữ giới). Spironolactone, có tác dụng kháng androgen, đôi khi được dùng để điều trị mụn trứng cá với liều 50 đến 150 mg (tối đa 200 mg) uống mỗi ngày một lần. Cyproterone acetate được sử dụng ở Châu Âu. Khi các biện pháp khác thất bại, một biện pháp tránh thai có chứa estrogen/progesterone có thể được thử; cần trị liệu 6 tháng để đánh giá hiệu quả.

Những vết sẹo nhỏ có thể được điều trị bằng lột hóa chất, tái tạo da bằng laser, hoặc làm mờ sẹo. Tổn thương sâu hơn, rải rác có thể tác được cắt bỏ Tổn thương sâu hơn, rải rác có thể tác được cắt bỏ với sẹo lõm nông, lan tỏa có thể được điều trị bằng tách sẹo hoặc tiêm collagen hoặc chất bổ sung khác. Chất làm đầy, bao gồm cả collagen, axit hyaluronic, và polymethylmethacrylate, là tạm thời và phải được lặp lại định kỳ.

  • 2. Bienenfeld A, Nagler AR, Orlow SJ: Oral Antibacterial Therapy for Acne Vulgaris: An evidence-based review. Am J Clin Dermatol 18(4):469-490, 2017. doi: 10.1007/s40257-017-0267-z

  • 3. Hebert A, Thiboutot D, Stein Gold L, et al: Efficacy and safety of topical clascoterone cream, 1%, for treatment in patients with facial acne: Two phase 3 randomized clinical trials. JAMA Dermatol 156(6):621–630, 2020. doi:10.1001/jamadermatol.2020.0465

  • 4. Blasiak RC, Stamey CR, Burkhart CN, et al: High-dose isotretinoin treatment and the rate of retrial, relapse, and adverse effects in patients with acne vulgaris. JAMA Dermatol 149(12):1392–1398, 2013. doi: 10.1001/jamadermatol.2013.6746

  • 5. Lee SY, Jamal MM, Nguyen ET, et al: Does exposure to isotretinoin increase the risk for the development of inflammatory bowel disease? A meta-analysis. Eur J Gastroenterol Hepatol 28(2):210–216, 2016. doi: 10.1097/MEG.0000000000000496

Sau đây là một nguồn bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  • Nếu không có viêm, trứng cá có đặc trưng là comedones, và nếu viêm, là sẩn, mụn mủ, cục và nang.

  • Mụn trứng cá nhẹ và trung bình thường lành mà không có vết sẹo trong độ tuổi từ 20 đến 29.

  • Khuyến cáo bệnh nhân tránh các yếu tố khởi phát bệnh (ví dụ, mỹ phẩm và quần áo gây bít tắc, chất tẩy rửa, kem dưỡng da, độ ẩm cao, một số loại thuốc và hoá chất, các sản phẩn hoặc chế độ ăn có lượng sữa cao hoặc glycemic cao).

  • Xem xét ảnh hưởng của mụn trứng cá lên tinh thần và thể chất.

  • Kê các thuốc bạt sừng tại chỗ (như tretinoin) với mụn viêm, benzoyl peroxide, kháng sinh tại chỗ, hoặc cả hai.

  • Chỉ định một loại kháng sinh đường uống cho trứng cá mức độ trung bình và isotretinoin cho trứng cá nặng.

  • Điều trị trứng cá dạng nang với tiêm triamcinolone với các tổn thương cấp tính.

Mụn trứng cá là hiện tượng gì?

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu dễ gặp hình thành khi da bị vi khuẩn P. acnes tấn công, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm nhiễm. Mụn trứng cá không quá nguy hiểm, tuy nhiên bạn cần tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách để hạn chế tối đa những biến chứng có hại cho da.

4 nguyên nhân gây ra mụn là gì?

Bốn nguyên nhân chính gây ra mụn bao gồm: da tiết nhờn quá nhiều, tắc nghẽn nang lông do dầu và tế bào chết; da bị nhiễm khuẩn; viêm da; chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm.

Tại sao lại bị mọc mụn ở mũi?

Lỗ chân lông khi tiết ra quá nhiều bã nhờn, kết hợp với da chết, bụi bẩn hoặc vi khuẩn sẽ làm hình thành mụn. Mũi đặc biệt dễ bị mụn vì lỗ chân lông ở mũi thường to hơn so với những khu vực khác. Vị trí xuất hiện mụn trên mũi cũng có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của bạn.

Mụn trứng cá trên mặt nói lên điều gì?

Mụn trứng cá thường liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. Một số hormone làm cho da tiết bã nhờn nhiều hơn so với bình thường bên cạnh các nang lông trên da (bã nhờn bất thường).