Nguyên tắc bán bảo toàn là gì

Nguyên tắc bán bẢo toàn trong cơ chế nhân đôi của ADN là


A.

hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

B.

hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

C.

 trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

D.

trên mỗi mạch ADN con có đoạn của ADN mẹ, có đoạn được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường

Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào thời điểm nào trong chu kỳ tế bào?

ADN tự nhân đôi khi nhiễm sắc thể ở trạng thái như thế nào?

Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là

Nguyên tắc tổng hợp ADN là:

Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là:

Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:

Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

Trong một phân tử ADN thì các gen:

 Chức năng chính của ADN là:

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Trung bình: 4,52

Đánh giá: 307

Bạn đánh giá: Chưa

Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN.

Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.

* Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T [bằng 2 liên kết hiđrô], G liên kết với X [bằng 3 liên kết hiđrô] hay ngược lại.

 * Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ [mạch cũ], mạch còn lại được tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung.

      Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Cơ chế tự nhân đôi có ý nghĩa là bảo đảm duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Câu 3: Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.


Câu 3: 

  • Nguyên tắc bổ sung:
    • A trên mạch gốc liên kết với T tự do và ngược lại
    • G trên mạch gôc liên kết với X tự do và ngược lại.
  • Nguyên tắc bán bảo toàn: Trên phân tử ADN con, có 1 mạch mới được tổng hợp và 1 mạch cũ của ADN mẹ.
  • Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN: quá trình nhân đôi ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST

=> giúp cho gen được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể


Trắc nghiệm sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN [P2]

Câu hỏi: Ý nghĩa của nguyên tắc bán bảo toàn?

Trả lời:

Ý nghĩa của nguyên tắc bán bảo toàn là: Làm cho hai phân tử ADN con được tạo ra ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nguyên tắc bảo toàn và quá trình nhân đôi ADN nhé.

I. Mã di truyền

1. Khái niệm

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen [trong mạch khuôn] quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

Trong ADN chỉ có 4 loại nu [A, T, G, X] nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba [còn gọi là codon].

Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ --> mã sao là: 5’-AUG…-3’ --> mã đối mã là: UAX -->axit amin được qui định là Met

2. Đặc điểm chung

- Mã di truyền là mã bộ ba có tính đặc hiệu: cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit. Amin. Từ 4 loại nu A, T, G, X [trên gen - ADN] hoặc A, U, G, X [trên ARN] ta có thể tạo ra 43 = 64 bộ 3 khác nhau.

-Mã di truyền có tính liên tục: được đọc theo 1 chiều từ 1 điểm xác định trên mARN và liên tục từng bộ 3 Nu [không chồng lên nhau]

-Mã di truyền có tính thoái hóa [dư thừa]: có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin

-Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền như nhau

-Bộ ba mở đầu AUG: quy định axit amin Metionin ở sinh vật nhân thực và formin metionin ở sinh vật nhân sơ

-Bộ ba UAA, UAG, UGA: 3 mã kết thúc [không quy định axit amin nào]

-Vậy trong 64 bộ 3 chỉ có 61 bộ 3 qui định axit amin

II. Quá trình nhân đôi ADN

1. Vị trí

Trong nhân tế bào,ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn: trên phân tử ADN con, có 1 mạch mới được tổng hợp và 1 mạch cũ của ADN mẹ.

- Nguyên tắc bổ sung:

+ A trên mạch gốc liên kết với T tự do và ngược lại

+ G trên mạch gôc liên kết với X tự do và ngược lại.

- Nguyên tắc khuôn mẫu:các mạch ADN của mẹ làm mạch khuôn để tổng hợp mạch ADN mới [có ở nhân đôi ADN].

4. Diễn biến

* Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc ba tái bản [hình chữ Y] và để lộ ra hai mạch khuôn. Enzim tháo xoắn có 2 loại là gyraza và hêlicaza.

+ Gyraza hay còn gọi là topoisomeraza có chức năng làm duỗi thẳng phân tử ADN [chuyển ADN từ cấu trúc mạch xoắn thành ADN có cấu trúc mạch thẳng].

+ Hêlicaza là enzim làm đứt các liên kiết hiđrô và tách 2 mạch của phân tử ADN.

* Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu [nguyên tắc khuôn mẫu] tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng [đoạn Okazaki], sau nói lại nhờ Enzim nối.

* Bước 3: Hai phân tử ADN conđược tạo thành

Mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn [một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn] xoắn lại đến đó, tạo thành ADN con, trong đó có một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu [nguyên tắc bán bảo tồn].

Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo một cơ chế nhưng có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi [hay còn gọi là đơn vị tái bản].

+ Ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi.

⇒ Kết luận

Quá trình nhânđôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồnđảm bảo từ 1 ADN banđầu sau 1 lần nhânđôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề