Nguyễn phước nguyên là ai

Hồ sơ tên đường

07:32, 21/11/2011 [GMT+7]

Nguyễn Phước Chu, còn gọi là Nguyễn Phúc Chu [1674 – 1725] là vị chúa thứ 6 của đời Nguyễn, người đương thời gọi là Quốc Chúa. Ngoài việc lo sửa sang chính trị, mở các khoa thi để kén chọn nhân tài, ông còn có công quan trọng trong việc mở rộng thêm bờ cõi nước ta về phía Nam.


Trạm Y tế phường Hòa Hiệp Bắc nằm bên đường Nguyễn Phước Chu.

Thuở nhỏ ở trong cung, ông chăm học, tài kiêm văn võ được phong là Tả bính dinh Phó tướng, Tộ Trường Hầu. Khi chúa Anh Tông mất [1691], ông lên kế vị, triều thần tôn là Bình Chương quân quốc trọng sự Thái bảo Tộ quốc Công, đương thời gọi là Minh vương.


Ông sùng mộ Phật giáo, quy y với Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán [người Trung Quốc, được Quốc chúa mời qua Phú Xuân năm 1695 để mở Đại giới đàn], được Hòa thượng Bổn sư đặt pháp danh Hưng Long, hiệu Thiên Túng đạo nhân và khai thị: “Đạo nhà vua ở nơi việc trị nước an dân. Đạo chỉ có một nhưng địa vị mỗi người mỗi khác nhau. Nếu kẻ cai trị quốc gia hủy bỏ tất cả pháp lệnh, kỷ cương để cưỡng cầu thanh tịnh, ấy là chẳng biết thanh tịnh vậy”.


Nhận lời mời của ông, Hòa thượng Thích Đại Sán có đến Non Nước [Ngũ Hành Sơn] vãn cảnh và khi trở về có viết tập Hải Ngoại Ký Sự [Viện Đại học Huế ấn hành bản dịch năm 1963] với nhiều bài thơ ca tụng cảnh đẹp nơi này, nhất là chùa Tam Thai.


Thời ông cầm quyền, phía Bắc vẫn giữ vững biên thùy với chúa Trịnh, phía Nam ông đưa nhân dân đến các vùng đất mới phương Nam khai khẩn đất hoang sát biên giới Chân Lạp.


Năm 1693, lấy cớ vua Chiêm Thành bỏ lệ tống cống nước ta, ông sai quan Tổng binh Nguyễn Hữu Kính mang quân đi chinh phạt. Vua Chiêm là Bà Tranh bị bắt, phần đất cuối cùng của Chiêm Thành bị chiếm và được đổi thành Thuận Phủ. Năm 1694, Thuận Phủ được đổi làm Thận Thành trấn và đặt ra phủ Bình Thuận [nay là Phan Thiết] gồm có huyện Yên Phúc [Phan Rí] và huyện Hòa Ða [Phan Rang]. Kể từ đấy, nước Chiêm Thành xem như đã hoàn toàn sáp nhập vào Đại Việt.


Ðến năm 1698, ông lại cử Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chiêm Thành. Lấy xứ Ðồng Nai làm huyện Phúc Long, xứ Sài Côn [sau này là Sài Gòn] làm huyện Tân Bình; đặt Trấn Biên dinh [tức Biên Hòa ngày nay] và Phiên Trấn dinh [tức Ðịa Dinh]. Những lưu dân từ Quảng Bình trở vào, được đưa đến vùng đất mới để khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp.


Năm 1702, bọn phiêu lưu người Anh gồm 200 người trên 8 chiến thuyền do Allen Catchpole chỉ huy đến cướp phá chiếm cứ đảo Côn Lôn, xây dựng pháo đài kiên cố. Ông sai Chưởng dinh Trấn biên Trương Phước Phan đem quân đốt tan sào huyệt giặc, tịch thu rất nhiều chiến lợi phẩm.


Sau biến cố trên, ông nhìn thấy tầm quan trọng đặc biệt của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong việc quốc phòng lâu dài nên năm 1711 ra lệnh cai đội Thuyên Đức Hầu đem lính ra đo đạc Trường Sa để xác lập chủ quyền, khai thác hải sản. Như vậy trong lịch sử nhà nước Việt Nam chính Nguyễn Phước Chu là vị lãnh đạo đầu tiên có quyết định sáng suốt này từ 300 năm trước.


Ông còn là một tác gia lớn của văn học Việt Nam với khá nhiều tác phẩm thơ văn còn lưu lại. Chính ông chỉ đạo công trình kiến trúc chùa Thiên Mụ nổi tiếng đẹp nhất ở Đàng Trong. Một số văn vật như đại hồng chung, vân khánh đá, bia đá, hoành phi, câu đối… của thời này minh chứng cho đỉnh cao của kỹ thuật, nghệ thuật chạm khắc tạo hình và thư pháp của người Việt thế kỷ XVII-XVIII.


Ông có 146 người con, mất năm 1725, thọ 51 tuổi. Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiến Tông, thụy là Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng đế, đương thời gọi là Quốc Chúa. Thi hài an táng ở núi Kim Ngọc, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Ở Đà Nẵng, tên ông được đặt cho con đường dài 800m, rộng 10m, nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cổng Nhà máy Xi-măng Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, theo Nghị quyết số 28/2003/NQ/HĐND ngày 11-1-2003 của HĐND thành phố về đặt và đổi tên một số đường của Đà Nẵng.


LÊ GIA LỘC

Hồ sơ tên đường

08:01, 18/08/2012 [GMT+7]

Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ là vị chúa đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc, giới nghiên cứu sử học còn cho ông là người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa nhằm xác lập chủ quyền của nước ta trên các vùng đảo giữa Biển Đông.

 

Chúa Sãi Nguyễn Phúc [Phước] Nguyên [1563 – 1635] quê gốc làng Gia Miêu, tỉnh Thanh Hóa [nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa]; là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong, sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Tương truyền lúc thân mẫu ông mang thai, chiêm bao thấy thần nhân cho tờ giấy trên viết đầy cả chữ “Phúc”. Khi bà kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời nên đặt tên là “Phúc”. Nhưng cho rằng: nếu đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ mình nó hưởng, chi bằng lấy “Phúc” làm chữ lót thì sẽ có nhiều người trong dòng họ được hưởng hơn. Khi thế tử ra đời, bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Từ đó, nhánh họ Nguyễn đổi thành Nguyễn Phúc.

Năm 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên phá tan hai chiến thuyền của Nhật Bản vào đánh phá ở Cửa Việt [tỉnh Quảng Trị]. Chúa Tiên vui mừng khen rằng: Con ta thực là anh kiệt. Năm 29 tuổi [1602], Nguyễn Phúc Nguyên được cử vào trấn thủ dinh Quảng Nam.

Năm 1614, sau khi chúa Tiên mất, ông lên ngôi chúa, được vua Lê Kính Tông sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, gia hàm Thái bảo, tước Quận công. Sau khi lên ngôi, ông cho sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài ai nấy đều tin phục, gọi ông là Chúa Sãi.

Không chỉ giỏi tài trị nước, ông còn là người khiêm cung, biết giữ lễ. Khi nghe Trịnh Tùng chết, các con họ Trịnh tranh giành ngôi thứ, ông bảo các tướng: “Ta muốn nhân cơ hội này nổi nghĩa binh để phò vua Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc người lâm nguy là bất vũ. Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia”. Hào kiệt các nơi nghe vậy, theo về với ông rất đông, trong đó có Đào Duy Từ [1572 - 1634] - một trong những hiền tài hết lòng theo giúp ông rất đắc lực.

Trịnh Tráng, sau nhiều lần đem binh vào đánh Đàng Trong nhưng thất bại, đến năm 1629, lại muốn xâm lược miền Nam bèn sai sứ mang sắc phong vào để có cớ tiến quân. Đào Duy Từ khuyên ông rằng: “Đây là họ Trịnh mượn sắc lệnh vua Lê để nhử ta... Chi bằng hãy tạm nhận cho họ không ngờ để ta lo việc phòng thủ rồi sau dùng kế trả lại sắc, bấy giờ họ không làm gì ta được nữa”.

Năm 1630, theo kế của Đào Duy Từ, ông cho làm mâm hai đáy trả lại sắc cho vua Lê, đưa quân chiếm đóng phía Nam sông Linh Giang [sông Gianh], gấp rút xây lũy Trường Dục [lũy Thầy] tạo thành một thế vững chắc cho xứ Đàng Trong.

Ông dùng người Bồ Đào Nha để huấn luyện quân sĩ, dựng lò đúc súng ở Thuận Hóa, giao hiếu với Cao Miên [Campuchia ngày nay] bằng cách gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Miên, nhờ đó dân chúng được di cư dần vào miền Nam.

Ông được xem là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với một ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập tự chủ. Ông cũng là người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa nhằm xác lập chủ quyền trên các vùng đảo giữa Biển Đông, như khẳng định của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc [Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển] trong tham luận tại Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong Lịch sử Việt Nam diễn ra trong hai ngày 18 và 19-10-2008:

“Có đủ cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên hay chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông hết sức độc đáo là đội Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa mở đầu, khai sáng”.

Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 2,15km [ảnh], rộng 5,5m và 7,5m,  từ đường Điện Biên Phủ đến đường Trường Chinh, thuộc địa bàn phường An Khê, quận Thanh Khê, theo Nghị quyết HĐND thành phố khóa VI, ngày 12-1-2002, về đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng.

LÊ GIA LỘC

Nguyễn Phước Lan [1601 - 1648] là vị chúa Nguyễn thứ ba của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông đã cưới bà Đoàn Thị Ngọc, một thôn nữ của làng dâu tằm Chiêm Sơn, Duy Xuyên và đưa bà lên vị trí “Hiếu Chiêu hoàng hậu”, vì vậy ông chính là người rể quý của xứ Quảng!

Lăng mộ của Nguyễn Phước Lan ở Huế.

Con Chúa trở thành rể của đất Quảng

Về chuyện thế tử Nguyễn Phước [Phúc] Lan trở thành rể của Quảng Nam, sách Đại Nam liệt truyện tiền biên viết: “Năm 15 tuổi, bà [Đoàn Thị Ngọc - NV] hái dâu bên bãi, trông trăng mà hát. Bấy giờ Hy Tông Hoàng đế ta [chúa Nguyễn Phước Nguyên] đi chơi Quảng Nam, Thần Tông hoàng đế ta [chúa Nguyễn Phước Lan] đi theo hộ giá. Đêm đáp thuyền chơi trăng, đỗ thuyền ở Điện Châu câu cá, nghe tiếng hát lấy làm lạ, sai người đến hỏi, biết là con gái họ Đoàn [con Đoàn Công Nhạn], cho tiến vào hầu Chúa, được yêu chìu lắm”.

Tài liệu chính thống chỉ có vậy. Nhưng truyền thuyết dân gian lại “long lanh” hơn rất nhiều: “Vào một đêm trăng, công tử Nguyễn Phúc Lan cùng cha thả thuyền dong chơi trên dòng sông vắng, vui thú buông câu. Nhưng riêng với công tử Phúc Lan, đây là một đêm trăng được an bài của định mệnh. Mọi sự xảy ra hầu như đã được sắp đặt, bố trí của bàn tay Nguyệt lão. Vì giữa lúc canh khuya bỗng có tiếng hát véo von từ xa vọng lại. Giọng hát trong suốt như thủy tinh, nhu nhuyễn như tơ vàng vươn dài theo làn gió lụa và thoát ra từ một nương dâu yên tĩnh, bên dòng sông bạc. Âm hưởng tiếng hát có hiệu năng truyền cảm kỳ lạ khiến cho vị công tử đa tình, vừa mới nghe qua đã tin chắc rằng người hát phải là một giai nhân. Thuyền rồng vội nương dòng lá thắm, tiến tới ghé đậu ghềnh Điện Châu, và dưới bóng dâu xanh nhuộm ánh trăng vàng, quả nhiên công tử Phúc Lan đã gặp được ý trung nhân, cô con gái họ Đoàn…” [Phan Du, Quảng Nam qua các thời đại, Nxb Cổ học tùng thư, 1974, trang 124, 125].

Nguyễn Phước Lan trở thành rể của Quảng Nam từ đó. Ông là con trai thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, sinh năm 1601, mẹ là Quận chúa Mạc Thị Giai. Khi người anh trai trưởng Nguyễn Phước Kỳ mất [1831], ông được lập làm Thế tử. Năm 1635, khi chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên mất, ông lên ngôi chúa gọi là chúa Thượng hay Thượng vương, trị vì từ  1835 - 1648. Năm 1648, sau khi chiến thắng quân Trịnh, ông bị bệnh nặng, rút quân về đến phá Tam Giang thì mất, khi chỉ mới 48 tuổi.

Dưới thời chúa Nguyễn Phước Lan ở Đàng Trong có những sự kiện đáng chú ý. Năm 1636, phủ chúa được dời từ Phước Yên [Quảng Điền] về Kim Long [Hương Trà], làm cho “Khách phương xa ghé đến đây không khỏi ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ chúa và các nhà quan lại”. Năm 1646, chúa cho tổ chức hai khoa thi Chính đồ và Hoa văn, khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong.

Dưới thời ông, Đàng Trong đã đẩy lui hai cuộc tấn công của họ Trịnh vào các năm 1643 và 1648, bờ cõi được giữ vững. Nguyễn Phước Lan là người rất nhân hậu, sau chiến thắng quân Trịnh năm 1643, ông cho trả vùng đất Bắc Bố Chính cho Trịnh Tráng vì nghĩ đến “tình nghĩa lâu đời của hai họ” cũng như sau chiến thắng 1648 ông cho thả hơn 70 tướng nhà Trịnh về Bắc! Nhưng ông là người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã đem toàn bộ tù binh bắt được trong trận chiến năm 1648 vào cho định cư khai phá vùng đất từ Thăng Điện [Điện Bàn, Thăng Bình] đến Phú Yên, nhờ vậy khu vực này “dân cư đông đúc, làng mạc liền nhau, về sau sẽ thành hộ khẩu”.

Thời Nguyễn Phước Lan, người Hà Lan đã lập thương điếm buôn bán ở Hội An vào 1636, thể hiện tinh thần mở cửa hội nhập của các chúa Nguyễn diễn ra từ rất sớm. Nhưng 8 năm sau, vào năm 1644, quân chúa Nguyễn do Thế tử Nguyễn Phước Tần, Tổng trấn Quảng Nam cũng đánh tan hạm đội Hà Lan ngoài khơi Đà Nẵng làm cho “uy danh của Chúa vang lừng khắp nơi trên mặt biển”.

Sách Đại Nam thực lục viết: “Chúa đã nắm chính quyền, lấy ơn huệ vỗ về dân chúng. Bấy giờ mưa nắng thuận hòa, nước giàu dân thịnh, có cảnh tượng thái bình rực rỡ”. Tuy nhiên cuối đời ông đã trở nên hư hỏng vì sự xúi sử của một người đàn bà [Tống Thị, người sau này được một nhà văn xứ Quảng gọi là “kỳ nữ”], may là đã gượng lại được nhờ nghe theo lời can gián của quan Nội tán họ Phạm!

Biến cố ở Quảng Nam năm 1635

Dưới thời Nguyễn Phước Lan ở Quảng Nam xảy ra một biến cố quan trọng, được đánh giá là: “Giai đoạn sóng gió nhất của Dinh trấn Quảng Nam, suýt làm đảo lộn cuộc diện chính trị nước ta ở thế kỷ 17” [Phạm Đình Khiêm, Việt Nam Khảo cổ tập san, số 1 năm 1960].

Năm 1631, khi thế tử Nguyễn Phước Kỳ mất đột ngột, Nguyễn Phước Lan được đưa lên ngôi thế tử; Nguyễn Phước Anh, em trai kế của Nguyễn Phúc Lan được cử vào làm Tổng trấn Quảng Nam thay Kỳ. Nguyễn Phước Anh không hài lòng nên định mưu phản để giành ngôi thế tử, vì vậy đã bí mật tư thông với chúa Trịnh nhưng việc bất thành.

Năm 1635, chúa Nguyễn Phước Nguyên mất, theo di chúc, Nguyễn Phước Lan được triều thần đưa lên ngôi chúa. Nguyễn Phước Anh không về chịu tang cha mà sai đắp lũy Cu Đê từ núi ra đến biển để cố thủ và dàn thủy quân ở cửa biển Đà Nẵng để chống cự với quân triều đình từ Huế vào.

Phạm Đình Khiêm trong tài liệu vừa nêu, dẫn lại một tài liệu của người Hà Lan cho biết “Trấn thủ Anh dàn 36 - 48 chiếc tàu chiến án ngữ các cửa biển Đà Nẵng và Đại Chiêm, lại đích thân chỉ huy 8  đến 10 ngàn quân theo đường bộ kéo ra Đà Nẵng để chặn đánh quân triều đình” [trang 90.]

Được viên ký lục họ Phạm ở dinh Quảng Nam mật báo, lại có sự ủng hộ hết mình của chú ruột là Tường Quận công Nguyễn Phúc Khê [con út của chúa Tiên Nguyễn Hoàng], Nguyễn Phúc Lan quyết  dẹp “tình riêng” [nghĩa anh em] để lo cho “nghĩa lớn” [phép nước], đem quân vào Quảng Nam trừng trị đứa em phản nghịch.

Quân của Nguyễn Phúc Lan chia làm 3 đạo, thủy quân do Bùi Hùng Lương, Tống Triều Phương tiến vào vịnh Trà Sơn; bộ binh do Nguyễn Phước Yến, Tống Văn Hùng chỉ huy tiến đánh lũy Cu Đê. Đạo thứ ba do Dương Sơn, Nguyễn Phước Tuyên chỉ huy đi đường tắt, đánh thẳng vào Dinh trấn Thanh Chiêm. “Dương Sơn đến trước, xông vào dinh, bắt được quyển sổ gọi là “Đồng tâm hướng thuận” ghi tên họ những người trong đảng của Anh; Tuyên tiếp đến sau, phóng lửa đốt, Anh chạy trốn về ngả cửa biển Đại Chiêm định trốn sang Xiêm. Tuyên đuổi theo bắt được, đóng gông giải về Huế. Anh cùng những người trong sổ “đồng tâm” đều bị giết!” [Phan Khoang, Lịch sử Xứ Đàng Trong, Nxb Khai Trí, 1967, trang 191].

Theo Đại Nam thực lục thì khi về đến Thuận Hóa, Nguyễn Phước Anh phục xuống sân rồng kêu khóc, chúa Thượng không nỡ giết nhưng triều thần khuyên nên giết để trừ hậu hoạn, lúc đó chúa mới nghe lời.

Sau sự cố này Bùi Hùng Lương được cử vào làm Tổng trấn Quảng Nam thay vì một thế tử như lệ bất thành văn trước đây.

Video liên quan

Chủ Đề